Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm, Văn hóa » Sự thật bị giấu kín về Chúa Giêsu, nhà tiên tri Moses và nguồn gốc của nhân loại

Cổ phổ gia tộc Takenouchi là bộ tài liệu kỳ lạ được viết bằng tiếng Trung pha lẫn Nhật bản bởi một người tên là Takenouchino Matori vào 1.500 năm trước. Văn tự này ghi lại một góc nhìn khác về nguồn gốc nhân loại vốn chưa từng biết, từ lúc khởi tạo cho đến khi xuất hiện Thiên chúa giáo.

Takenouchi, Nhật Bản, Moses, Giêsu, Bài chọn lọc,

Takenouchi no Sukune, người Nhật Bản, Thế kỷ 19. (Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật Harvard)

Theo truyền thuyết, bản gốc được “các vị thần” viết bằng ký tự thần thánh cách đây hàng thiên niên kỷ. Các cuốn phổ kể về thời đại rất xa trong quá khứ, thời điểm con người sinh sống yên bình và hòa ái, hòa hợp theo sự dẫn dắt của con trai một vị Thần tối cao.

Các văn tự này được cho là bảo vật truyền thừa của hậu duệ gia đình Takenouchi, con cháu nhà Takenouchino Matori, con trai của anh hùng huyền thoại Nhật Bản Takenouchino Sukune. Theo Yamane Kiku trong cuốn “Lịch sử chân thực của thế giới bị dấu kín ở Nhật Bản”, các bản ghi chép gốc được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác và cất giữ trong đền Kosokotaijingu trên núi Omijin, quận Toyama.

Người ta không rõ làm cách nào Takenouchino Matori có thể dịch được “ngôn ngữ thần thánh” này. Tuy nhiên, thông tin trên các bản dịch cho thấy, nội dung các quyển phổ Takenouchi mô tả lại lịch sử của tất cả các quốc gia trong “kỷ nguyên thần thánh”. Chúng ghi chép lại thế giới cổ đại qua bốn giai đoạn phát triển khác nhau trong khoản thời gian  chừng 300 tỷ năm trước đây:

Bảy thế hệ của “các vị thần tiên” trong kỷ nguyên Tenjin. (Trong mỗi thế hệ còn có các dòng thế hệ phụ).
Kỷ nguyên Joko/Koto gồm 25 thế hệ.
Triều đại Fukiaezu bao gồm 73 thế hệ.
Triều đại Kanyamato, trong đó bao gồm 125 thế hệ, bắt đầu từ năm 660 trước Công Nguyên cho đến ngày nay.

Vào giai đoạn khởi đầu, thế giới nơi đây chỉ là một biển bùn đất và phải mất 22 tỷ năm để thành hình. Hai vị nam thần và nữ thần hạ xuống, phân chia thiên địa, tạo ra Mặt trời, Mặt trăng. Trái đất dần được hình thành qua 6 thế hệ. Vào thế hệ thứ năm, thần tạo ra tổ tiên của các quốc gia, gửi họ xuống núi Kurai ở Nhật, những người này vận trang phục sáng lóa.

Takenouchi, Nhật Bản, Moses, Giêsu, Bài chọn lọc,

Núi Kurai ở Nhật Bản, nơi những vị thần giáng sinh.

Đến thế hệ thứ bảy, nhiều loại công nghệ khác nhau được phát triển bao gồm phương tiện vận chuyển và chữ viết, thiế bị kiểm soát thời tiết, kỹ thuật trồng trọt và máy điện toán. Thế hệ thứ bảy này sản sinh các hoàng đế thế giới bắt đầu với Sumera-Mikoto (một danh từ cổ của Nhật). Cổ phổ Takenouchi mệnh danh Sumera-Mikoto là Thái dương Thần tử, bởi vì ông là hậu duệ của Thần Mặt trời.

Hậu duệ của Thái dương thần lập ra cao tổ triều. Sau đó 8 tỷ năm, con trai và con gái của họ được gửi đi khắp nơi trên thế giới để thành lập quốc gia riêng. Theo Takenouchi, nguồn gốc tạo nên loài người không thông qua con đường tiến hóa. Thay vào đó, loài người đã được các vị thần tạo nên, và sau đó con của các vị Thần đã tạo ra năm giống sắc dân (da trắng, da đỏ, xanh dương, vàng và đen) và phân tán các chủng người khắp nơi trên Trái đất. Và như vậy, Nhật từng là trung tâm của thế giới nơi các vị thần tạo nên nhiều nhân chủng rồi phân tán đi khắp nơi.

Kỷ Koto là cái nôi sản sinh ra chính phủ thế giới thống nhất dưới triều đại của thần triều đầu tiên, Sumera-Mikoto. Sumera-Mikoto lấy Nhật làm trung tâm và chia thế giới ra làm 16 khu vực, bổ nhiệm các vị vua cai trị từng vùng. Sắc ấn của triều Sumera-Mikoto mang hình bông hoa cúc 16 cánh, tượng trưng cho thế giới và 16 khu vực. Sắc ấn này ngày nay được biến đến qua Bảo chứng Hoa cúc được dùng làm biểu tượng của hoàng gia Nhật, sắc ấn này vẫn được sử dụng trong hoàng tộc Nhật Bản. Theo hiến pháp Meiji (1890-1947), không ai được phép sử dụng sắc ấn hoàng gia ngoại trừ hoàng đế Nhật Bản.

Takenouchi, Nhật Bản, Moses, Giêsu, Bài chọn lọc,

Hộ chiếu của Nhật có hình bông hoa cúc 16 cánh. (Ảnh: Wikipedia)

Tuy nhiên, biểu tượng bông hoa cúc 16 cánh này không chỉ được sử dụng ở Nhật Bản. Nó còn được tìm thấy ở Ishtar Gate, Babylon (một bản dựng lại sử dụng các viên gạch gốc được trưng bày tại bảo tàng Pergamon, Berlin), cung điện Alhambra ở Tây Ban Nha, nhiều địa điểm khác nhau như Rome, Ai Cập, và các nơi khác cũng được tìm thấy. Điều này có thể không phải hoàn toàn ngẫu nhiên và chắc hẳn chúng có liên quan với nhau trong lịch sử.

Takenouchi, Nhật Bản, Moses, Giêsu, Bài chọn lọc,

Bức phù điêu trên cổng Ishtar tại bảo tàng Pergamon ở Berlin, có hình ba bông hoa cúc 16 cánh. (Ảnh: Wikipedia)

Theo Takenouchi ghi lại, chỗ ngồi của chính thể thế giới này được đặt trên dãy núi Hida, Nhật Bản. Đền Kosokotaijingu là nơi linh thiên hơn hết, thờ cúng tổ tiên loài người. Người ta truyền rằng ngôi đền được xây nên bởi một thứ kim loại không gỉ có tên Hihiiro-kane. Theo Takenouchi, cả năm sắc tộc của nhân loại từng lên đền thờ này mỗi năm để hành lễ.

Các tài liệu còn ghi rằng Sumera-Mikoto thường du hành vòng quanh thế giới. Ông du hành trên một du thuyền bay được gọi là Ameno-ukifune (“từ cổ có nghĩa là tàu bay”). Cuốn phổ còn cho biết nơi các du thuyền đổ bộ có tên là “Hane” (từ cổ Nhật có nghĩa là “các ngọn gió”). Nhiều vùng ở Nhật có địa danh bao gồm chữ “Hane” này, điều này giải thích theo Takenouchi thì chúng là các bến tàu cổ. Thậm chí ngày nay, một trong những sân bay ở Tokyo còn mang tên cảng hàng không Haneda.

Đời sống xã hội cổ dựa vào nông nghiệp là chính. Vào triều Sumera-Mikoto, những người làm nông được gọi là nông dân. Đất đai thuộc sở hữu của các vị thần nhưng cai quản bởi người dân.

Mặc dù đất đai được cho thuê, nhưng không bị đánh thuế. Không có ai quản lý hay trục lợi. Mọi người điều có thể hưởng thành quả lao động của mình. Hoàng đế Sumera-Mikoto ra mục tiêu mang đến hạnh phúc cho thần dân trăm họ, đổi lại không một ai không kính ngưỡng ông.

Takenouchi, Nhật Bản, Moses, Giêsu, Bài chọn lọc,

Một mảnh ngói được thiết kế hình hoa cúc 16 cánh thời Edo.

Tuy nhiên, hoàng đế Sumera-Mikoto sẽ phải ra quyết định trao quyền hoặc phế trất vua của từng vùng, ông có thẩm quyền tấn phong hoặc giáng hạ một cá nhân tùy theo năng lực của vị đó. Điều này gợi nhớ đến nguyên nhân ghi chép trong các văn thư Sumer cổ, ghi rằng các vị vua đầu tiên được sắc phong trực tiếp bởi các vị thần, những nhà vua đầu tiên này cũng là các vị thần.

Takenouchi cũng đề cập đến các kim tự tháp. Theo tài liệu ghi lại thì các kim tự tháp này có cấu trúc và được xây tạo nên bởi con người, được hoàng đế Sumera-Mikoto dùng để giao tiếp với các vị thần. Tài liệu đề cập đến việc xây dựng nhiều “Hiramito” (từ cổ có nghĩa là “đền thờ”) cho sự xuất hiện của Thần Mặt trời. Từ “kim tự tháp” được cho là có nguồn gốc từ chữ “Hiramito”.

Cùng với nhiều thần tích cổ xưa khác, thời hoàng kim nào rồi cũng phải đi đến kết thúc, thường là khi con người bắt đầu không vâng lời các vị thần linh, và điều này đã xảy ra trong triều đại Fukiaezu, kết thúc của chuỗi thiên niên kỷ hòa bình và thịnh vượng.

Biến động thảm khốc làm hai châu lục vùng Thái Bình Dương – có tên Tamiara và Miyoi – bị nhấn chìm xuống biển vào cuối kỷ nguyên đó, một trận động đất kinh hoàng gây ra sóng thần cao 200 mét đã tàn phá Nhật Bản. Những thảm họa này mang đến do sự hủ bại tinh thần đạo đức của con người. Con người lúc đó không còn nhớ đến Sumera-Mikoto và trở nên kiêu ngạo, khiến các vị thần nổi cơn thịnh nộ.

Takenouchi, Nhật Bản, Moses, Giêsu, Bài chọn lọc,

 

Các huy hiệu luật sư tại Nhật Bản, trong đó có huy hiệu hoa cúc 16 cánh.

 

Một trong những khía cạnh đặc biệt nhất của phổ cổ Takenouchi là tiết lộ về nhà tiên tri Moses và chúa Giêsu, cho biết cả hai vị điều có kết thúc tại Nhật Bản.

Thậm chí ngạc nhiên hơn, các ngôi mộ được cho là của hai vị này vẫn còn có thể tham quan được ngày nay. Ngôi mộ được xem là của chúa Giêsu (được cho là đã sống đến 106 tuổi), có thể được tìm thấy tại một vùng núi hẻo lánh miền bắc Nhật Bản trong thị trấn nhỏ kỳ lạ có tên Shingo, ở tỉnh Aomori. Thị trấn này có tên khác là “Kirisuto no Sato” (quê hương của chúa Kitô), từ trung tâm thị trấn chỉ mất vài phút đi xe để đến được khu đất có cây thánh giá gỗ cao 2.5m được rào lại bởi hàng cọc trắng, nằm đơn sơ bên rừng cây trông ra con đường đá sỏi nơi bãi đậu xe.

Takenouchi, Nhật Bản, Moses, Giêsu, Bài chọn lọc,

Bảng chỉ đường lối vào ngôi mộ của chúa Giêsu

Takenouchi, Nhật Bản, Moses, Giêsu, Bài chọn lọc,

Ngôi mộ – nơi an nghĩ của chúa Giêsu

 

Theo cổ phổ Takenouchi, nhà tiên tri Moses cũng có kết thúc tại Nhật Bản, nơi ông được cho là đã sống đến 583 năm. Ngôi mộ của ông có thể được tìm thấy ngày nay tại chân núi Hodatsu, quận Ishikawa.

Cố gắng làm sáng tỏ nguồn gốc và tính xác thực của cổ phổ Takenouchi giờ đây là một nhiệm vụ bất khả thi, bởi các bản gốc bị cho là nhà nước đã tịch thu và làm thất lạc. Khiến thông tin về cuốn cổ phổ trở nên không rõ ràng.

Takenouchi, Nhật Bản, Moses, Giêsu, Bài chọn lọc,

Lối vào khu mộ nhà tiên tri Moses ở Nhật Bản

Theo Ichiro Yamane, cháu nội của Kiku Yamane, người đã viết cuốn sách “Lịch sử chân thực của thế giới bị dấu kín ở Nhật Bản”, cổ phổ Takenouchi là tài liệu tuyên truyền do quân đội Nhật Bản viết ra để biện minh cho việc hoàng đế Nhật Bản nắm quyền thế giới. Hãy nhớ rằng theo như cổ phổ Takenouchi, nhân loại bắt đầu từ Nhật Bản và nơi này là trung tâm của thế giới.

Vào thế kỷ 19, Kiyomaro Takenouchi đã lập nên một nhánh đạo Shinto dựa trên cổ phổ Takenouchi. Nên có giả thuyết cho rằng cổ phổ được làm ra để nhằm khai sinh cho một tôn giáo khác.

Ngày nay tồn tại nhiều quan điểm cho rằng cổ phổ Takenouchi chỉ là một trò lừa bịp, và gây nên phức tạp. Một số khác giữ lập trường cho rằng nó thật sự có cơ sở. Tuy nhiên hiện nay tài liệu gốc đã bị mất tích, nên có thể đây sẽ là một bí ẩn không bao giờ được giải đố.

Bruce Phan – Theo Acient Origins/Tinhhoa.net


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc