Home » Ảnh đẹp, Chia sẻ » 12 bãi biển kỳ lạ nhất thế giới
“Bãi biển trứng rồng” ở New Zealand nổi tiếng với những tảng đá hình quả trứng trong khi tại bãi biển Causeway Coast, 40.000 cột đá, hình thành từ dung nham núi lửa, xếp ngay ngắn.

Đá vôi bị bào mòn đã tạo ra các hang động với vẻ đẹp choáng ngợp tại vùng biển Algarve, Bồ Đào Nha, khiến nhiều du khách “phải lòng” khi đặt chân tới đây. Ảnh: Getty Images

Quần đảo Marieta, Mexico, nổi tiếng với “bãi biển ẩn”, hay còn gọi là “Biển tình nhân”. Nhiều người tin rằng bãi biển này do những vụ thử bom của quân đội Mexico vào đầu những năm 1900 tạo nên. Ảnh: Vallarta Adventures

Quần đảo Harbour ở Bahamas nổi tiếng với những bãi biển màu hồng trải dài nhiều dặm. Ảnh: Alamy

Đầu thế kỷ 20, Glass Beach, bang California (Mỹ), là một bãi rác công cộng khổng lồ. Năm 1967, giới chức địa phương cấm người dân đổ rác tại đây vì vấn đề môi trường. Sau đó, rác thải hạng nặng được chuyển đi. Theo thời gian, những con sóng đã bào mòn hàng triệu mảnh thủy tinh sót lại của bãi rác khi xưa và biến chúng thành những hòn sỏi, hạt cát nhẵn mịn, khiến nơi đây trở thành bãi biển thủy tinh độc đáo nhất thế giới. Ảnh: Alamy

Cảnh tượng khi thủy triều xuống tại bãi biển Praia As Catedrais, Tây Ban Nha, khiến người ta liên tưởng tới các mái vòm của nhà thờ. Ảnh: Alamy

Bãi biển Koekohe, hay còn gọi là “bãi biển trứng rồng”, ở New Zealand nổi tiếng với những tảng đá lớn hình quả trứng. Những khối đá này là trầm tích được hình thành trong đáy biển từ thời cổ đại, cách đây khoảng 60 triệu năm. Ảnh: Getty Images

Khoảng 40.000 cột đá, hình thành từ dung nham núi lửa, xếp ngay ngắn tại bãi biển Causeway Coast (Bắc Ireland) đã tạo nên cảnh quan đặc biệt cho nơi này. Ảnh: REX

Cát đen tại bãi biển Punaluu, bang Hawaii (Mỹ) được hình thành bởi những dòng dung nham. Ảnh: Alamy

Cát đỏ ở bãi biển Rabida, Ecuador, được hình thành do sự oxy hóa của nham thạch. Ảnh: Alamy

Quần đảo Maldives nổi tiếng với những bờ biển “lấp lánh ánh sao” khi màn đêm buông xuống. Theo các nhà khoa học, những đốm sáng kỳ lạ này do một loài sinh vật phù du có khả năng phát ra ánh sáng lân tinh khi bị tác động tạo thành. Ảnh: Alamy

Bãi biển Shell, Australia, được hình thành từ hàng triệu vỏ sò. Theo các nhà khoa học, độ mặn của nước biển tại vịnh Cá Mập rất cao khiến nhiều loài sinh vật như cua, sò, ốc không thể sống. Sau khi chết, chúng để lại những mảnh vỏ nằm chồng chất trên bãi biển này. Ảnh: Alamy

Những khoáng sản trong đất đã nhuộm tím bãi biển Pfeiffer, bang California, Mỹ. Ảnh: Getty Images

 

(Theo diaoconline.com)

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc