Home » Cuộc sống số » Hoa Kỳ Buông Tay, Trung Quốc và Nga Có Thể Giành lấy Quyền Giám Sát Internet
Một màn hình liên tục cập nhận những tên miền phổ thông cấp 1 (Top-level Domain) trong suốt buổi họp báo của ICANN ở London ngày 13 tháng Sáu, 2012. (Andrew Cowie/AFP/GettyImages)

Một màn hình liên tục cập nhận những tên miền phổ thông cấp 1 (Top-level Domain) trong suốt buổi họp báo của ICANN ở London ngày 13 tháng Sáu, 2012. (Andrew Cowie/AFP/GettyImages)

Chính quyền Obama hôm 14 tháng Ba tuyên bố bước đi cuối cùng trong việc tư hữu hóa việc trông coi các hệ thống trung tâm của Internet. Nhìn bên ngoài thì Internet đang bước tới một mô hình độc lập, tuy nhiên, những thay đổi này có thể cho phép chế độ ở Trung Quốc và Nga có được ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trong hệ thống internet toàn cầu.

Internet dựa trên một hệ thống multistakeholder [một kiểu quản lý và đưa quyết định bằng đối thoại đa bên], được quản lí chủ yếu bởi các công ty tư nhân và tổ chức phi chính phủ (NGOs) và không có ảnh hưởng từ phía chính quyền. Hoa Kỳ ủng hộ hệ thống này bất chấp áp lực từ các quốc gia khác.

Trong một tuyên bố gần đây, Hoa Kỳ sẽ từ bỏ việc giám sát Tổ chức quản lý số liệu và tên miền Internet quốc tế (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers – ICANN) khi hợp đồng kết thúc vào mùa thu năm 2015. ICANN vận hành nhiều chức năng trung tâm của Internet như là cấp tên miền cho các trang mạng.

Tuyên bố này tới từ Cơ Quan Thông Tin và Truyền Thông Quốc Gia Hoa Kỳ (NTIA).

Phe Cộng hòa cảnh báo về động thái này, cho rằng không có sự giám sát từ phía Hoa Kỳ, tự do thông tin của Internet có thể bị đe dọa.

“Đồng ý chắc chắn rằng đất nước này phải cấp thiết xem xét lại các thủ tục liên quan đến việc giám sát vì vụ việc dính tới cơ quan An Ninh Quốc Gia (NSA), nhưng đặt tất cả chúng ta vào cái thế mà những quốc gia đang ngày càng thắt chặt kiểm soát internet như Trung Quốc và Nga là một suy nghĩ đáng sợ,” Thượng Nghị Sĩ Nam Carolina thuộc Đảng Cộng Hòa – Tim Scott đã nói, theo như tờ Politico.

Cựu phát ngôn viên Hạ Viện Newt Gingrich cũng lên tiếng về việc chuyển đổi sắp tới. Ông nói trên Twitter, “Cộng đồng internet toàn cầu nào mà Obama muốn đưa internet tới cho họ đây? Nguy cơ độc tài ngoại bang đang định hình Internet.”

Những thông điệp nhiễu loạn

Mặc dù việc Hoa Kỳ từ bỏ việc giám sát ICANN giờ trở thành vấn đề đảng phái, nhưng bảo vệ internet khỏi ảnh hưởng từ các chính quyền bên ngoài lại được hai đảng ủng hộ.

Giải pháp được thông qua bởi Thượng Viện (50 phiếu) và Hạ Viện (127 phiếu) nhằm kiểm soát internet khỏi ảnh hưởng của chính quyền khác. Các giải pháp này đã được đề cập đến trong một tuyên bố gần đây của NTIA.

NTIA khẳng định rằng sẽ ủng hộ cả hai giải pháp và sẽ không chấp nhận một dự thảo thay thế vai trò trước đây của Hoa Kỳ trong ICANN “với một giải pháp tổ chức bên trong chính phủ và điều hành bởi chính phủ.” NTIA cũng nói thêm là cơ quan này được yêu cầu để “duy trì tự do thông tin của Internet.”

Tuy vậy, lo ngại từ phía giới làm chính sách phe Cộng Hòa không phải là không có cơ sở.

Lo ngại chủ yếu là Liên Đoàn Truyền Thông Quốc Tế (ITU), dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc (UN), sẽ kiểm soát internet. Mà cả Trung Quốc và Nga đều đóng vai trò chính trong ITU và UN.

Trong suốt Hội Nghị Quốc Tế Truyền Thông vào tháng Mười hai năm 2012, các thành viên UN thuộc ITU đã đề xuất  thay đổi hệ thống vận hành internet, nhiều quốc gia đã đưa ra chương trình nghị sự liên quan tới ICANN.

Trang công nghệ Softpedia cho biết rằng thời điểm mà “không có cảnh báo, một vài quốc gia đã đưa ra dự thảo luật có khả năng kiểm soát hiệu quả” hệ thống internet vốn đang được vận hành bởi ICANN và các tổ chức khác.

ICANN, đang khi đó, chuyển sang mô hình hoạt động toàn cầu. Một phần của việc này bao gồm việc mở những văn phòng quốc tế, kể cả ở Bắc Kinh vào năm 2013.

Hoa Kỳ từi bỏ việc giám sát ICANN vốn là một sự kiện được nhìn nhận rộng rãi là động thái liên quan tới các tài liệu được tung ra từ phía cộng tác viên của NSA Edward Snowden, những tài liệu liên quan tới hoạt động gián điệp của NSA và các đồng minh Hoa Kỳ.

Những thay đổi này, tuy vậy, đã được tiến hành ít nhất là từ năm 1997 cho tới nay. Chính quyền Hoa Kỳ từng đảm nhiệm vai trò hiện nay của ICANN, nhưng sau đó chuyển cho ICANN trong năm 1998, như là một phần của việc thiết lập một mô hình gồm nhiều bên liên quan trong lĩnh vực internet.

Hoa Kỳ đã do dự để tiếp tục hoàn thành kế hoạch, tuy vậy, hiện nay vẫn đang vấp phải những lo ngại từ phía thành viên đảng Cộng Hòa.

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc