Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Đối thoại ở Hồng Kông vẫn chưa thể diễn ra
Có vẻ như Bắc Kinh là kẻ đang giật dây. Chiến lược mà Trưởng đặc khu Hồng Công áp dụng chính là cái mà Bắc Kinh mong muốn.
Cuộc đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình sau khi người biểu tình chặn đường Lung Wo – một trong những tuyến đường chính ở Hồng Kông – vào ngày 15/10/2014. Đêm 15/10, cảnh sát trả đũa bằng việc đánh đập người biểu tình bằng nắm đấm, dùi cui, và hơi cay (Benjamin Chasteen/Epoch Times)

Cuộc đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình sau khi người biểu tình chặn đường Lung Wo – một trong những tuyến đường chính ở Hồng Kông – vào ngày 15/10/2014. Đêm 15/10, cảnh sát trả đũa bằng việc đánh đập người biểu tình bằng nắm đấm, dùi cui, và hơi cay (Benjamin Chasteen/Epoch Times)

Chính quyền Bắc Kinh muốn sử dụng tối đa Lương Chấn Anh, người thường được biết với tên viết tắt là CY ở Hồng Kông, nhưng với những người biểu tình đòi dân chủ thì ông ta được gọi là 689. Dưới hệ thống bầu cử bị Bắc Kinh thao túng, ông Lương đã được chọn làm Trưởng đặc khu với 689 phiếu bầu từ một hội đồng được xưng là đại diện cho 7 triệu người dân Hồng Kông.

Các vụ biểu tình ở Hồng Kông là hòn đá bỏng tay mà Bắc Kinh đẩy về phía 689. Lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình không muốn bình luận về tình hình Hồng Kông bởi vì điều đó sẽ nâng cao tầm quan trọng của sự kiện này. 689 hiện đang phải làm cái đệm chắn giữa Bắc Kinh và Hồng Kông.

Cho dù 689 có thực hiện theo những gì mà Bắc Kinh muốn, ông ta cũng đừng hy vọng Bắc Kinh sẽ nói lời cảm ơn. Trên thực tế, sau khi 689 ổn định được tình hình Hồng Kông, vào một thời điểm thuận tiện, Bắc Kinh có thể sẽ hạ bệ ông ta ngay lập tức, hay thậm chí còn tệ hơn. Nhưng không phải bây giờ. Bắc Kinh không muốn thấy Hồng Kông có nhiều vấn đề như hiện tại. Họ có thể cho phép người dân Hồng Kông tổ chức tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn vào ngày 4 tháng 6 hằng năm, cũng như cho phép các cuộc tuần hành vì dân chủ diễn ra vào mỗi 1 tháng 7.

Nhưng Bắc Kinh không thể chịu được yêu cầu dân chủ thực sự. Bắc Kinh đã quá quen với việc kiểm soát hoàn toàn mỗi tấc đất, mỗi con người, và thậm chí mỗi suy nghĩ của người dân.

Dù vậy, hiện tại Bắc Kinh hẳn sẽ vẫn sẵn lòng để lại cho Hồng Kông chút ít tự do. Để Hồng Kông tồn tại như một con đường kết nối với thế giới bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là về tài chính. Nó là một tấm gương cho Đài Loan, và khiến Bắc Kinh có cơ hội chứng tỏ rằng họ có thể xử lý vấn đề Hồng Kông tốt hơn Anh Quốc.

689 đang cố gắng thực hiện kỳ vọng của Bắc Kinh. Vào ngày 28/9/2014 ông ta đã ra lệnh dùng hơi cay để kiểm tra phản ứng của sinh viên. Kết quả nhiều người hơn đến tham gia biểu tình. Sau đó 689 đã thử dùng hội Tam Hoàng để hăm dọa người biểu tình, ông ta cũng thất bại. Hiện tại, ông ta đang ra lệnh cho cảnh sát tấn công một cách có hệ thống vào các hàng rào của sinh viên.

Trong khi đó, 689 phải chiến đấu trong một cuộc chiến thông tin bên trong lòng Hồng Kông. Giới truyền thông của Hồng Kông đang hát đi hát lại mấy lời được soạn bởi Bắc Kinh – Nào là phong trào Chiếm Trung (Occupy Central) là “bất hợp pháp”, nó gây ra “hỗn loạn”, là công cụ của các thế lực ngoại bang, v.v. Cùng lúc đó, những người biểu tình chủ yếu được mang từ đại lục sang đã tổ chức chặn tòa soạn báo ủng hộ dân chủ Apple Daily để tòa soạn này không thể phân phối báo của mình.

689 và Bắc Kinh có thể sẵn lòng đối thoại với sinh viên, nhưng họ không biết làm sao để những sinh viên này không sôi sục. Giới sinh viên đòi hỏi có bầu cử thực sự và 689 phải từ chức. Mà cả 2 điều đều không thể xảy ra ở thời điểm này.

Các phòng trào sinh viên thường đáng trân trọng bởi vì đó là lý tưởng, tinh thần và lòng quả cảm thuần khiết của những người biểu tình. Dù thực tế phũ phàng có thể sẽ phá hủy giấc mơ trong sáng của họ, nhưng những tấm gương hành động vô tư trong thời gian qua sẽ để lại dấu ấn lâu dài trong lịch sử. Tuy nhiên, các phẩm chất khiến chúng ta ngưỡng mộ những sinh viên trẻ này cũng chính là lý do khiến họ không dễ dàng thỏa hiệp.

Cho đến nay, giới sinh viên đã cố gắng để kiềm chế bất mãn của mình với chính quyền Hồng Kông. Họ không chống lại Bắc Kinh. Nếu họ có thể hiểu được rằng không bao giờ có thể có được bầu cử thực sự từ CCP (Đảng cộng sản Trung Quốc) thì có lẽ họ sẽ muốn suy xét tới việc đòi hỏi một kết quả dễ dàng hơn.

Nhưng trong lúc này, Bắc Kinh không chùn tay và không thỏa hiệp. Bắc Kinh hiểu rằng nếu bây giờ họ nới tay thì sẽ có nhiều cuộc biểu tình hơn, và không chỉ ở Hồng Kông.

Bên dưới bề mặt, có nhiều thế lực khác ngoài sinh viên và chính quyền Bắc Kinh cũng đang tham gia vở kịch này. Mỗi lần hai bên tiến gần đến việc đạt được đối thoại thì lại có cái gì đó nảy sinh khiến mọi thứ đổ vỡ.

Có một bàn tay bí ẩn nào đó đang cố gắng để tạo ra nhiều đối đầu hơn. Tập Cận Bình vẫn đang trong quá trình sử dụng chiến dịch chống tham nhũng của mình để loại bỏ các phần tử trung thành với Giang Trạch Dân. Các sự kiện xảy ra cho thấy Tập vẫn chưa có được Hồng Kông trong tầm kiểm soát.

Diana Zhang

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc