Home » Khám Phá, Khoa học » Ba phát minh thú vị thời cổ đại: Máy bán hàng tự động
Bên trái: Bức ảnh tư liệu của nước thánh (Shutterstock *); Trên: Anh hùng Heron của Alexandria (Wikimedia Commons); Phải: Minh họa thiết bị cột mốc của người Hy Lạp cổ đại (Didecs/iStock/Thinkstock); Ảnh nền: (Shutterstock*/ Epoch Times)

Bên trái: Bức ảnh tư liệu của nước thánh (Shutterstock *); Trên: Anh hùng Heron của Alexandria (Wikimedia Commons); Phải: Minh họa thiết bị cột mốc của người Hy Lạp cổ đại (Didecs/iStock/Thinkstock); Ảnh nền: (Shutterstock*/ Epoch Times)

Máy bán hàng tự động đầu tiên, được phát minh vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên bởi ông Heron (hay còn gọi là vị anh hùng của Alexandria), làm việc giống như bệ xả nước trong nhà vệ sinh.

Khi muốn nước chảy ra, chỉ cần bấm vào chốt kết nối với một thanh dầm bên trong bể, phía bên đối diện của thanh sẽ nâng lên. Thông qua dây xích kết nối với nút dưới đáy bể và thanh đo cao độ, lượng nước cần thiết từ trong bể sẽ theo rãnh và chảy vào bát.

Trong chiếc máy bán hàng tự động của Heron, 1 đồng xu được thả vào khe và rơi vào một đầu thanh dầm, như một lực đủ lớn tác động vào nút trên bệ xả. Bình đựng đầy nước thánh sẽ được rót ra (dĩ nhiên, phụ thuộc vào lượng nước trong bình). Khi thanh dầm nâng lên, kéo nút ra khỏi lỗ và người mua sẽ nhận được lượng nước cần thiết được xác định trước.

Tạp chí Smithosinian dẫn lời giải thích của Giáo sư John Humphrey, chuyên gia nghiên cứu các công nghệ cổ đại của Hy Lạp và La Mã tại Đại học Calgary cho biết, lý do để thiết bị bán nước thánh là vì “mọi người sẽ quý trọng nước thánh hơn khi họ phải trả tiền”.

2. Máy vận thăng

Một thiết bị khác được ông Heron phát minh dùng để tự di chuyển đứng (hay còn gọi là máy vận thăng), được sử dụng trong nhà hát cổ xưa. Ví dụ, thiết bị đó có thể mang con rối ra sân khấu. Ông Heron bị lôi cuốn bởi máy tự động (máy tự hành), vì vậy, ông đã tạo ra chiếc máy khác có khả năng tự đóng mở rèm, hay tạo ra những thiết bị cơ khí có thể thực hiện các thao tác khác nhau.

Một phần của thiết bị tự hành đứng làm việc giống như đồng hồ cát, ngăn bên trên được đổ đầy cát, và có thể chảy xuống ngăn bên dưới. Ở ngăn trên cùng của máy vận hành, ông Heron đặt một vật nặng, chẳng hạn như một hòn gạch đặc được đặt trên lớp cát. Khi cát chảy dần xuống dưới, thì viên gạch cũng theo đó mà hạ thấp độ cao. Dây thừng buộc vào gạch được kết nối với các bánh răng sẽ kéo các bánh xe bên dưới chạy theo.

 

Bản sao của thiết bị này được tái hiện lại bởi các sinh viên trường Đại học Smith ở Massachussets (Ảnh: Trên trang web của trường)

Bản sao của thiết bị này được tái hiện lại bởi các sinh viên trường Đại học Smith ở Massachussets (Ảnh: Trên trang web của trường)

3. Thiết bị mã số của người Hy Lạp cổ đại

Nhà khoa học quân sự Hy Lạp là Aeneas Tacticus đã phát triển một thiết bị thông tin liên lạc cho các ngọn đồi bằng cách sử dụng mã số mà người ngoài không thể phá được.

Lấy ví dụ, trên hai ngọn đồi canh gác cách nhau khá xa, mỗi nơi có đặt một chiếc bình bằng đất sét cùng kích cỡ với một cái lỗ ở dưới đáy cũng cùng kích thước. Mỗi chiếc lỗ được cắm bằng một thanh có đánh dấu các con số, ám chỉ các mệnh lệnh tương ứng của lãnh đạo, và nước được đổ đầy vào trong bình.

196178112142438_a-241358cd_4FEkVA_pm-480x329

 Để gửi mật lệnh, một bên tháp sẽ đốt đuốc báo hiệu, khi đó cả hai bên đều tới bên chiếc bình nước. Bên đốt đuốc đổ hoặc tháo nước để cao độ trong bình tương ứng với con số trên thanh mệnh lệnh. Dựa theo nguyên lý bình thông nhau, phía bên kia sẽ có mực nước tương tự và do đó sẽ biết được con số trên thanh mệnh lệnh của họ. Tín hiện sẽ được gửi và thông báo cho các trạm khác bằng cách làm tương tự.

Mỗi số sẽ có một ý nghĩa được xác định trước. Chẳng hạn như “quân tiếp viện đang ở đây”

greek-decoder-480x320

 Hình ảnh chiếc bình cùng thanh mật lệnh có các con số: Số 1: Tấn công lúc rạng sáng; Số 2: Tấn công lúc trời tối; Số 3: Không tấn công, chúng ta sẽ giải hòa; Số 4: Chúng ta không đông hơn quân địch, rút quân.

Nguồn:vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc