Home » Cổ truyền, Văn hóa » Luận về Đức, Tài và lòng ham muốn.

Đức và Tài là một đề tài mà Nguyễn Du đã đề cập trong truyện Kiều qua hai câu thơ kết truyện:
Tài chi mà cậy chi tài
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Với nhãn quan từ Đông y và sự hiểu biết về Lịch Sử, chúng ta hãy cùng thảo luận về đề tài này qua những câu chuyện trong lịch sử. Tại sao việc này liên quan đến Đông y vì lần này tôi muốn thảo luận về một vấn đề liên quan đến sự ham muốn tình dục quá độ trong xã hội hiện đại, lợi hay hại thế nào hãy cùng phân tích.
Hồi nhỏ tôi có đọc sách Y học cổ truyền thì thấy cách nhận thức của y học cổ truyền là khác với phương Tây-tách riêng từng bộ phận riêng biệt để nghiên cứu. Y học cổ truyền xem cơ thể, não, thần (nguyên thần hay linh hồn) là 1 thể thống nhất có tác động qua lại lẫn nhau, và liên hệ đến cả tính cách của một con người. Ví như: Tâm thuộc Hỏa, vui mừng quá độ hại tâm; Gan thuộc Mộc nóng giận hại gan; Phổi thuộc Kim, buồn phiền hại Phổi; Tỳ thuộc Thổ, lo lắng quá hại Tỳ; Thận thuộc Thủy, kinh sợ quá hại thận. Y học cổ truyền cũng giảng về kinh mạch, khi tim chất phóng xạ vào các huyệt đạo và chụp sự lan truyền của phóng xạ thì người ta thấy đường lan truyền của nó là đường kinh mạch vẽ trong Đông y (*), nhưng Y học phương Tây không lý giải được điều này.Thận là nơi tàng chứa tinh hoa của tạng phủ và tinh hoa của ngũ vị, chủ của cốt tủy (tủy chứa trong khoang rỗng của xương), tinh khí là tinh hoa của tạng phủ khi mất đi quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng tới tủy, xương có thể bị yếu (có câu “rượu là thuốc dứt ruột, sắc là dao cạo xương” cũng là đạo lý này) và kỹ năng thực hiện các động tác tinh vi, yêu cầu chính xác cao sẽ bị mất nếu tinh khí không đủ. Hơn nữa, nếu có lòng tham thì có thể  bị can nhiễu dẫn đến đau đầu, không tập trung được gì cả. Còn trong tâm linh thì dâm dục là một tội nặng, một người học rộng tài cao cũng sẽ bị Thiên Thượng lấy đi tài năng nếu trong tâm có ý xấu.
Tuy nhiên, khoa học phương Tây có cuộc nghiên cứu đã đưa ra lý luận ngược lại. Vậy nên rất nhiều bạn không đồng ý với lý luận của Đông y là chuyện bình thường. Y học phương Tây lý luận rằng: “testosterone sẽ tăng cao khi xuất tinh, và hoc-môn testosterone làm 1 người trở nên mạnh mẽ, hiếu chiến hơn”. Vì vậy, các vận động viên nước ngoài nơi mà tư tưởng của họ khá là thoải mái, nhiều người có khuynh hướng lạm dụng nó để tăng tinh thần tranh đấu giành huy chương. Thực ra thì thể thao ngày nay có lẽ khuyến khích sự tranh đấu và kẻ mạnh là kẻ thắng cuộc hơn là tinh thần thượng võ. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng quát hơn ta có thể thấy rằng dòng năng lượng tuần hoàn qua tạng phủ nếu bị mất nhiều, thì sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Ví như sinh tinh cũng cần có năng lượng, nếu năng lượng kia mất đi vì dâm dục, thì năng lượng cho tủy bị hạn chế, kể cả não (não là nơi tập trung của tủy theo Đông y), và cảm giác hiếu chiến ham thỏa mãn làm cho lý trí nhận xét sự việc của một người bị lu mờ. Có thể thấy rằng họ đã tách sức mạnh, cảm giác về sức mạnh và sự suy nghĩ lý trí của một con người ra làm hai. Thực ra phải suy nghĩ cân bằng trên cả hai khía cạnh,  ảnh hưởng đến cảm giác về sức khỏe và ảnh hưởng thực chất đến lý trí, hơn nữa cần suy xét đến tác động lâu dài thì mới có thể thấy chính xác.
Quay trở lại lịch sử, nói về Trụ Vương – một vị vua có sức mạnh hơn người, văn võ toàn tài nhưng háo sắc, dẫn đến đắm mình trong tửu sắc với Đắc Kỷ. Và kết cục là nước mất nhà tan, chết trong đám lửa thiêu mình với Hoàng bào cùng châu báu ngọc ngà. Hay Chu U Vương vì một nụ cười của Bao Tự mà mất lý trí đánh đổi cả bản thân mình và quốc gia. Vậy thử suy nghĩ tại sao một vị vua văn võ toàn tài, sức mạnh hơn người lại có kết cục như thế? 
Nhiều bạn cũng có thể có thành kiến với quân vương thời xưa, nghĩ rằng họ quyền hành bậc nhất và không bị kiểm soát bởi cái gì. Nhưng thực ra ở đâu cũng có những vị có thể vì dân, vì nước như Trần Hưng Đạo, Quang Trung Nguyễn Huệ, … ở Việt Nam ta. Vua được gọi là Thiên Tử tức là con Trời, trên vua còn có Trời. Người xưa tin vào Thần, và kính sợ Thần, vua cũng vậy. Trên họ còn có Trời, họ có một chuẩn mực đạo đức để tuân theo, nếu đi lệch chuẩn mực này Thiên Thượng sẽ trừng phạt họ. 
Lại nói về Trụ Vương, trong truyện Phong Thần Diễn Nghĩa còn có hai nhân vật khá đối lập là Khương Tử Nha và Thân Công Báo. Thân Công Báo chê Khương Tử Nha vừa già vừa kém tài, không bằng ông có thể chặt đầu xuống vẫn đặt lên được. Vì thế, ông tật đố mà quay sang trợ giúp Trụ Vương. Khương Tử Nha tuy không tài bằng ông, nhưng ta có thể thấy Khương Tử Kha nhẫn nại qua việc câu cá lưỡi thẳng, và là một con người nhân đức, ông phù hợp với mệnh trời và được giúp đỡ của các chư Thần như trong truyện Phong Thần Diễn Nghĩa. Kỳ thực trong Tây Du Ký cũng vậy, Tôn Ngộ Không nhiều lần phải cầu sự trợ giúp từ các vị Thần; các vị Thần trợ giúp ông và Tam Tạng vì nhìn thấy tấm lòng chân thật hướng Phật của họ. 
Lưu Bị vì sao chẳng có tài mà nhiều người phục đến thế? Vì sao mà Gia Cát Lượng rất trung thành với ông đến độ đến chết mới thôi. Có thể thấy rằng câu nói của Nguyễn Du đã đúng “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Vì tầm nhìn của những người nhân đức là rộng lớn và nhiều chiều hơn những người chỉ vì lợi ích của bản thân mình nhưng có tài. Người nhân đức là lo cho lợi ích của người khác và lợi ích của xã hội, sống hòa hợp với thiên nhiên, hợp với mệnh trời, trong tâm vui vẻ không oán hận nên thọ mệnh lâu dài, vì là quan tâm đến người khác nên chạm được trái tim của họ. 

Lại nói về một chuyện khác là về việc học lịch sử. Khi còn nhỏ tôi cũng như nhiều bạn rất ngán học lịch sử, học không vô, thầy giảng thì buồn ngủ, về nhà đọc mãi cũng như tụng kinh. Còn chỉ chú trọng vào Toán, Lý, Hóa để đi thi đại học thôi. Thật ra, tui nghĩ rằng bạn nên học lịch sử qua các tác phẩm văn học cổ như Truyện Lục Vân Tiên, Tam Quốc Diễn Nghĩa, v..v.. Mục đích của lịch sử không phải là ngày tháng, mà là kinh nghiệm và bài học được đánh đổi bằng xương máu của tiền nhân để làm tấm gương cho hậu thế soi xét mà đánh giá vấn đề. Cần phải học cái để áp dụng được vào tư duy so sánh, phân tích, đánh giá chứ không nên học ngày tháng. Nhờ tính ham đọc sách mà sau này tôi hiểu ý nghĩa của lịch sử và tự nhiên nhớ mà không cần phải cố gắng nhớ, thậm chí có cố quên thì vẫn tự nhiên nhớ.
Trở lại vấn đề, các bạn trẻ nếu bạn có ý nghĩ bỏ cuộc đời mình vào thú vui thân xác, thì hãy nghĩ đến Trụ Vương. Liệu bạn có thể múa Đại Đao vun vút và nâng cây cột bằng đồng cả trăm cân như ông ta? Kết cục của ông ta ra sao – một người văn võ toàn tài, sức mạnh hơn người nhưng háo sắc?(Phúc Long) Chú thích:

(*): 

Tiến sĩ Jean-Claude Darras thuộc bệnh viện Necker tại Paris đã sử dụng các chất phóng xạ để chứng minh sự tồn tại của các đường kinh mạch. Ông đã tiêm chất phóng xạ này cho một số con lợn gi-nê tại một số huyệt đạo nhất định. Với sự trợ giúp của máy quay phát sáng, ông đã có thể theo dõi sự chuyển động của chất phóng xạ theo các đường kinh mạch. Còn trong nhóm điều khiển, chất phóng xạ được tiêm vào một điểm trung tính của da. Không có sự di chuyển nào của chất phóng xạ được phát hiện trong nhóm điều khiển này.

Giáo sư Popp, tiến sĩ Schlebusch, và tiến sĩ Maric-Oehler đã tiến hành thí nghiệm với một máy quay hồng ngoại. Họ sử dụng ngài nhung để làm nóng một vùng nhất định trên cơ thể để xem hướng chạy của một kinh mạch có trở nên nhìn thấy được không. Thông qua những bức ảnh chụp hồng ngoại, họ có thể nhìn thấy sự tăng nhiệt độ dọc theo kinh mạch đó. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với mô tả của khoa học cổ đại 5.000 năm tuổi của Trung Quốc về kinh mạch. 

(Theo bocau.net)


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc