Home » Tiêu Điểm, Xã hội » Luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho người có tiền?

phapluat-tran-dinh-trien-2

Luật sư Trần Đình Triển là luật sư hiếm hoi tại VN vì dân, không lấy một đồng nào từ các vụ án oan và bất công trong xã hội

Đại biểu Đỗ Văn Đương nhấn mạnh không đính chính phát ngôn này vì thực tế luật sư không bào chữa vì tiền, nhưng phải có tiền

Khi báo chí đưa thông tin bài trả lời phỏng vấn của Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP. HCM) bên hành lang Quốc hội về vai trò của luật sư trong đó nhấn mạnh: “Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền…”. Phát biểu này đã gây sóng dư luận trong giới luật sư.

DO VAN DUONG

Đại biểu Đỗ Văn Đương

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 28/10, đại biểu Đỗ Văn Đương khẳng định không đính chính lại phát biểu của mình, đồng thời cung cấp thêm thông tin dẫn chứng dường như để làm rõ thêm cho phát biểu “gây sóng” của mình: “Trong 100 vụ án hiện nay, có đến 80% không có luật sư bào chữa. Một phần do thiếu luật sư, một phần là do 80% các vụ án đó liên quan đến người nghèo không có tiền thuê luật sư để bào chữa. Ngược lại, 100% số vụ án kinh tế như tham nhũng, tranh chấp đất đai thì rất nhiều luật sư bào chữa. Thậm chí, có những vụ mới tiến hành khởi tố vụ án đã có luật sư tham gia, ví như vụ án Bầu Kiên, Huyền Như… rất nhiều luật sư tham gia bào chữa, tranh tụng tại tòa”.

Đại biểu Đỗ Văn Đương nhấn mạnh: “Luật sư không bào chữa vì tiền, nhưng phải có tiền. Nếu không có tiền thì lấy đâu nuôi bộ máy trong văn phòng luật sư. Vấn đề đáng lên án là những luật sư chạy án, tham gia vào những vụ án không đúng bản chất của nghề luật sư”.

Đại biểu Đỗ Văn Đương chia sẻ: “Chúng ta phải khẳng định luật sư có vai trò rất quan trọng, nhờ họ đã góp phần rất lớn trong việc chống oan sai và không bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, người làm nghề luật sư không thể sống bằng “không khí” để đi bào chữa. Có tiền thuê luật sư bào chữa, còn chỉ định luật sư công, nhà nước cũng phải bỏ tiền ra cho luật sư. Tuân theo một quy định cung- cầu và giá trị rất rõ ràng. Điều này hoàn toàn không sai. Còn thực tế, có những luật sư hoạt động không vì tiền, đứng lên bào chữa miễn phí vì danh dự. Số này chiếm không nhiều, còn thông thường có ai sống bằng không khí để đi bào chữa?”.

Đại biểu Đỗ Văn Đương cũng thừa nhận thực tế thời gian qua không ít luật sư ngoài công tác chuyên môn còn tham gia chạy án, có một bộ phận hay nhóm đối tượng đứng ra làm môi giới giữa cán bộ tố tụng với bị can; không ít vụ việc đã bị phát hiện và xử lý. Tuy nhiên theo đại biểu Đỗ Văn Đương “vấn đề là có cần cơ quan giám sát hoạt động của luật sư hay không? Trong quy định hoạt động tố tụng đã nói rõ, cái chính là giám sát hoạt động của luật sư không dễ. Bởi luật sư họ rất am hiểu luật”.

“Thế nên hoạt động nào cũng phải giám sát, không chỉ riêng mình luật sư. Lâu nay không ít người, không ít luật sư cứ nhân danh mình là luật sư, hoặc mình làm nghề này, nghề kia. Cứ tưởng người ta tốt, nhưng thực tế không phải vậy. Tốt hay xấu thể hiện bằng chính công việc họ làm chứ không phải lời nói. Tâm không trong sáng thì có nhân danh nghề gì, làm gì cũng vậy thôi”, đại biểu Đỗ Văn Đương bày tỏ./.

Thanh Hà/VOV.VN (ghi)

Chuyên đề:

2 ý kiến dành cho “Luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho người có tiền?”

  1. domi 29/10/2014

    Tôi cũng nghĩ ông Đỗ văn Đương làm quan chỉ vì tiền vì như ông nói chẳng ai sống bằng không khí

    Reply
    • Phong 29/10/2014

      Tất nhiên ai cũng phải có một công việc để kiếm tiền nuôi sống bản thân, nhưng phải làm sao cho chính, chứ không phải hoàn toàn vì tiền mà đánh mất lương tâm.

      Ở nước ngoài, nếu một người không thuê luật sư thì tòa án sẽ chỉ định luật sư cho họ, họ có văn phòng luật sư nhà nước. Và hệ thống tòa án là riêng biệt, có quyền hành riêng, có lương riêng nên khi người nghèo bị xử họ sẽ có luật sư mà không mất tiền.

      Reply

Ý kiến bạn đọc