Home » Xã hội » Luật BHYT mới và những tệ nạn chưa thể giải quyết
Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi theo Nghị định 105/2014/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. So với trước đó thì Luật Bảo hiểm y tế mới ban hành chú trọng hơn vào những vấn đề sau:
BHYT

(Ảnh: Nguyễn Giác)

Mang tính bắt buộc

Điểm mới quan trọng nhất, có tính đột phá mạnh mẽ nhất của Luật BHYT lần này, đó là BHYT trở thành hình thức bảo hiểm bắt buộc, nhằm thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân.

Bảo hiểm y tế bắt buộc và Bảo hiểm y tế toàn dân, điều đó cũng có nghĩa là Luật mới sẽ tác động đến tất cả mọi người dân Việt Nam.

Đây cũng điều tất nhiên phải hướng đến vì trên thế giới đều đã thực hiện, nếu không bắt buộc thì rất nhiều người sẽ không tham gia đóng bảo hiểm.

Khuyến khích tham gia BHYT theo hộ gia đình

Việc tham gia BHYT theo hộ gia đình được khuyến khích với cơ chế giảm dần mức đóng từ thành viên thứ hai trở đi, đến người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Quy định nêu trên sẽ khắc phục tình trạng cấp trùng thẻ BHYT, hạn chế tình trạng chỉ có người ốm mới tham gia BHYT, bảo đảm sự chia sẻ ngay trong hộ gia đình.

Mở rộng phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT

Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được cấp thẻ BHYT miễn phí từ nguồn ngân sách bảo đảm.

Bỏ quy định phải đóng đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Đáng chú ý, Quỹ BHYT sẽ thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở

Các trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến được quy định cụ thể mức hưởng BHYT và quyền lợi của trẻ em dưới 6 tuổi cũng được bổ sung. Theo Luật mới này, các trường hợp tự tử, tự gây thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng sẽ được quỹ BHYT thanh toán.

Mở thông tuyến khám chữa bệnh có BHYT

Từ ngày 1/1/2016 sẽ mở thông tuyến khám chữa bệnh có BHYT giữa tuyến xã và tuyến huyện trên cùng địa bàn tỉnh.

Mở thông tuyến khám chữa bệnh có BHYT đến tuyến tỉnh và tuyến trung ương khi điều trị nội trú đối với người thuộc hộ gia đình nghèo và người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại các xã đảo, huyện đảo.

Từ ngày 1/1/2021, quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng cho người tham gia BHYT khi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.

Được sử dụng kết dư BHYT để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Luật cho phép các địa phương có kết dư quỹ BHYT được sử dụng 20% để hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT.

Một số thay đổi đối với người lao động

Theo nghị định này có những thay đổi như, mức đóng hàng tháng của người lao động trong thời gian nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội bằng 4,5% tiền lương tháng trước khi nghỉ thai sản.

Một thay đổi rất quan tâm khác nữa là , ngoài NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ từ đủ 12 tháng trở lên thì NLĐ có HĐLĐ từ 3 đến dưới 12 tháng cũng thuộc đối tượng tham gia BHTN bắt buộc.

Luật mới chưa giải quyết được vấn đề trục lợi trong BHYT

Dù có một số thay đổi như trên nhưng Luật BHYT mới chưa động đến được vấn đề nổi cộm hiện nay là trục lợi tiền BHYT

Ví dụ ở khu vực thành thị có một nhóm người trong lúc khám bệnh, hoặc là khám bệnh rồi mới làm thẻ BHYT, hoặc đi khám BHYT nhưng lại chọn dịch vụ khám chữa bệnh cao hơn để trục lợi.

Cũng có trường hợp làm giả hồ sơ để trục lợi hàng tỷ đồng ví như ở phòng khám đa khoa Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Huyện An dương lập bảng kê chi phí khống, như trong hồ sơ thì người thẻ BHYT đã hết hạn, người không có thẻ, người có thẻ nhưng không có khám bệnh để trục lợi hàng tỷ đồng của Quỹ BHYT.

Thậm chí có trường hợp khi lập bảng kê chi phí thì có những bảng kê có chữ ký của bệnh nhân và đã được giám định, nhưng bệnh nhân không có khám bệnh đó, tức kê thêm vào bảng kê để trục lợi.

Hiện nay số hồ sơ chi trả BHYT thì 80% là chưa được giám định, và 20% số hồ sơ được giám định. Thử hỏi số hồ sơ được giám định còn bị trục lợi, thì 80% hồ sơ chưa được giám định chắc chắn rất nhiều là giả nhằm trục lợi.

Đây là điều mà luật mới BHYT chưa khắc phục được.

Ngọn Hải Đăng tổng hợp

Theo daikynguyenvn


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc