Home » Khám Phá, Khoa học » Ruồi đậu trên người chúng ta chỉ để… ói và ị?

Một câu hỏi rất đơn giản và thường gặp: ruồi làm gì khi đậu lên người chúng ta? Nếu đậu lên thức ăn, ta hiểu rằng chúng đang ăn. Nhưng nếu đậu lên người chúng ta, có phải chúng đang ói và ị lên chúng ta không?

Trước hết, cần nói rõ rằng đây là loại “ruồi nhà”, được các nhà khoa học trên thế giới gọi bằng tên khoa học là Musca domestica. Loại ruồi này chúng ta có thể nhìn thấy hầu như khắp mọi nơi trên thế giới, bất kỳ chỗ nào có sự sống của con người, đặc biệt với những ai hay làm món thịt nướng chắn hẳn không xa lạ gì. Những con ruồi “tự nhiên” lượn qua bàn tiệc, dạo qua các đĩa salad, và cố nếm cho bằng được món bánh sandwich, bạn có dám để “kệ nó” tung hoành không? Và rồi, những con ruồi đó lại đậu lên người bạn. Bạn có thể sẽ tự hỏi chúng đang làm gì khi đậu lên người bạn? Đó thực sự là một một quan tâm, tò mò có thể hiểu được.

Ruồi đậu trên người chúng ta đề làm gì?

Đầu tiên, hãy giải quyết mối băn khoăn thứ nhất – ruồi có nôn mửa lên người bạn không? Câu trả lời sẽ khiến bạn sửng sốt: Ruồi có nôn mửa, và chúng làm điều đó khá thường xuyên. Không may cho ruồi, chúng không được cấu tạo để nhai những thức ăn cứng. Hầu hết côn trùng ăn thức ăn cứng – chẳng hạn như loài bọ cánh cứng – đều có cấu tạo phần miệng có thể nhai thức ăn, tức là làm nhỏ miếng ăn ra để dễ tiêu hóa. Thay vào đó, ruồi có lưỡi giống như bọt biển.

Ruồi nếm thức ăn bằng chân, vì thế chúng không có lựa chọn nào khác ngoài cách đi bộ lên thức ăn của chúng (và cả của chúng ta). Lúc đó, theo phản xạ ruồi sẽ lè chiếc lưỡi của chúng ra và liếm vào thức ăn để khám phá. Nhưng làm thế nào ruồi có thể ăn được thịt, hay bất kỳ loại thức ăn rắn nào? Ruồi chấm lên thức ăn các loại enzym tiêu hóa bằng cách nôn, ói ra một ít nước bọt và thức ăn trong cơ thể. Các enzym bắt đầu phân hủy thức ăn rắn, dần biến nó thành mủn nhỏ để ruồi có thể xử lý.

Giờ đây, hãy nhớ đến lúc bạn bị ốm đau hoặc say rượu bia. Nếu bạn bị nôn mửa liên tục, bạn có thể bị mất nước, vì thế bạn phải uống nhiều chất lỏng để bù lại lượng nước đã mất. Ruồi cũng không khác gì. Chế độ ăn kiểu “lỏng hóa” này khiến ruồi cần nhiều nước. Và khi bạn uống nhiều nước, bạn biết rồi đấy! Ruồi cũng thế, chúng sẽ cần phải đi đại tiện nhiều lần.

Như vậy, chúng ta đã có thể trả lời câu hỏi – có phải ruồi ói và ị khi chúng đậu lên người bạn? Đúng thế, nhưng không phải hễ đậu lên người bạn, chúng lại ói và ị. Bởi vì, còn tùy thuộc cách ruồi nghĩ bạn có phải là thức ăn của chúng hay không. Nếu ruồi nhận được thông điệp từ chân của nó, rằng “hừ, người này có mùi rất hấp dẫn ruồi, hãy nếm thử xem”, bạn sẽ có thể bị ruồi ói và ị lên người.

(Theo khoahoc.com.vn)


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc