Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm » Thực chất của việc thành lập Viện Khổng Tử
Học viện Khổng Tử vừa được thành lập tại ĐH Hà Nội, và đây cũng là chương trình trong chuyến thăm 3 ngày tại Việt Nam của ông Du Chính Thanh – Chủ tịch Chính Hiệp của Trung Quốc.

Học viện khổng tử là chương trình của chính quyền Trung Quốc, được đặt tại nhiều nước trên thế giới, và hàng năm đều được Trung Quốc rót tiền đầu tư. Văn phòng giảng dạy ngoại ngữ tiếng Trung được ĐCS Trung Quốc thành lập năm 1987, sau đó được giao nhiệm vụ thành lập các Viện Khổng Tử khắp thế giới. Viện Khổng Tử thành lập ở hải ngoại đầu tiên vào năm 2004, đến năm 2014 có hơn 460 Viện Khổng Tử đã được thiết lập ở 120 nước, toàn bộ chí phí sách vở, giáo viên đều do văn phòng này tài trợ

Vậy mục đích thật sự của học viện Khổng Tử này là gì?

Cùng với việc thành lập Viện Khổng Tử, vào năm 2011 tại Quảng Trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh xuất hiện bức tượng Khổng Tử cao đến 9,5 mét, nặng 17 tấn, đặt ngay tại trung tâm của chính quyền Bắc Kinh. Nhưng chỉ sau 3 tháng, trước sự phản ứng của cộng đồng mạng Trung Quốc, bức tượng đã được bứng từ vị trí trang nghiêm trước viện bảo tàng để dời vào bên trong viện bảo tàng, đặt tại vị trí kín đáo.

Điều này thật là lạ vì ở Trung Quốc, vào thời kỳ cách mạng văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng đã chủ trương phá tan văn hóa truyền thống của Trung Quốc với chủ trương ‘phá tứ cựu’ gồm: ‘cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quán’. Từ đó Trung Quốc đã quay lưng với văn hóa truyền thống dân tộc, cắt đứt liên hệ với trời và đất; từ đó mà người đấu với người, người đấu với trời, người đấu với đất.

Ảnh: Tấm hoành phi “Vạn Thế Sư Biểu” trong miếu Khổng Tử bị thiêu trụi.

Ảnh: Tấm hoành phi “Vạn Thế Sư Biểu” trong miếu Khổng Tử bị thiêu trụi.

Vào năm 1971 Trung Quốc đã xuất hiện một cuộc vận động phê bình Khổng Tử, Một nhà văn có bút danh Lương Hiệu đã đăng một bài trên tạp chí Hồng Kỳ, là tạp chí cổ động của ĐCSTQ, với nhan đề “Khổng Tử là ai?” Bài báo miêu tả Khổng Tử như là một “người điên muốn quay ngược lịch sử”, và là một “kẻ mị dân láu cá và lừa bịp”. Theo sau đó là một chuỗi các tranh và bài hát đả kích phỉ báng Khổng Tử.

Vậy vì sao mà có hiện tượng lạ thế khi tới giờ Trung Quốc đột nhiên quay ngược lại muốn tôn sùng Khổng Tử, chúng ta cùng xem người Trung Quốc nói gì:

Ý kiến của người Trung Quốc

Nhà phê bình nổi tiếng, chủ biên tập ‘Trung quốc sự vụ’ Ngũ Phàm phân tích với Đại Kỷ Nguyên rằng: “Bởi vì ngày nay ở Trung quốc, tư tưởng chủ nghĩa cộng sản đã không thể sử dụng được nữa, mà tư tưởng dân chủ của Tây phương lại mang tư tưởng ‘phản động’, vì thế mà họ phải lựa chọn một loại tư tưởng thứ 3”.

Về việc đặt tượng Khổng Tử cư dân mạng Trung Quốc đều chung một nhận định rằng: Do ngày nay tư tưởng cộng sản mị dân của chính quyền không còn lừa được ai nữa, nên mới đành đưa Khổng Phu Tử ra để thế thân vậy.

Ông Ngũ Phàm nói: “Bây giờ Trung Cộng muốn dùng Khổng-phu-tử theo sự lý giải của họ, cái ý nghĩ của một thánh nhân về những thứ như: dân chúng là nô lệ, phải tuyệt đối phục tùng với hoàng đế các triều đại, để nô lệ hóa, làm mềm lòng những dân chúng đang bị thống trị, để mà thống trị những dân chúng đang muốn chống lại và đã bắt đầu chống lại đảng cộng sản. Họ muốn thực thi cái kế sách này, nên đã không màng đến thể diện, đem Khổng Tử đặt ở một bên của Mao Trạch Đông.”

Đường Kinh Lăng nói: “Họ chỉ muốn nhấn mạnh những thứ mà họ có thể sử dụng được trong tư tưởng của Khổng-tử, phải phục tùng vô điều kiện vân vân. Những thứ nhân-ái trong tư tưởng hạch tâm thật sự của Khổng-tử, thì họ đều không nhắc đến, họ cũng đều phản đối, như tư tưởng của Mạnh Tử cũng là phản đối, nếu cứ như vậy, thì trái lại họ đã bôi nhọ những người này.”

Về việc lập hàng trăm học viện Khổng Tử ở nước ngoài, để truyên truyền cho những thứ của Đảng Cộng Sản, ngõ hầu lừa gạt toàn thế giới. Ông Ngũ Phàm nhấn mạnh rằng: “Vô ích thôi, cứu không được Đảng Cộng Sản đâu. Bây giờ họ không muốn cách mạng, nhưng dân chúng cũng sẽ đứng lên làm cách mạng, kết thúc sự thống trị của đảng cộng sản. Cho nên họ còn muốn dùng cái này để lừa gạt dân chúng, đặt một bức tượng bằng đá ở đó, nhưng đã rút hết toàn bộ cái tư tưởng tinh thần ở trong đó.”

Cựu điệp viên tình báo Trung Quốc Lý Phượng Trí nói rằng: “Khi chế độ Trung Quốc thiết lập Viện Khổng Tử, hẳn phải cân nhắc chiến lược kỹ càng. Theo quan điểm của tôi, đây là con đường rất tốt để đưa điệp viên tình báo thâm nhập ra hải ngoại

Cựu tuyển thủ bóng rổ Trung Quốc là Trần Khải nói rằng: Anh đã đọc những SGK miễn phí mà Viện Khổng Tử cung cấp, anh cho rằng những tài liệu giảng dạy này không phân biệt tốt xấu, đúng sai, thật giả, mà chỉ thừa nhận sức mạnh và quyền lực. Những nội dung mà chỉ làm ô nhiễm thế giới và hủy hoại lương tâm nhân loại.

Trần Khải nhấn mạnh: “Khi phương Tây chấp nhận Viện Khổng Tử, thì ở mức độ nào đó là tương đương với chấp nhận tính hợp pháp của chế độ Trung Quốc. Điều họ mong muốn nhất là làm mất đi lương tâm của người phương Tây, để cho con người không quan tâm điều gì là tốt, là xấu, thật và giả”.

Trần Khải cũng nói rõ rằng mục đích của Viện Khổng Tử là biến đổi chính sách của các nước phương Tây đối với ĐCSTQ, nhằm củng cố an toàn cho chế độ

SỐ PHẬN CỦA CÁC VIỆN KHỔNG TỬ TRÊN THẾ GIỚI

Thụy Điển

Viện Khổng Tử có mặt tại Thụy Điển vào năm 2011, đến nay thì các Đại Biểu Quốc Hội quốc gia này đã nhận rõ rằng Viện Khổng Tử chỉ là nơi để tuyên truyền cho ĐCS Trung Quốc, với mục đích như vậy nhiều khả năng Viện Khổng Tử sẽ được mời đi khỏi quốc gia này.

Canada

Gần đây chính quyền Trung Quốc đơn phương chấm dứt thỏa thuận giáo dục với Hội đồng giáo dục Toronto và Viện Khổng Tử. Ông Michel Juneau-Katsuya cựu giám đốc Vụ Thái Bình Dương, Cục tình báo Canada nói với Đại Kỷ Nguyên rằng: “sau khi Viện Khổng tử bị một số trường Đại học và Cao đẳng từ chối, người ta không ngạc nhiên khi thấy sự rút lui đơn phương của Viện Khổng tử, vì đây là trào lưu”,

Và nhiều người cũng hiểu rằng trước trào lưu đóng cửa Viện Khổng Tử thì phía Trung Quốc chủ động đơn phương đóng cửa trước chỉ là để gỡ thể diện cho họ thôi.

Ông Michel Juneau-Katsuya cũng nói rằng: “Trong những năm qua nhằm thao túng quan điểm và bình luận chính trị, Viện Khổng Tử sử dụng một chiến lược chung ở nhiều nước là cách thức thẩm thấu chính trị”, “Viện Khổng tử là một viện gián điệp được chính quyền Trung quốc kiểm soát và sử dụng. Nhiều nước phương Tây cũng công khai tài liệu chứng minh điều này”

Ông cũng tiết lộ rằng ngành tình báo Canada đang điều tra cáo buộc nhân viên Viện Khổng Tử đang cố gắng tiếp cận các tài liệu bí mật, tài khoản và hòm thư của Chính phủ.

Mỹ

Trong nửa đầu năm nay, Hiệp Hội Giáo sư Mỹ (AAUP) đã kêu gọi kiểm tra lại Viện Khổng Tử trên cơ sở phá hoại tự do học thuật. Chương trình và nội dung giảng dạy chỉ để cổ súy cho chế độ Trung Quốc.

Ngày 25/9 và ngày 1/10/2014 ĐH Chicago và ĐH Bang Pennsylvania thông báo chấm dứt hợp tác với Viện Khổng Tử.

Ấn Độ

Ấn Độ thẳng thừng từ chối Viện Khổng Tử, và cho rằng đó là âm mưu của Trung Quốc phát triển quyền lực mềm và cổ súy cho chính quyền Trung Quốc.

Trong khi Viện Khổng Tử đang bị tẩy chay khắp thế giới thì Việt Nam lại nhập về, phải chăng lãnh đạo Việt Nam đã bị 16 chữ vàng, 4 chữ tốt che mờ mắt mới rước học viện này về?

Có người đặt câu hỏi rằng có 300 triệu trẻ em Trung Quốc không được đi học vì nghèo đói, thì tại sao Trung Quốc lại phung phí tiền thuế của dân để lập nên các Viện Khổng Tử ở nước ngoài?

Trung Quốc đầu tư rất nhiều nhân lực và tài lực cho các Viện Khổng Tử. Trên bề mặt là quảng bá văn hóa truyền thống Trung Hoa. Nhưng vấn đề là, Chủ Nghĩa Mác Lê Nin và văn hóa truyền thống vốn là đối lập nhau, Khổng Tử chủ trương Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín, còn học thuyết Chủ Nghĩa Mác Lê Nin là học thuyết đấu tranh. Làm sao có thể cùng lúc đi trên hai con đường ngược chiều nhau như thế được, chỉ có thể chọn lấy một mà đi thôi.

Khổng Tử đưa ra tiêu chuẩn làm người là “Chất thắng văn tắc dã, văn thắng chất tắc sử. Văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử” Nghĩa là: Bản thể chân thực hơn dáng vẻ bên ngoài là quê mùa; dáng vẻ bên ngoài hơn dáng vẻ chân thật là chải chuốt; bản chất và dáng vẻ bên ngoài mà đầy đủ, vậy sau mới là người quân tử.

Khổng Tử cũng yêu cầu phải: “Dĩ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân” nghĩa là: Phàm người nhân từ là mình muốn nên thì nên cho người, mình muốn thành tựu thì thành tựu cho người.

Thế nhưng học thuyết đấu tranh Mác Lê Nin tạo ra một ĐCSTQ mà chỉ giảng “lợi ích của đảng”. “Thiên địa quân thần sư” cũng không thiết, chỉ có bạo quân của ĐCSTQ, những cái khác không cần.

Thử hỏi ĐCSTQ có thể từ bỏ con đường nó đã chọn để chọn con đường mà Khổng Tử chỉ ra không?

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc