Home » Cổ truyền, Văn hóa » Thiển luận về đặt tên cho con hợp cầm tinh
Rất nhiều người không hiểu nội hàm của văn hóa truyền thống, đặt cho con tên Bảo Bảo, không phải mong nó sau này đại phú đại quý, mà chính là mong nó đẹp như tiên trên trời.
(Ảnh internet)

(Ảnh internet)

Tục ngữ nói: “Nhi tôn tự hữu nhi tôn phúc” (con cháu tự có phúc báo của riêng mình), nhưng ông bà cha mẹ lại luôn tìm cách che chở cho con, con vừa ra đời, cha mẹ, ông bà trước hết muốn đặt cho đứa con đứa cháu bảo bối một tên thật là hay. Nhưng rất nhiều người không hiểu nội hàm của văn hóa truyền thống, đặt cho con tên Bảo Bảo, không phải mong nó sau này đại phú đại quý, mà chính là mong nó đẹp như tiên trên trời, kết quả thế nào, tên thế nào mới được tính là tên hay? Bây giờ chúng ta hãy cùng thảo luận một chút kiêng kị trong việc đặt tên cho con cháu.

Một, tên kị khoa trương hoặc quá tham lam

Ví như có người tên là “Hoàng Kim Vạn”, dù là hợp với người cầm tinh con chuột (Tý), nhưng “tiền nhiều người nhỏ” có bao nhiêu người có thể chứa đựng được? Ví như tên “Vĩnh Cương” mà thuộc về người cầm tinh con heo (Hợi), tắc thì có hiểm họa “Nhất điểm xuất đầu chiêu kim đao” (một điểm xuất đầu liền dẫn tới họa kim đao); như tên “Đính Vũ” thuộc ngưu (trâu), đến tuổi trung niên được khá giả thì bị âm nhân* xâu xé, mà lúc tuổi già có khả năng “Lao ngục chi tai” (Họa ngục tù); tên “Siêu”, thì thượng yên giả** ắt phải thận trọng từ lời nói đến việc làm, không thể nói năng bừa bãi; trung đẳng nhân đi sâu nghiên cứu việc làm sao biện luật được tốt; hạ yên nhân thì gặp họa từ miệng, xà hành đao khẩu (miệng lưỡi bén nhọn việc làm mờ ám) không đồng nhất; mà hết thảy là vì “Mãn hao tổn, khiêm thụ ích” (kiêu ngạo gặp hại, khiêm nhường được lợi ích).

Cho nên, tên mụ như “tiểu hoàn tử”, “A cẩu”, “Võng thị”, “tiểu tam tử” ngược lại thì thấy bình dị ôn hòa hơn.

Hai, tên cũng không nên quá cô hàn quá huyền ảo quá thịnh vượng

“Phong”, “Vân”, “Bình”, “Lộ”, “Thu”, “Hà”, “Sương”, “Hàn”…không quá thích hợp đặt tên cho người bình thường. Đương nhiên tướng lĩnh nho nhã cầm tinh con hổ (Dần) có thể lấy tên là “Như Phong”, mãnh tướng cầm tinh rồng (Thìn) cũng có thể dùng tên “Vân”. Từng thấy gia tộc họ Tiếu đời này qua đời kia đều lấy tên “Huỳnh” (sao hỏa Tinh), hỏa quá vượng mà thân thể lại nhỏ, “Hỏa vi Ly” (Lửa ở hướng nam) tắc thì nhà cửa không thể giữ, cũng may lạc nghiệp hướng dẫn du lịch, “Ly trung hư” có thể sẽ phải độc thân nếu quá tuổi trưởng thành.

Tóm lại, tên lấy thuận lợi làm đầu, chính là đạo trung dung vậy.

Ba, tên và ý nghĩa cần hợp với cầm tinh của trẻ

Ví dụ năm Đinh Hợi 2007 trẻ sinh ra thuộc Hợi (heo), Hợi Tý Sửu tam hội, Hợi Mão Mùi tam hợp, Tỵ Hợi xung khắc (ý là không hợp), Thân Hợi tương hại (kết hợp hại nhau), Dần Hợi tương phá (phá mệnh tốt của nhau), những điều này phải chú ý. Hợi hợp nhỏ kị lớn, không hợp với người, nhỹ kỵ và quần áo sặc sỡ, hợp với ngũ cốc ruộng đồng phì nhiêu, kị thịt (bộ tâm không hợp, bộ nguyệt ngược có thể kết hợp Mão thỏ và Hợi heo tam hợp), Kị Sơn (có Dần hổ tương phá) Kỵ ban ngày (bộ nhật) hợp đi vào hang động (chữ Khẩu, Môn v.v….), thích kiễng chân (chữ Công, Hồng, Tư .v.v….).

Nếu nói như vậy, người cầm tinh con heo (Hợi) có họ “Điền”, họ “Hoàng” hoặc họ “Miêu” tắc thì tiên thiên có lợi, có lẽ được ông bà che chở mà bớt mười năm phấn đấu. Đưa ra ví dụ để nói rằng, người cầm tinh Hợi (heo) kị tên “Cường”, “Hào”, “Thông”, “Minh”, “Trân”, “Tiến”, “Nhân”, “Kỳ”, “Chí”, “Hồng”…; hợp tên “Quý”, “Trì”, “Mạch”, “Nghĩa”, “Thiểu”, “Sĩ”, “An”, “Quốc”, “Các”, “Hùng”, “Gia”, “Quyên”…

Những người có duyên mà có cung khác cũng có thể lấy làm tham khảo. Thật ra tên họ chỉ là biểu tượng, tổ tông có tích âm đức*** (người có dương đức mà làm những việc mua danh trục lợi thì không tính), may mắn gặp được quý nhân chỉ điểm rồi sau đó đổi tên, bản thân lại tu thân dưỡng tính thì việc đổi tên sửa vận mới càng hữu hiệu.

Chú thích:

– Âm nhân*: nguyên gốc là chỉ một ít người xem phong thủy, cầu Thần, làm việc tang lễ. Còn có mấy ý khác: 1- người nữ (trong Tây Du Ký quái nhiều mắt nói với nhện tinh: “Các ngươi sáng sớm đến, muốn nói gì với ta, ca ca hôm nay bận chăm sóc vườn thuốc, cây thuốc này kị gặp âm nhân); 2 – người âm hiểm; 3 – người âm, là người tại dương gian làm việc cho Diêm Vương, loại người này biểu hiện giống người bình thường, cần ăn ngủ, chỉ là có thể nói chuyện với quỷ.

– Thượng yên giả, hạ yên giả**: trong <Tẩy Tâm Lục Tự> của Tống Lâm Cảnh Hi có ghi: “Thượng yên giả, bất đãi khuyến giới, nhi tự vi thiện; hạ yên giả, tuy hữu khuyến giới, nhi bất năng dĩ kỳ vi ác.” nghĩa là :(Thượng yên giả, dù không khuyên răn, cũng tự hướng thiện; hạ yên giả, dù có khuyên can, cũng không thể giúp người đó tránh khỏi điều ác.

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc