Home » Bí ẩn thế giới, Khoa học, Tiêu biểu sideshow » Chúng ta có lẽ đang sống trong một ‘Ma trận’
 

(ảnh minh họa từ Shutterstock)

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Tùy bạn quyết định!

Hội nghị thượng đỉnh “Theo dòng sự thật” ( Follow the Truth: The Conspiracy Show Summitdiễn ra hôm 16/11 tại Oshawa thuộc bang Ontario ở Canada, ông Jim Elvidge thảo luận về quan điểm cho rằng, thế giới chúng ta đang sống giống một chương trình máy tính. Hội nghị quy tụ các nhà nghiên cứu khám phá về sức mạnh tâm trí, tiền kiếp, thời gian và các lĩnh vực liên quan.

Jim Elvidge (Courtesy of Jim Elvidge)

Thế giới chúng ta đang sống không nhất thiết được mô tả  giống chương trình máy tính, thiết kế bởi các rô-bốt ký sinh, như phim “Ma trận”. Nhưng thật sự, nó có rất nhiều điểm tương đồng, Kỹ sư Jim Elvidge cho biết.

Ông Elvidge đã nghiên cứu về công nghệ kỹ thuật số tiên tiến trong nhiều thập kỷ qua. Ông có bằng thạc sĩ kỹ thuật điện của Đại học Cornell cũng như nhiều bằng sáng chế trong xử lý tín hiệu kỹ thuật số, và ông công bố nhiều nghiên cứu về viễn thám và các chủ đề liên quan khác trên những tạp chí khoa học uy tín. Kết hợp kiến thức hệ thống số với cơ học lượng tử, Elvidge đã phát hiện ra, thế giới chúng ta đang sống giống với một chương trình máy tính.

Vấn đề là, “vật chất” mà chúng ta dường như sờ và cảm nhận thực chất đều là các khoảng không trống rỗng. Giác quan lừa dối chúng ta.

Mới đầu, các nhà vật lý cho rằng, nguyên tử có hình dạng dạng hạt xếp chồng khít lên nhau để tạo thành phân tử. Nhưng sau đó, họ khám phá ra, còn có khoảng không rộng lớn giữa các hạt nguyên tử. Trong khi, bản thân nguyên tử cũng tồn tại những khoảng không rộng lớn. Càng nghiên cứu sâu xuống hạt hạ nguyên tử, chúng ta càng phát hiện được nhiều khoảng trống hơn, trong khi vật chất nhỏ hơn nữa thì chúng ta vẫn chưa phát hiện ra. Sâu xuống nữa, vật chất hữu hình dường như không tồn tại.

Trên: (Frank Peters/iStock/Thinkstock) Trái: (Dorling Kindersley/Thinkstock) Giữa: (Yasna Ten/iStock/Thinkstock) Phải: (Antares_J/iStock/Thinkstock)

 Vậy, không gian kia chính xác là gì? Có nhiều cách hiểu và lý thuyết giải thích khác nhau. Elvidge hiểu rằng, đó chính là dữ liệu. Với tốc độ phát triển của vật lý nghiên cứu hạt, cuối cùng chúng ta sẽ phát hiện ra, không có “vật chất” nào tồn tại, vật chất chỉ là “dữ liệu”. Và đằng sau dữ liệu là thứ gì đó tương tự như mã nhị phân của một chương trình máy tính. Ngoài ra, ý thức của con người tồn tại trong một Internet vũ trụ, chỉ chờ để truy cập được thông qua giao diện “máy tính não” của chúng ta.

Thế giới dữ liệu

Lý thuyết của Elvidge phát triển dựa trên ý tưởng của nhà vật lý nổi tiếng John Archibald Wheeler (1911-2008), người đã viết cuốn sách “Geons, Lỗ đen và Bọt Lượng tử: Cuộc sống theo Vật lý học” (Geons, Black Holes and Quantum Foam: A Life in Physics). Ông giải thích: “Quả thật là bất hợp lý khi tưởng tượng thông tin là cốt lõi của vật lý học, chứ không chỉ là cốt lõi của một chương trình máy tính”.

John Archibald Wheeler (Ảnh: Emielke/Wikimedia Commons)

 

Wheeler tóm lược lý thuyết của ông trong một câu “nó từ Bit” [thông tin]. Vạn vật đều được cấu thành từ Bit. Từ “Bit” được định nghĩa là đơn vị nhỏ nhất của thông tin, cũng được gọi là số nhị phân, được sử dụng để kết nối với máy tính.

Trong bài báo về “Thông tin, Vật lý, Lượng tử: Tìm kiếm các mối liên kết”, Wheeler đã viết: “Mỗi một ‘Bit’, còn gọi là một hạt, một trường lực, thậm chí cả thời gian và không gian đều có liên thông với nhau. Nó chức năng, ý nghĩa và tồn tại trong tất cả mọi thứ (thậm chí cả trong phạm vi gián tiếp), bắt nguồn từ các câu hỏi mang tính gợi mở như ‘có’ hoặc ‘không’, sự lựa chọn nhị phân, hay các Bit thông tin.

Trong hầu hết các trường hợp, những Bit thông tin này tượng trưng cho điểm tận cùng của mỗi hạt vật chất (còn được gọi là “phi vật chất”). Thông thường, những phi vật chất này xuất hiện trong các phân tích cuối cùng của các câu hỏi “Có-Không” và được lưu lại trong các thiết bị phản ứng.

Trong các lựa chọn nhị phân, các câu hỏi “có-không”, ý thức của con người có thể tự do lựa chọn. Ông Wheeler gọi đó là “bản nguyên vũ trụ”, còn ông Elvidge gọi là “ý thức – nhân tố điều khiển thế giới số”.

Mã nhị phân (Shutterstock)

 

Các nhà vật lý lượng tử đã chứng minh rằng, vật chất tồn tại dạng thức hay trạng thái dao động khi có đối tượng quan sát. Ví dụ, proton có thể tồn tại dưới dạng sóng hoặc dạng hạt, nhưng cách thức quan sát sẽ quyết định dạng thức tồn tại của proton. Do đó, ý thức của con người có thể tạo ra sự thay đổi.

Đây là thí nghiệm tưởng tượng chứng minh cách ông Elvidge áp dụng trong quan sát thông qua vật lý lượng tử, qua đó tái hiện cảnh đời thực ở trong “hệ thống số”.

Thí nghiệm tưởng tượng ảo

Hoa (Shutterstock)

 

Giả định thế giới quanh bạn là một thế giới số. Cái bút trên mặt bàn hoặc bông hoa trong vườn không có dạng thức tồn tại nhất định. Thứ chúng ta cần là thông tin, hay là các Bit, điều đó quyết định dạng thức tồn tại (vẻ bề ngoài) của chúng. Khi bạn muốn khám phá bên trong chiếc bút hay cấu tạo phân tử hoa dưới kính hiển vi, rõ ràng chương trình cần phải đưa thêm dữ liệu.

Chỉ khi một ai đó quan sát một vật thể, thì vật thể đó mới trở thành “hiện thực”. Nếu không, cấu tạo bên trong của cái bút hoặc cấu tạo phân tử hoa sẽ tồn tại dưới dạng thức không xác định. Elvidge so sánh điều này với cách mà các hạt nhỏ hơn nguyên tử tự định dạng bản thân chúng dựa vào việc được quan sát.

Não của bạn giống chiếc máy tính

(Vladgrin/iStock/Thinkstock)

 

Elvidg không cho rằng ý thức của con người nằm trong bộ não. Ý thức chẳng qua chỉ là sự truy cập qua bộ não con người mà thôi. Ý thức có thể tồn tại dưới dạng như mạng lưới internet. Ông nói rằng mọi người có thể gọi đây là mạng lưới, đây là nơi sinh ra nguồn gốc của ý thức. Bạn có thể gọi đó là bất cứ thứ gì, là Chúa trời hay Thánh thần nếu bạn muốn, mặc dù ông không sử dụng những từ này.

“Não của bạn giống một bộ nhớ lưu trữ. Trong các trình duyệt, chúng ta có bộ nhớ lưu trữ các website truy cập gần nhất… Một bộ nhớ lưu trữ rất hữu ích trong việc xử lý thông tin và não của chúng ta hoạt động giống như thế”, ông Elvidge giải thích.

Hơn nữa, nếu ý thức của con người tồn tại đâu đó trong một mạng lưới bên ngoài cơ thể, thì nó có thể truy cập thông tin vượt ra ngoài bộ não, ra ngoài kinh nghiệm cá nhân của một người. Ông kêu gọi mọi người hãy tin vào trực giác nhiều hơn.

“Chúng ta không có khả năng phân tích và xử lý hoàn hảo tất cả mọi thứ”, Ông nhận định. Nếu bạn mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ về cách giải quyết một vấn đề, thì nó có thể đã thay đổi ngay trước khi bạn tìm ra giải pháp bởi vì thế giới quanh ta chuyển động rất nhanh.

“Bạn phải sử dụng trực giác của mình. Câu trả lời cho vấn đề đó có lẽ đã nằm đâu đó trong não bộ của bạn, cũng có thể là không. Nếu bạn tĩnh tâm và yêu cầu sự giúp đỡ, biết đâu bạn có thể có câu trả lời”, ông tiết lộ thêm. Nguồn cảm hứng có thể đến từ những người khác hoặc thậm chí các thực thể khác trong vũ trụ internet – nơi tâm thức lưu trú.

Hiểu biết của ông về vũ trụ giống như một hệ thống số, điều này không có nghĩa là ông nhìn thấy sự tồn tại hiện hữu của vật chất như cứng, lạnh hoặc có kết cấu. Còn rất nhiều vẻ đẹp khác trong “phòng thí nghiệm số – nơi chúng ta gọi là cuộc sống trên hành tinh này”, Elvidge nói. Có chỗ cho tinh thần và sự thiêng liêng trong khái niệm về thế giới số.

Nó có thể là thế giới số, nhưng nó cũng có thể là “tâm linh”

(Agsandrew/iStock/Thinkstock)

 Elvidge trích dẫn bằng chứng về luân hồi, bao gồm cả tuyên bố bởi Tạp chí Hiệp hội y Hoa kỳ năm 1975 về các nghiên cứu luân hồi của Tiến sỹ Ian Stevenson: “Về vấn đề luân hồi, ông đã thu thập các bằng chứng một cách cẩn trọng và khoa học từ nhiều trường hợp… Khó có thể sử dụng hiểu biết của khoa học hiện nay để giải thích cho các hiện tượng siêu thường này”.

“Nhưng không có gì được gọi là đang chết, chỉ là kết thúc của việc mô phỏng trạng thái hiện tại mà thôi”, ông Elvidge còn lưu ý rằng, “sự mô phỏng” hàm nghĩa rất rộng mà ông muốn tránh, nhưng để đơn giản ông sử dụng khái niệm của từ ngữ. “Tâm linh” cũng là một từ có hàm nghĩa rộng. Ông cho biết, lý thuyết thế giới số của ông kết hợp với nhiều hiện tượng mà con người coi đó là tâm linh.

Neils Bohr, một trong những nhà khoa học là cha đẻ của vật lý học lượng tử, tìm thấy trong khoa học cổ đại Trung Hoa như Đạo giáo, các nguyên tắc về của tính đối lập cũng như sự liên kết trong lưỡng cực đồ. Cho dù bạn gọi nó là “âm-dương” hay “mã nhị phân”, thì chẳng qua chỉ là việc bạn đang cố gắng mô tả bản chất sâu xa hơn về vật chất của thế giới này.

Liên quan đến trí tuệ của con người thời cổ đại, Elvidge cho biết, “Những điều này không đến từ đâu, họ đến từ kinh nghiệm của con người”. Họ chắc chắn có thể có thành thật với bản thân và không nên quá dễ dàng gạt bỏ những thứ bị coi là lỗi thời này.

Lý thuyết vạn vật?

Elvidge hi vọng rằng lý thuyết ý thức – nhân tố điều khiển thế giới số có thể được chấp nhận sau thời gian dài tìm kiếm “Lý thuyết vạn vật”. Các nhà vật lý đã tìm kiếm lý thuyết ấy để hòa giải những bất đồng giữa vật lý cổ điển và vật lý lượng tử. Elvidge cho hay, lý thuyết kỹ thuật số này cho phép giải thích các hiện tượng quan sát được trong cả hai trường hợp trên.

Nhìn vào lịch sử và tiềm năng tương lai của khoa học, Elvide nhận định, chúng ta có thể mong đợi sựu thay đổi lớn sớm xảy ra. Trong quá khứ, con người nhìn thế giới trong phạm vi bộ lạc. Sau đó, mọi người nhận ra có nhiều châu lục, một hành tinh, nhiều hành tinh và hệ mặt trời, các thiên hà khác. Bây giờ, các nhà vật lý đưa ra lý thuyết về vũ trụ khác. Nếu bạn sơ đồ hóa các mở rộng này theo nguyên tắc lô-ga-rít, nó sẽ tạo thành một đường thẳng. Ông nói rằng, “chúng ta đang phá vỡ các rào cản cũ để hiểu biết hơn gấp bội”.

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc