Home » Cổ truyền, Tiêu Điểm, Văn hóa » Chữ Vạn: Biểu tượng cổ của lòng từ bi

chu vanThế giới đã biết một cách rộng rãi về chữ Vạn trong một khoảng thời gian dài trước cuộc Đại Thế chiến II, nó là biểu tượng của trí huệ và sự từ bi. Với một lịch sử khoảng 3.000 năm, biểu tượng chữ Vạn có nguồn gốc từ văn hoá cổ đại của Ấn Độ và Phương Tây.

Nó tiêu biểu cho sự chuyển động không ngừng – một sự chuyển động giống như sự chuyển động của cối xay gió hay cối xay nước. Nó quay liên tục theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ. Khi nó quay thuận chiều kim đồng hồ, nó đại diện cho năng lượng vũ trụ, sức mạnh và trí thông minh; khi nó quay ngược chiều kim đồng hồ nó đại diện cho sự từ bi. Nó cũng tiêu biểu cho sự hài hoà của vũ trụ và sự cân bằng của các mặt đối lập.

Chữ Vạn là tiếng Phạn và có nghĩa là “dấu hiệu tự thể hiện”. Nói cách khác, nó là một kí hiệu của “sự tự thực hiện”, và dấu hiệu của một Giác Giả, hay còn được biết đến như là một vị Phật. Do đó, các vị Phật thường được mô tả trong các tác phẩm nghệ thuật là mang kí hiệu này trên ngực hay trên lòng bàn tay của họ.

Chữ Vạn (swastika) nói chung được công nhận là là sự kết hợp của hai từ “Su” và “Asati”. “Su” có nghĩa là “tốt đẹp” và “Asati” có nghĩa là “tồn tại”. Theo ngữ pháp tiếng Phạn, khi hai từ được kết hợp, chúng trở thành Swasti. Còn “-ka” là hậu tố. Nếu như cách suy diễn về chữ Vạn này là đúng, thì ý nghĩa văn học của chữ đó sẽ là “hãy để cho điều tốt đẹp được chiến thắng”.

Đối với các nền văn hóa Phương Tây, như Hy Lạp, Celtic, Phần Lan, và các nền văn hóa bản xứ khác, chữ Vạn cũng từng là một biểu tượng rất quan trọng. Nó đã được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực nghệ thuật như dệt vải, kiến trúc, gốm sứ và tạc tượng. Các văn hóa Tây Phương gọi nó là bánh xe ánh sáng. Ở Trung Quốc, nó được biết đến như là biểu tượng chữ Vạn. Vạn là từ đồng âm với mười nghìn, một con số thường được sử dụng để bao hàm toàn bộ sự sáng tạo của vũ trụ.

Khi Adolf Hitler lấy Chữ Vạn làm biểu tượng cho mình, ông ta hy vọng có được sức mạnh vũ trụ của chữ đó cho mình. Kể từ đó, thế giới hiện đại đã liên tưởng chữ Vạn này với chế độ và hệ tư tưởng của Hitler. Tại Đức, biểu tượng này vẫn bị coi là một sự sỉ nhục lớn lao. Đã đến lúc cần khôi phục lại vị trí thực sự và ý nghĩa nguyên thủy của chữ Vạn này.

Đọc về phán quyết của Tòa án Đức công nhận biểu tượng chữ Vạn vào năm 2004 tại đây. (tiếng Anh)

Tác giả: Neli Magdalini Sfigopoulou

(Theo The Epoch Times)

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc