Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm » Truyền thông Trung Quốc: Ai tin người đó bị lừa
Tối qua, lúc cùng một số đồng nghiệp ăn tối, chúng tôi từ từ tập trung vào chủ đề chế độ độc tài ĐCSTQ và sự giả dối, bịa đặt của truyền thông Trung Quốc. Một đồng nghiệp từ Trạm Giang nói: “Các anh biết không? Kẻ tên Lý Hướng Quần, anh hùng cứu hộ lũ lụt năm 1998 toàn là bịa đặt cả”. Một người khác từng là lính nói: “Hả? Năm đó, chẳng phải Lý Hướng Quần là hình mẫu mà chúng ta học tập sao?”

>> Báo ĐCSTQ: VN tự đả thương để cầu thương cảm từ cộng đồng quốc tế

>> Giá của sự thật

Người đồng nghiệp từ Trạm Giang tiếp tục nói: “Chuyện này là chính miệng người cùng thôn của Lý Hướng Quần nói cho tôi biết”. Thôn của Lý Hướng Quần có rất nhiều người nghiện ma túy, anh ta cũng mắc nghiện; cha mẹ anh ta không có cách nào, đành để anh ta nhập ngũ với hy vọng rằng quân đội có thể quản được anh ta. Khi lũ lớn xảy ra năm 1998, Lý Hướng Quần không tham gia cứu hộ, mà lại về nhà hút ma túy, kết cục lạm dụng ma túy mà chết. Sau đó, người trong quân đội đến nhà và biết được nguyên nhân cái chết của anh ta; cảm thấy chết vì ma túy thì mất mặt quá, không thể công bố rộng chuyện này được. Lúc này, một phóng viên đã nghĩ ra một ý tưởng, nói: “Hiện nay cũng đúng lúc thời điểm trọng yếu cứu trợ lũ lụt, tốt nhất là chúng ta để Lý Hướng Quần trở thành một mẫu hình anh hùng được không? Người nhà Lý hỏi: “Làm thế nào đây?”. Phóng viên nói: “Rất đơn giản mà, anh chỉ cần mặc quân phục, vác cái bao cát lên, rồi chúng tôi chỉ chụp ảnh cảnh sau lưng và nói anh là Lý Hướng Quần là được thôi mà…”

Các đồng nghiệp vẫn còn một chút nghi ngờ, đồng nghiệp từ Trạm Giang liền nói: “Không tin thì các anh xem lại video Lý Hướng Quần vác bao cát cứu trợ lũ lụt đi, không phải toàn là cảnh quay từ phía sau sao?

Hừm, chính xác mà nói “Lý Hướng Quần, anh hùng cứu lũ” đều là thứ diễn tuồng cả”.

Ngày nay, trên Internet để tìm kiếm thông tin về Lý Hướng Quần trong Thư viện Baidu có một bài viết về “câu chuyện nhỏ về anh hùng cứu lũ năm 98″. Bài viết này có hai chi tiết: “Trước khi nhập ngũ, lúc nhỏ Lý Hướng Quần gia đình rất giàu có, thường hút hai gói thuốc lá mỗi ngày”. (bị nghi ngờ là nghiện ma tuý). “Lũ lụt ở phía nam năm 1998, ngày 7 tháng 8, Hướng Quần rời nhà sớm hơn một ngày, cùng với binh sĩ gấp rút đến Hồ Bắc tham gia cứu hộ lũ lụt”. Tìm trên bách khoa toàn thư của Baidu từ khóa “đại hồng thủy năm 1998” thì tìm thấy năm đó lũ lụt xảy ra vào giữa tháng 6, cho đến trước ngày 7 tháng 8 thì Lý Hướng Quần vẫn đang nghỉ ngơi ở nhà. Điều này cho thấy xác thực là anh ta đã ở nhà. Nếu như anh ta không phải là đứa trẻ xuất thân giàu có, nếu như anh ta không xuất tiền thông qua các mối quan hệ, thì khó mà tưởng tượng nổi anh ta đang trong thời gian phục vụ cho quân đội lại có thể xin được “về thăm nhà” kiểu như vậy.

Chỉ cần một động tác tìm kiếm đơn giản trên mạng, có thể tìm thấy sơ hở này, có thể kiểm chứng điều mà đồng nghiệp từ Trạm Giang nói là sự thật.

Nếu mỗi chuyện này thôi thì vẫn không thể xác định được anh hùng Hướng Quần là anh hùng giả tạo. Vấn đề mấu chốt là, phương tiện truyền thông ĐCSTQ về cơ bản không phải là truyền thông chân chính, mà là “kẻ phát ngôn” tuyên truyền chính trị; bản chất của phương tiện truyền thông của ĐCSTQ là bịa đặt, lừa dối.

Cả thế giới có thể nghe radio Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không thể nghe thấy phát sóng của các nước trên thế giới. Cả thế giới có thể xem các chương trình truyền hình tại Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không thể xem chương trình truyền hình của phần lớn các nước trên thế giới. Cả thế giới có thể mua báo chí Trung Quốc, nhưng tại Trung Quốc lại không thể mua báo chí của hầu hết các nước trên thế giới. Cả thế giới có thể duyệt các trang web tại Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại không thể xem web của hầu hết các nước khác. Khái niệm này chính là gì? Chính là phong tỏa Internet, hàng năm ĐCSTQ tốn trên hàng chục tỷ NDT để duy trì.

Tại Hoa Kỳ, tất cả mọi người có thể làm báo, chỉ có chính phủ là không thể. Ở Trung Quốc, tất cả mọi người đều không thể làm báo, chỉ có ĐCSTQ là có thể làm.

ĐCSTQ vì để bảo vệ lợi ích và sự thống trị của mình, đã đồng thời vừa sử dụng bạo lực, vừa tạo ra những lời nói dối, phương tiện truyền thông của ĐCSTQ, “cơ quan ngôn luận”, thực sự chính là một công cụ để tạo ra những lời dối trá của ĐCSTQ.

“Đài Truyền hình Trung ương” (CCTV) bị gọi là “Đài Truyền hình Tai ương”, “tin tức phát sóng qua mạng” thường là một “bộ ba” – mười phút đầu tiên: “Lãnh đạo rất bận” (tuyên truyền là lãnh đạo các cấp ĐCSTQ hội họp, gặp gỡ…); mười phút sau: “Nhân dân rất hài lòng” (các doanh nghiệp biết ơn “Đảng” như thế nào); mười phút thứ ba: “Ở nước ngoài rất loạn” (Vậy tại sao rất nhiều quan chức cấp cao giàu có lại muốn ra nước ngoài chứ?)

Dân chúng tóm tắt lại: Ở Trung Quốc, hạng thứ nhất: người có thể kiểm soát tin tức; hạng thứ hai: người tham khảo nội bộ đọc tin tức; hạng thứ ba: người tin tưởng vào các tin tức đặc thù; hạng thứ tư: người trực tuyến vượt tường lửa; hạng thứ năm: người thức thâu đêm rà soát các trang blog; hạng thứ sáu: người xem trang đầu tờ Nhân dân Nhật báo tại văn phòng; hạng thứ bảy: người ở nhà đợi phát sóng CCTV.

Một cư dân mạng nói đùa rằng: nếu một ngày tôi già không nơi nương tựa, xin hãy chôn tôi trong mạng lưới tin tức: nơi các thanh tra không đánh người, trẻ em đều có thể đi học, người nghèo có đủ khả năng y tế, người dân sống trong căn nhà thuê với giá 77 NDT/tháng có tiền lương hàng tháng tăng 11%, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm đạt 99%, trong đó giá cả cơ bản không tăng, giao thông cơ bản không bị chặn, môi trường cơ bản được cải thiện, bọn tội phạm cơ bản bị ngã ngựa, người dân có thể an cư lạc nghiệp, tin tức báo chí đều là sự thật và giờ tiêu chuẩn của Bắc Kinh là đúng 7:00”.

Người sử dụng Internet chất vấn “Nhân dân Nhật báo”: Các anh chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ, rồi lại ca ngợi Lưu Thiếu Kỳ, rồi lại dập Đặng Tiểu Bình, và lại khen ngợi Đặng Tiểu Bình, một tờ báo cứ toàn lặp đi lặp lại như vậy, một tờ báo cứ toàn lan truyền tin đồn, các anh từ trước đến giờ cứ nói lời xin lỗi mà không hành động, tự chiều sâu ngoài vòng pháp luật, ai còn tin nổi các anh chứ?!

phap luan cong 1

phap luan cong 2

Tháng 5/1998, các học viên Pháp Luân Công tại thành phố Trường Xuân đã tổ chức một buổi tập công.

Trước năm 1999, Pháp Luân Công nhờ hiệu quả thần kỳ đã được truyền khắp Trung Quốc Đại Lục, hơn nữa còn nhận được nhiều giải thưởng của quốc gia và rất nhiều lời khen ngợi từ giới truyền thông. Ví như, ngày 20 tháng 10 năm 1998, Cục Quản lý Thể thao Nhà nước Trung Quốc đã được gửi đến Trường Xuân và Cáp Nhĩ Tân, trưởng nhóm nghiên cứu, sau điều tra đã khẳng định Pháp Luân Công có hiệu quả về sức khỏe và có tác dụng thúc đẩy ổn định xã hội và văn minh tinh thần. Ngày 10 tháng 11 năm 1998, tờ “Tin chiều Dương Thành” đăng bài “Già trẻ đều luyện Pháp Luân Công” kể về điểm luyện công rất lớn ở Công viên Liệt sỹ Quảng Châu có tới 5.000 người theo học Pháp Luân Công. Trong đó có câu chuyện về nhân viên thống kê Lâm Thiền Anh thuộc Công ty TNHH Bì Cách Quảng Châu từng bị bại liệt mức cao với 70% cơ thể tê bại nay đã khỏi và đi lại được sau khi luyện Pháp Luân Công. Ngày 31 tháng 12 năm 1998: Thời báo Thâm Tinh dành toàn bộ trang nhất của tờ báo cho một báo cáo đặc biệt về Pháp Luân Công. Tiêu đề của trang báo là một tóm tắt về Pháp Luân Công: “Tu Tâm luyện Thân của Pháp Luân Công trở nên phổ biến ở Bằng Thành; 3.000 học viên tham gia tu luyện Pháp Luân Công”, “Điểm luyện công nhóm Pháp Luân Công ở trường Đại học; Các giáo sư Đại học và sinh viên muốn học Pháp Luân Công”, “Quyền năng trị bệnh kỳ diệu của Pháp Luân Công; nhiều bệnh nhân được hưởng lợi ích từ Pháp Luân Công”… Các câu chuyện được đăng kèm với 7 bức ảnh màu của các hội nghị chia sẻ kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp và các nhóm luyện công.

vuong tien dong

Hình ảnh Vương Tiến Đông trong sự kiện Tự thiêu tại Thiên An Môn chứa nhiều sơ hở, chai nhựa vẫn không bị gì trong khi tóc và cơ thể Vương bị cháy sém. (Hình Internet)

Tuy nhiên, sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã đàn áp và bức hại Pháp Luân Công, sử

dụng toàn diện bộ máy tuyên truyền để làm mất uy tín Pháp Luân Công, chỉ trong thời gian 6 tháng, ĐCSTQ đã dùng báo chí trong và ngoài nước bịa đặt ra những câu chuyện và tiểu luận phê bình về Pháp Luân Công, và thậm chí lên đến hơn mười triệu bài viết. Và thông tin sai lầm nhất đã làm mất uy tín của ĐCSTQ, chính là đỉnh cao chỉ đạo của Bộ Công an về sự kiện giả tạo “tự thiêu tại Thiên An Môn”. Sự kiện giả tạo này tập hợp đầy đủ các sai sót, chẳng hạn như: lửa cháy sém tóc và cơ thể “Vương Tiến Đông”, nhưng chai Sprite đựng xăng trên đôi chân vẫn không bị gì… Ngày 14 /8/2001, Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) đã ban hành một tuyên bố chính thức tại cuộc họp Liên Hợp Quốc về tuyên truyền của ĐCSTQ liên tục chỉ ra cái gọi là “tự thiêu Thiên An Môn” là một trò lừa bịp được dàn dựng cẩn thận, nhằm mục đích là để kích động lòng căm thù công khai chống lại Pháp Luân Công.

Sau khi hiểu rõ bản chất của các phương tiện truyền thông ĐCSTQ là lừa đảo, mọi người đều thở dài: truyền thông kiểu đó, ai mà tin thì đã bị lừa rồi!

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc