Home » Thế giới, Tiêu Điểm » ĐCS Trung Quốc đã chia rẽ ngay từ đầu về Pháp Luân Công như thế nào
Mâu thuẫn trong ban lãnh đạo Đảng hiện nay bắt đầu từ ngày 25 tháng 4 năm 1999

Các học viên Pháp Luân Công tập trung xung quanh Trung Nam Hải để thỉnh nguyện một cách yên lặng và ôn hòa để được đối xử công bằng hôm 25 tháng 4 năm 1999. (Ảnh của Clearwisdom.net)

Sau cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của hơn 10 ngàn học viên Pháp Luân Công hôm 25 tháng 4 năm 1999, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc bấy giờ, Giang Trạch Dân, đã khởi động cuộc đàn áp Pháp Luân Công hôm 20 tháng 7 năm 1999.

Để thực hiện cuộc đàn áp, Giang Trạch Dân đã thành lập Phòng 610. Phòng này có quyền huy động các nguồn lực ở khắp các cơ quan nhà nước. Trưởng phòng 610 cũng là Trưởng ban Chính trị và Pháp luật (BCTPL). Ban này có quyền kiểm soát hầu như tất cả mọi mặt của việc thực thi pháp luật ở Trung Quốc. Theo cách này, Phòng 610 đã trở thành trung tâm quyền lực thứ 2 trong ĐCSTQ.

Từ Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 16 năm 2002 và lần thứ 17 năm 2007, người kế nghiệm của Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, và Thủ tướng Ôn Gia Bảo bị kiểm soát bởi trung tâm quyền lực thứ 2 này dưới sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân, và vì thế họ đã trở thành con dê thế tội cho Giang Trạch Dân.

Đây là nỗi đau mà hai ông Hồ và Ôn phải mang cho đến nay, bởi vì họ không thể nói ra những gì thực sự đang diễn ra cho cộng đồng quốc tế hay công chúng Trung Quốc biết.

Vào tối 25 tháng 4 năm 1999, ông Giang bắt đầu thúc đẩy cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ngày hôm đó, ông Giang đã trông thấy ở bên ngoài cửa kính xe chống đạn của mình hơn 10 ngàn học viên Pháp Luân Công đang đứng xếp hàng một cách bình tĩnh và yên lặng ở bên ngoài Phòng thỉnh nguyện quốc gia.

Đặc biệt là sau khi thấy rằng hơn một chục người thỉnh nguyện là các sĩ quan quân đội cao cấp, lòng ghen tị và thù hận sâu sắc của ông Giang bùng nổ. Lúc đó ông này đã quyết định phải bôi nhọ người sáng lập Pháp Luân Công, Sư phụ Lý Hồng Chí, và tiêu diệt môn tập này trong vòng ba tháng.

Sau đó ông Giang nói dối rằng ông này chỉ nghe nói về Pháp Luân Công sau cuộc thỉnh nguyện 25 tháng 4. Trên thực tế, ông này đã biết về Sư phụ Lý Hồng Chí và một vài học viên Pháp Luân Công 3-4 năm trước đó. Vợ ông Giang đã học Pháp Luân Công, và bản thân ông Giang cũng đã nhiều lần cố gắng bắt chước Sư phụ Lý.

Môn tập phổ biến trong xã hội chủ lưu

Sư phụ Lý lần đầu tiên dạy Pháp Luân Công ra công chúng ở Trung Quốc hôm 13 tháng 5 năm 1992, ở thành phố Trường Xuân, phía đông bắc Trung Quốc. Ông đã đích thân dạy môn tập qua 56 khóa, bao gồm 13 khóa ở Bắc Kinh và 7 khóa ở Trường Xuân. Sư phụ Lý dạy môn tập với sự cho phép của Hiệp hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc có trụ sở ở Bắc Kinh và theo luật pháp Trung Quốc.

Vào ngày 25 tháng 6 năm 1992, khóa học đầu tiên tại Bắc Kinh được tổ chức tại hội trường Cục Vật liệu Xây dựng Quốc gia. Khóa thứ hai bắt đầu ngày 15 tháng 7 năm 1992 tại hội trường Pháo binh số 2, Quân đội Trung Quốc, cũng ở Bắc Kinh.

Các học viên của những khóa này thuộc tầng lớp cao của xã hội Trung Quốc. Nhiều học viên là bộ trưởng và quan chức cấp cao ở cấp cục, tỉnh và nhà nước, và thậm chí vợ của một ủy viên thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ – một cơ quan nhỏ nắm quyền thống trị Trung Quốc.

Hồi đó, tất cả mọi người ở Bắc Kinh đều biết rằng Sư phụ Lý là khí công sư thần kỳ và nổi tiếng nhất ở Trung Quốc.

Hồi đó, nhiều quan chức cao cấp đã nghỉ hưu cũng học Pháp Luân Công. Sau khi trải nghiệm việc Pháp Luân Công chữa bệnh, tăng cường sức khỏe và đề cao đạo đức như thế nào, họ muốn nhiều người hơn nữa thu được lợi ích.

Chỉ thông qua việc truyền miệng, Pháp Luân Công đã nhanh chóng phổ biến ở Trung Quốc đại lục. Vào đầu năm 1999, hơn 100 triệu người ở Trung Quốc, hầu hết thuộc xã hội chủ lưu, đã đọc cuốn sách chính của Pháp Luân Công, “Chuyển Pháp Luân”.

Trong khi làm Bộ trưởng Ngoại thương và Kinh tế và sau đó là phó thủ tướng thứ nhất, Lý Lam Thanh (người sau đó đã tham gia vào cuộc đàn áp) có một đồng nghiệp lâu năm cũng là một học viên Pháp Luân Công. Người đồng nghiệp này đã giới thiệu Pháp Luân Công cho Lý Lam Thanh và cho Lý Lam Thanh một cuốn “Chuyển Pháp Luân”.

La Cán (bí thư BCTPL và cũng là người đầu tiên thực thi cuộc đàn áp Pháp Luân Công) cũng đã nghe nói về Pháp Luân Công từ người thủ trưởng trước của mình tại Viện Khoa học Công nghệ Máy móc Trung Quốc hồi năm 1995.

Hồi đó, các quan chức như phó thủ tướng, chủ tịch và phó chủ tịch Quốc hội, và chủ tịch và phó chủ tịch Ủy ban Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) đều đã đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”.

Wang Fang, bộ trưởng Công an lúc bấy giờ, cũng tập Pháp Luân Công. Thủ tướng Lý Bằng đã đọc “Chuyển Pháp Luân”. Nhà ông Lý Bằng ở bên cạnh nhà Giang Trạch Dân và đã cho ông Giang một cuốn “Chuyển Pháp Luân”.

Bạn học của ông Hồ Cẩm Đào

Ông Hồ Cẩm Đào đã biết về Pháp Luân Công muộn nhất là vào năm 1998 bởi vì Trương Mãnh Nghiệp, một người bạn học ở trường Đại học Thanh Hoa, đã giới thiệu môn tập này cho ông Hồ. Ông Hồ cùng vợ ông Liu Vĩnh Thanh, và Trương Mãnh Nghiệp cùng vào Đại học Thanh Hoa với nhau năm 1959. Họ là bạn học trong 6-7 năm và chơi rất thân với nhau.

Sức khỏe của Trương Mãnh Nghiệp rất kém khi còn ở trong trường; thậm chí ông đã phải nghỉ ốm một năm. Sau đó ông bị tích dịch, đặc trưng của bệnh xơ gan giai đoạn cuối. Toàn bộ khuôn mặt của ông bị phù, và các bác sĩ nói rằng ông sẽ không sống được lâu, nhưng các bệnh tật của ông đều đã khỏi sau khi ông tập Pháp Luân Công.

Trương Mãnh Nghiệp đã kể với ông Hồ về những trải nghiệm của mình trong dịp hội trường năm 1998. Vào năm 1999, ông Trương gửi nhiều quyển sách Pháp Luân Công cho vợ ông Hồ, Liu Vĩnh Thanh, và bà Liu đã viết bưu thiếp cảm ơn.

Nghe nói rằng bà Liu Vĩnh Thanh cũng đã học Pháp Luân Công. Khi ông Hồ Cẩm Đào có quyển sách “Chuyển Pháp Luân”, ông nói, “Đây là một cuốn sách để tu Phật và không thể để tùy tiện được. Cần phải để sách ở trên giá sách.”

Một ngày sau hôm 25 tháng 4 năm 1999, sau khi nghe tin rằng Giang Trạch Dân đã quyết định đàn áp Pháp Luân Công, bà Liu Vĩnh Thanh viết một lá thư cho ông Trương Mãnh Nghiệp, bảo ông phải cẩn thận.

Sau đó, Giang Trạch Dân cố ý bắt Trương Mãnh Nghiệp và khiến Trương Mãnh Nghiệp trở thành học viên Pháp Luân Công đầu tiên bị kết án ở tỉnh Quảng Đông. Theo cách này ông Giang muốn biến ông Hồ trở thành một con dê thế tội – nếu ông Hồ chấp nhận việc bắt ông Trương, thì trong mắt công chúng ông Hồ sẽ trở thành dính líu vào cuộc đàn áp này.

Vợ của Giang Trạch Dân

Ngay từ năm 1993, Giang Trạch Dân đã thường xuyên nghe nói về Sư phụ Lý. Nghe nói rằng một người thân cận với ông Giang quan tâm đến Pháp Luân Công và thỉnh thoảng lại nói về Pháp Luân Công với ông Giang, như ai đó khỏi bệnh nhờ tập Pháp Luân Công, hay có người được khiêng vào giảng đường của Sư phụ Lý và sau đó có thể tự đi ra mà không cần người giúp đỡ.

Thỉnh thoảng, người này nói về việc Sư phụ Lý nói với một số người lãnh đạo cao cấp về các đời trước của họ như thế nào. Ông Giang cũng muốn nghe về các đời trước của mình.

Một hôm khi ông Giang đang nằm nghỉ trên giường thì người này bước vào. Ông này nhảy ra khỏi giường và nôn nóng hỏi, “Lý Sư phụ có nhắc đến tôi không? Ông ấy có nói tôi là ai trong các đời trước không? Người đó trả lời là không. Mọi người ở đó giật mình về sự thất vọng và tức giận của ông Giang.

Khoảng năm 1994, vợ của ông Giang, Vương Dã Bình mời một người đến nhà ở Trung Nam Hải (trụ sở các văn phòng và nhà ở của những người lãnh đạo ĐCSTQ) để dạy Pháp Luân Công cho mình, và bà bắt đầu tập tại nhà. Một hôm, khi bà đang tập và nhắm mắt, và nghe thấy tiếng ai đó tiến đến gần bà nên bà mở mắt ra.

Bà nhìn thấy ông Giang đang lén lút bắt chước các động tác của bà và cuối cùng bắt chéo hai tay trước bụng (một động tác kết thúc một số bài tập của Pháp Luân Công.)

Khi ông Giang phát hiện ra là bà Vương đang nhìn mình, ông này bối rối và giận giữ. Ông này cấm bà Vương không được tập nữa và nói, “Ngay cả vợ tôi cũng tin vào Lý Hồng Chí. Ai sẽ tin vào tôi, một vị tổng bí thư?”

Nhưng ông Giang vẫn thường bắt chước các cử chỉ và động tác của Lý Sư phụ. Trước kia ông Giang thường buông thõng hai tay hai bên khi phát biểu, nhưng khi ông này thấy Lý Sư phụ thường đặt hai bàn tay lên nhau ở phía trước, ông Giang cũng bắt đầu làm giống như thế.

Vào năm 1995, nhân viên của ông Giang làm ra lý thuyết “Ba chú trọng”: “Chú trọng học tập, chú trọng chính trị, và chú trọng các xu hướng lành mạnh.” Ông Giang thúc đẩy việc phổ biến lý thuyết này trên toàn quốc nhưng ông này cũng biết rằng đó là một lý thuyết không có cơ sở gì mà không ai muốn đọc cả.

Nhưng các cuốn sách của Lý Sư phụ, dựa trên các bài giảng của ông, trở nên rất phổ biến. Vào tháng 12 năm 1994, cuốn sách chính của Lý Sư phụ, “Chuyển Pháp Luân”, đã được xuất bản bởi Nhà xuất bản Phát thanh Truyền hình Trung Quốc trực thuộc Cục quản lý Phát thanh, Phim và Truyền hình.

Trước khi cuốn “Chuyển Pháp Luân” bị cấm năm 1996, nó được đánh giá là cuốn sách phổ biến nhất nhiều lần. Mọi người rất kính trọng và biết ơn Lý Sư phụ. Thỉnh thoảng ông Giang lại nghe mọi người nói chuyện về tính cách cao thượng và sự chính trực hiếm có của Lý Sư phụ với thái độ rất ngưỡng mộ. Tất cả những điều này đã làm gia tăng lòng ghen tỵ của ông Giang.

Tạo dựng quyền lực cá nhân

Ông Giang đã bước lên ghế lãnh đạo bằng cách cứng rắn ủng hộ cuộc đàn áp đẫm máu đối với phong trào dân chủ năm 1989. Ông này không có sự tự tin của Mao Trạch Đông cũng như quyền lực của Đặng Tiểu Bình, và cũng không có tài gì cả.

Ông Giang sợ phải gánh trách nhiệm và luôn luôn để Ban thường vụ Bộ chính trị họp và ra quyết định tập thể đối với các vấn đề quan trọng. Biết rằng chỉ có ít người thực sự tôn trọng mình, ông Giang đã từ lâu lên kế hoạch phát động một phong trào chính trị và bắt mọi người phải hứa trung thành với mình, theo cách tương tụ như mọi người đã làm trong Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông. Mục đích của ông này là để tạo dựng quyền lực của chính mình.

Sau cuộc thỉnh nguyện 25 tháng 4, ông Giang nói trong một cuộc họp của Trung ương Đảng: “Rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô, ĐCSTQ đã từ lâu tìm kiếm một cơ hội để ‘làm vệ sinh” tư tưởng xã hội. Giờ đây Pháp Luân Công đề cao chân, thiện và nhẫn, cơ hội của chúng ta đã đến. Chúng ta nên tự do công kích Pháp Luân Công và dùng những gì học được [từ việc trấn áp] để xử lý các nhóm khí công khác.”

Khi ông Giang ra quyết định đó, ông này đã không cân nhắc liệu có đúng không khi đàn áp nhóm người này. Ông này đưa ra phán quyết dựa trên quyền lợi cá nhân của mình, chứ không dựa trên đạo đức và lương tâm.

Thách thức Pháp Luân Công bằng chủ nghĩa vô thần

Vào tối 25 tháng 4 năm 1999, ông Giang viết một lá thư cho tất cả các ủy viên Bộ chính trị theo cùng cách như lá thư năm 1966 của Mao “Đánh bom tổng hành dinh”, mà đã dẫn đến sự hỗn loạn trên toàn quốc và cuộc Cách mạng Văn hóa. Lần đầu tiên ông Giang không hỏi ý kiến những người khác.

Ông này nói trong lá thư, “Chẳng lẽ học thuyết Mác-xít của những người cộng sản, niềm tin của chúng ta vào chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần, lại không thể đánh bại những gì mà Pháp Luân Công đề cao hay sao?” Lá thư này đã được in và lưu hành.

Tại cuộc họp của Ban thường vụ Bộ chính trị, tất cả sáu ủy viên thường vụ khác đều đã lập luận phản đối việc đàn áp Pháp Luân Công.

Ông Chu Dung Cơ lúc đó là Phó thủ tướng nói: “Mong ước lớn nhất của họ chỉ là để trở nên khỏe mạnh. … Vì vậy tôi nghĩ rằng không có lý khi lập luận rằng những người này có tham vọng chính trị, Hơn nữa, chúng ta không thể quay trở lại việc giải quyết các vấn đề tư tưởng bằng các cuộc vận động chính trị được. Việc này không tốt cho mục đích chính của chúng ta trong phát triển kinh tế, và còn tồi tệ hơn cho hình ảnh mở cửa của Trung Quốc.”

Ông Giang nhảy lên khi nghe thấy vậy và thét lên, chỉ thẳng tay vào ông Chu, “Ngu ngốc! Ngu ngốc! Ngu ngốc! Đảng và đất nước sẽ chết!” Sự tức giận của ông này đã làm những người khác sợ hãi.

Ông Chu, người đã từng bị dán nhãn là một người “cánh hữu” vì một lời nhận xét của ông năm 1958, trở nên im lặng. Vì lời nhận xét đó mà ông đã bị bức hại trong gần 20 năm, và phải nếm mùi quả đấm sắt mà ĐCSTQ sử dụng với những người bất đồng chính kiến.

Để bắt các ủy viên Ban thường vụ khác đồng ý tiêu diệt Pháp Luân Công, ông Giang đã có âm mưu cùng với người phụ trách An ninh Quốc gia lúc bấy giờ, Tăng Khánh Hồng, để cung cấp thông tin tình báo giả thông qua các đặc vụ ở Mỹ. Những thông tin giả này nói rằng người sáng lập Pháp Luân Công được CIA ủng hộ và đã nhận hàng chục triệu đô-la từ CIA.

Ông Giang đã công bố “thông tin tình báo quan trọng” này cho Trung ương Đảng. Các ủy viên Ban thường vụ khác, không thể biết được là nó có đúng hay không, đã phải im lặng.

Vào năm 1992, ông Giang đã dùng thủ đoạn tương tự để loại bỏ hai kẻ thù chính trị, Yang Shangkun, cựu chủ tịch Trung Quốc, và người anh em cùng cha khác mẹ của ông này là tướng Yang Baibing. Ông Giang và Tăng Khánh Hồng đã loan tin đồn ở Bắc Kinh rằng anh em Yang đang lên kế hoạch chiếm quyền kiểm soát quân đội và giải oan cho phong trào dân chủ 1989. Đặng Tiểu Bình đã bị lừa và không nhận ra lỗi của mình cho đến khi quá muộn.

Ông Giang và ông Tăng đã dùng âm mưu tương tự đối với Pháp Luân Công.

Trung tâm quyền lực thứ hai

Mặc dù ông Chu Dung Cơ đã ôn hòa xử lý lời thỉnh nguyện của các học viên Pháp Luân Công và vì thế nhận được sự khen ngợi của quốc tế, và mặc dù ĐCSTQ đã liên tục hứa với thế giới bên ngoài rằng quyền tự do tập Pháp Luân Công của nhân dân chưa bao giờ bị từ chối hay giới hạn, sau ngày 25 tháng 4 năm 1999, ông Giang Trạch Dân đã quyết tâm nâng đao đối với 100 triệu học viên Pháp Luân Công. Những lời hứa giả dối là không trấn áp nhóm người này đã được đưa ra chỉ là để ông này có thêm thời gian chuẩn bị thi hành cuộc đàn áp.

Vào ngày 10 tháng 6 năm 1999, ba ngày sau khi phát biểu tại cuộc họp của Ban thường vụ Bộ chính trị, ĐCSTQ thành lập “Ban lãnh đạo xử lý vấn đề Pháp Luân Công,” hay còn gọi là Phòng 610. Lý Lam Thanh và La Cán là hai người lãnh đạo cao nhất và thứ 2 của phòng. Cơ quan này, tương tự như Ban Cách mạng Văn hóa Trung ương thời Mao và Gestapo của Hitler, được giao đặc quyền đứng trên pháp luật.

Vì sẽ là không hợp pháp nếu một cơ quan Đảng trực tiếp can thiệp vào công việc hành chính của chính quyền, ông Giang đã ra lệnh thành lập Văn phòng Chỉ đạo Trung ương Xử lý các Tà giáo vào tháng 9 năm 2000, khiến Phòng 610 có thể ngụy trang dưới vỏ bọc của một cơ quan chính quyền.

Mặc dù ĐCSTQ luôn luôn phủ định sự tồn tại của Phòng 610 với thế giới bên ngoài, nhưng phòng này đã trở thành công cụ quyền lực nhất của ông Giang trong cuộc đàn áp vì nó không bị giới hạn bởi bất cứ luật nào cả. Đích thân ông này ra tất cả các mệnh lệnh quan trọng và trên thực tế là người thực sự phụ trách cơ quan này. Vì sợ để lại bằng chứng, ông Giang không bao giờ ghi tên trên các lệnh. Nhân viên Phòng 610 luôn thi hành các lệnh không có chữ ký.

Phát triển cuộc đàn áp

Để cung cấp “cơ sở pháp lý” cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ông Giang đã ra lệnh cho Quốc hội ban hành cái gọi là luật chống giáo phái hôm 30 tháng 10 năm 1999. Luật này không có định nghĩa rõ ràng cho từ “giáo phái”. Ông Giang đã đi ngược lại nguyên tắc căn bản của việc định nghĩa tội theo luật.

Hơn nữa, luật chống giáo phái của ông Giang là một luật truy cứu, truy tố các hành động diễn ra trước khi luật được ban hành. Các hành động của ông Giang đã phá hoại hệ thống luật pháp Trung Quốc, vốn đang phục hồi từ những hỗn loạn thời Mao.

Các chiến lược chính của ông Giang trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công bao gồm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể.” Ông này đã tiêu hủy các cuốn sách của Pháp Luân Công, phong tỏa thông tin trên Internet, và bôi nhọ Pháp Luân Công trên các phương tiện truyền thông. Ông Giang cũng phạt nặng các học viên, tịch thu tài sản cá nhân của họ, đuổi việc và sách nhiễu việc làm ăn của họ.

Các học viên bị hủy hoại thân thể bằng cách đánh đập tàn nhẫn, tra tấn, ngược đãi, và bị mổ lấy nội tạng khi vẫn còn sống. Cảnh sát được khuyến khích tra tấn các học viên bằng cách được phép coi các cái chết do bị tra tấn là tự tử, thiêu xác mà không cần xác định danh tính, và thông qua việc thu hoạch nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công để kiếm lời lớn

Để kích động lòng thù hận đối với các học viên, ông Giang đã ra lệnh cho La Cán dàn dựng vụ tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn năm 2001 trong đó những người không phải là học viên giả dạng làm học viên và tự thiêu. Tin tức về việc này đã được lan truyền ra khắp thế giới thông qua Tân hoa xã với một tốc độ chưa từng có.

Vụ việc này đã sớm bị phát hiện ra là một trò lừa bịp bởi nhiều tổ chức quốc tế. Khi được hỏi, một nhân viên tham gia vào việc sản xuất câu chuyện tự thiêu nói một số cảnh trong các bản tin của CCTV về vụ tự thiêu đã “được quay sau đó.”

Thay đổi Ban thường vụ Bộ chính trị

Giang Trạch Dân cũng thành lập một lực lượng đặc vụ để ám sát người sáng lập Pháp Luân Công. Một phần trong lệnh của ông này là, “phải cải tiến hoạt động, lập ra nhiều kế hoạch khác nhau. … Việc ám sát phải thành công.”

Ông Giang đã chấp nhận rủi ro sử dụng tất cả tiền của của nhà nước, hủy hoại nền tảng đạo đức của nhân dân Trung Quốc, và hủy diệt tương lai của chính quyền Trung Quốc bằng cách dùng các thủ đoạn tàn bạo và vô nhân đạo để đàn áp các học viên Pháp Luân Công, là những người tu Phật.

Trong khi cố gắng trốn trách nhiệm và tránh bị đưa ra trước công lý, Giang Trạch Dân đã đặt nhiều trợ thủ đáng tin cậy của mình vào các vị trí cao cấp trước khi ông này bước xuống năm 2002, cố gắng ngăn người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào thay đổi chính sách đối với Pháp Luân Công.

Trong Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 17 năm 2007, ông này đã thêm hai thành viên nữa vào Ban thường vụ Bộ chính trí vốn có 7 thành viên. Hai người được thêm vào là Lý Trường Xuân, phụ trách việc tuyên truyền chống Pháp Luân Công và La Cán, phụ trách cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Dưới thời Giang Trạch Dân, Ban thường vụ hoạt động với khẩu hiệu “đoàn kết quanh Giang”. Khi ông Giang bước xuống, ông này bắt Ban thường vụ thôi theo nguyên tắc này. Thay vào đó, ông này thay nó bằng từ “lãnh đạo tập thể”, trong đó mỗi người trong số 9 ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị phụ trách một lĩnh vực riêng. Ông này làm như vậy để tước đi của ông Hồ Cẩm Đào khả năng đặt câu hỏi về quyền lực của Lý Trường Xuân và La Cán.

Qi Xianyu

theepochtimes


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc