Home » Thế giới » Cái chết bởi chính văn hóa hiện đại ở Trung Quốc
Cái Chết Của Một Tình Nguyện Viên Trẻ Người Mỹ Của Tổ Chức Hòa Bình Cho Thấy Rõ Trung Quốc Ngày Nay Như Thế Nào

Nicholas Castle

Nicholas Castle (Peace Corps)

Nick Castle đã đem niềm vui cuộc sống và bằng cấp tại trường Đại học California cùng đến Trung Quốc vào năm 2012 và làm một tình nguyện viên của Tổ chức Hòa Bình (Peace Corps) ở tuổi 22. Tại đây anh dạy tiếng Anh và bắt đầu say mê nghiên cứu văn hóa Trung Quốc.

Vào tháng 2 năm 2013, anh qua đời ở Trung Quốc vì một bệnh truyền nhiễm, đó có thể do hậu quả của một loạt các sai lầm hoặc do sự bất đồng về thông tin giao tiếp. Nếu được chăm sóc y tế tốt hơn, rất có thể Castle đã được cứu sống.

Thời báo New York Times gần đây đã điều tra câu chuyện Castle, và cho rằng đây là một “sơ suất y tế”, trong khi một cuộc điều tra ban đầu của Tổ chức Hòa Bình kết luận rằng cái chết của Castle là không thể cứu vãn được, điều đó có nghĩa rằng, Tổ chức Hòa Bình và các nhân viên y tế ở Trung Quốc đã làm những gì có thể và nên làm.

Vậy ai là người có lỗi? Có thể chúng ta sẽ không bao giờ biết. Có lẽ Castle đã đến lúc ra đi, trong hoàn cảnh thế nào cũng vậy thôi, nhưng tôi muốn nêu lên ý rằng nền văn hóa ảnh hưởng lớn đến cách mọi người phản ứng trong những giờ phút quan trọng. Nền văn hóa có thể đưa đến sự khác biệt quan trọng ở những khoảnh khắc giữa sự sống và cái chết. Có thể không ai có lỗi mà chính nền văn hóa Trung Quốc hiện đại mới là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Castle.

Khi nghe câu chuyện của Castle, tôi nghĩ: “Chuyện này có thể xảy ra đối với tôi”. Khi bằng tuổi Castle và vừa mới tốt nghiệp đại học, tôi cũng là tình nguyện viên của Tổ chức Hòa Bình và dạy tiếng Anh ở Thái Lan. Tôi đã phải nhập viện ba lần trong thời gian ở đó, và nhận được dịch vụ chăm sóc y tế tốt. Dịch vụ chăm sóc y tế này hoàn toàn là sản phẩm của văn hóa Thái.

Tính mạng của bạn trong tay của họ

Lúc ở quê nhà, chúng tôi có thể tự kiểm soát tốt cuộc sống của chính mình. Nhưng khi rời khỏi đất nước, chúng tôi biết thực tế rằng cuộc sống mình đang nằm trong tay của người xa lạ và nền văn hoá bản địa.

Người dân ở đó lái xe nhanh hay chậm, kỹ năng thế nào, đường xá có thuận tiện hay không? Nước chảy từ vòi khách sạn sạch ở mức độ nào? Làm thế nào để biết cách xử lý các vụ tai nạn? (Tại Thái Lan, chúng tôi thấy nhiều người đang khiêng tay chân của một người bị thương trong tai nạn xe máy để đặt cơ thể của họ vào một chiếc xe tải nhỏ, thay vì buộc họ vào một chiếc cáng để cố định xương sống, hoặc chờ đợi xe cứu thương đến. Chúng tôi tự hỏi có bao nhiêu linh hồn tội nghiệp đã bị liệt suốt đời do sự thiếu hiểu biết này).

Và khi có khủng hoảng xảy ra, họ sẽ phối hợp và tổ chức như thế nào? Ở cấp độ lớn như vậy, yếu tố văn hoá đóng vai trò quan trọng. Người Mỹ chúng tôi có những lỗi lầm chung, nhưng trong văn hóa của chúng tôi, mọi người cùng nhau đoàn kết để tạo ra sức mạnh và năng lượng to lớn trong những khoảnh khắc khủng hoảng, chỉ cần xem hình ảnh mọi người đổ đầy các bao cát khi có nguy cơ nước sông tràn bờ, hoặc nghĩ đến những người cứu hộ và tình nguyện viên không màng đến sự sống chết khi ngay lập tức chạy đến tầng trệt của tòa nhà Trung tâm Thương mại trong vụ 11/9.

Vậy đó, cuộc sống của chúng tôi nằm trong tay của người lạ khi rời khỏi đất nước và cuộc sống của các du khách đang ở trong tay của chúng tôi tại đây. Người nước ngoài chết tại Mỹ cũng có thể được coi là một thất bại của nền văn hóa Mỹ. Hãy suy nghĩ về cầu thủ bóng chày người Úc đã bị ba thanh thiếu niên ngồi trong một chiếc xe bắn chết khi đang chạy bộ ở Oklahoma vào năm 2013. Bạo lực là một điều tồi tệ nhưng cũng là một nhân tố thực tế của văn hóa Mỹ hiện đại.

Công việc của các tình nguyện viên của Tổ chức Hòa Bình (PCVs) là khám phá và hội nhập với nền văn hóa của đất nước mà họ đang làm việc, với một mức độ lớn hơn nhiều so với bất kỳ nhà ngoại giao, quân nhân, hoặc nhân viên của công ty theo sự phân công ở nước ngoài. Hai trong số ba mục tiêu chính của Tổ chức Hòa Bình là tăng cường sự hiểu biết giữa các nền văn hóa. Các thành viên PCVs thường ở những nơi mà không có bất kỳ người Mỹ nào khác sống xung quanh.

Văn hóa Trung Quốc đương đại

Khi kể về những giờ phút cuối cùng của Castle, Thời báo New York Times cho rằng sự kiện này là minh chứng quan trọng về văn hóa đương đại của Trung Quốc.

Bác sĩ của Tổ chức Hòa Bình, Tiến sĩ Gao người Trung Quốc được đào tạo lành nghề xem xét tình trạng của Castle và đã quyết định rằng phải chuyển Castle đến bệnh viện, bà đã gọi đến văn phòng của Tổ chức Hòa Bình để gọi xe cấp cứu đưa anh đi ngay lập tức. NY Times cho biết: “một cuộc điều tra nội bộ sau đó phát hiện ra giám đốc quốc gia của cơ quan này đang sử dụng xe của Tổ chức Hòa Bình, “và không một ai trong số các nhân viên y tế ‘đủ dũng cảm’ để yêu cầu giám đốc ngừng sử dụng xe, ‘ngay cả trong trường hợp khẩn cấp’ “.

Sau khi đội ngũ y tế gọi xe cấp cứu, nó đã “bị lạc trong đường phố Thành Đô”, và đến muộn.

Dịch truyền tĩnh mạch đã sẵn sàng, “nhưng sau một cuộc tranh luận giữa các bác sĩ cấp cứu và nhân viên y tế của Tổ chức Hòa Bình, họ dừng truyền dịch cho Castle và đưa anh lên xe cứu thương. Thật không may cáng cứu thương lại không vừa với thang máy, nên các bác sĩ đã phải khiêng anh đi bộ xuống 3 tầng lầu.

“Trong xe cứu thương, bất đồng đã nổ ra giữa [đội ngũ y tế của Tổ chức Hòa Bình] và các đồng nghiệp người Trung Quốc. Tiến sĩ Gao sau này đã viết: “Chúng tôi cố gắng giữ đường thở của anh được lưu thông bằng cách cho anh nằm nghiêg người qua một bên. Các bác sĩ và y tá cứu thương không đồng ý vì họ có ý định bắt đầu tiêm tĩnh mạch và để giữ cho huyết áp ổn định”.

Tóm lại: nhân viên y tế sợ hãi khi yêu cầu ông chủ cấp cho một chiếc xe cứu thương trong trường hợp khẩn cấp; còn xe cứu thương khác đã bị lạc; hai nhóm khác nhau đã tranh luận về việc làm thế nào để chữa trị cho một bệnh nhân bị bệnh nặng; cáng không vừa với thang máy; và hai nhóm bác sĩ đấu tranh với nhau trong việc phải làm gì với bệnh nhân.

NY Times nhấn mạnh các điều tra nội bộ của Tổ chức Hòa Bình tiết lộ rằng: “dường như không ai chịu nhận trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng này” và Tiến sĩ Gao đã lo lắng nếu Castle được đưa vào một bệnh viện địa phương lớn thì bà và Tổ chức Hòa Bình “sẽ ‘mất tất cả quyền kiểm soát’ chăm sóc y tế cho Castle”.

Một người bạn Trung Quốc nói với tôi rằng tình trạng này rất quen thuộc. Cô kể lại câu chuyện của một người bạn có cha bị chết trên một chiếc xe cứu thương khi phải mất đến 6 tiếng để lái xe đến một bệnh viện gần nhất.

Khi khách du lịch Mỹ từ Trung Quốc trở về, họ thường kinh ngạc trước những tòa nhà cao tầng sáng bóng và tốc độ phát triển chóng mặt. Nhưng số phận của Nick Castle cho thấy một cái nhìn khác về thực trạng của nền văn hóa Trung Quốc ngày nay.

John Nania

Theo vietdaikynguyen

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc