Home » Chia sẻ, Nhịp sống trẻ » Muốn trở thành phi công: Khó như bay lên trời
Vừa qua truyền thông trong nước đã có nhiều bài đưa tin hàng loại phi công của Hãng hàng không Vietnam Airline xin nghỉ việc vì chê lương ít, trong khi đó tiền lương các phi công này cả 100 triệu/tháng khiến không ít người mơ ước trở thành phi công.

>> Muốn thành phi công? Khó như ‘lên giời’!

phi cong

Hiện nay các phi công muốn làm được ở các Hãng hàng không trong nước đều phải đào tạo ở nước ngoài. Do chất lượng đào tạo trong nước kém, học viên ra trường không làm được việc nên các Hãng hàng không cũng từ chối tuyển dụng.

Trong Ngành Hàng không, yếu tố con người rất quan trọng, điểm lại những sự cố hàng không trong nước năm qua đều là do yếu tố con người gây nên.

 Đại diện Vietnam Airlines cho biết toàn bộ phi công của Vietnam Airlines đều được đào tạo cơ bản ở nước ngoài với chi phí khoảng 100.000 USD/học viên (khoảng hơn 2 tỷ đồng, bằng nguồn vốn của hãng hoặc xã hội hóa), sau đó phải tốn thêm khoảng 30.000 USD để chuyển loại mới có thể trở thành lái phụ cho các loại máy bay hãng đang khai thác.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Tâm – Phó Tổng Giám đốc VietJet Air – cho biết, hãng đang thực hiện đào tạo phi công theo chính sách xã hội hóa với học phí tự túc khoảng 60.000 USD và người học phải trả thêm 99 triệu đồng cho nhà quản lý tổ chức khóa học.

“Với những yêu cầu khắt khe về trình độ ngoại ngữ, sức khỏe, có khoảng 15-20% học viên “rớt” giữa chừng. Bài toán kinh tế đào tạo quá lớn là lí do ít gia đình có điều kiện cho con em đi học phi công. Các hãng hàng không đang trong giai đoạn tăng trưởng cao, nhu cầu tuyển phi công, tiếp viên rất lớn nhưng nguồn ở đâu là câu hỏi vô cùng khó” – ông Nguyễn Đức Tâm cho hay.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Trưởng Đoàn bay 919 (Tổng công ty Hàng không VN) cho Báo Tiền Phong biết: “để đào tạo được một lái chính, chúng tôi mất ít nhất 7 – 9 năm. Trong đó, hai năm học viên được đào tạo cơ bản, một năm học chuyển loại nếu muốn thành lái phụ. Từ lái phụ muốn lên lái chính phải có hàng nghìn giờ bay an toàn và ít nhất mất 5 năm tích lũy kinh nghiệm.

Hãng Hàng không Vietnam Airline đã liệt kê chi tiết các khoản chi phí đào tạo mà hãng hỗ trợ khi đưa học viên sang Học viện Hàng không ESMA (Pháp), khoảng 1,7 tỷ đồng mỗi người.

Nội dung chi phí Thành tiền

Chi phí đào tao (học, ăn, ở, tiêu vặt, bảo hiểm)

72.000 euro
Chi phí vé máy bay (tạm tính) 297 USD
Lệ phí Visa (tạm tính) 90 euro
Chi phí cấp trang phục 4,21 triệu đồng
Tổng số ở thời điểm ký hợp đồng 1,7 tỷ đồng

 

Theo ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, 1,7 tỷ đồng chỉ giúp một người bình thường trở thành phi công cơ bản, chưa đủ để đảm nhiệm việc lái máy bay. Sau khóa học, hãng mất thêm nhiều chi phí cả vô hình lẫn hữu hình để giúp một phi công cơ bản thành phi công khai thác. Thời gian bay càng lâu, phi công càng được tích lũy kinh nghiệm cũng như số giờ bay và trải qua thêm nhiều đợt huấn luyện hằng năm.

Người đứng đầu Vietnam Airlines cho biết chưa thể tính toán được con số chính xác chi phí đào tạo cho một phi công dầy dạn kinh nghiệm nhưng “ước tính khoảng 2,5 tỷ đồng”.do hoa

3 năm gần đây, hình thức đào tạo phi công theo diện “xã hội hóa” dần phổ biến. Người học có thể tự bỏ tiền tham gia trường dạy lái máy bay trong và ngoài nước, sau đó tự xin việc. Chi phí dành cho các khóa học tự túc này đắt đỏ không kém.

Trong nước, hiện có một công ty cổ phần được Cục Hàng không cấp phép đào tạo phi công là Bay Việt, do Vietnam Airlines sở hữu hơn 51% vốn. Theo biểu giá đơn vị này cung cấp, chi phí để một học viên tham gia khóa đào tạo cơ bản vào khoảng 1,9 tỷ đồng. Đến nay, Vietnam Airlines đã tiếp nhận hai khóa phi công do cơ sở này đào tạo.

Khóa học Thời gian Chi phí
Đăng ký học   12 triệu đồng
Huấn luyện lý thuyết ATP 6 tháng 120 triệu đồng
Huấn luyện bay đến bằng lái CPL/IRME/AE tại Mỹ 10 đến 12 tháng – chi phí quản lý 99,9 triệu đồng
– học phí tại Mỹ dự kiến 1,5 tỷ đồng
Huấn luyện MCC 3 tháng 110 triệu đồng
Huấn luyện chuyển loại 3 tháng Vietnam Airlines đảm nhiệm
Tổng cộng 20 đến 24 tháng khoảng 1,9 tỷ đồng

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu học phi công ngày càng tăng, nhiều trường đào tạo phi công quốc tế cũng dần xuất hiện ở Việt Nam để tuyển sinh rộng rãi. Gần đây nhất, thông qua một công ty tư vấn du học, trường dạy lái máy bay Epic Flight Academy tại Mỹ cũng công bố chương trình đào tạo.

do hoa 2Chi phí đào tạo phi công của trường Epic Flight Academy ở Mỹ, chưa bao gồm vé máy bay, chi phí ăn ở. Từ 57.937 USD (1,2 tỷ đồng).

Khi đăng ký học tại trường này, học viên sẽ trải qua toàn bộ khóa đào tạo tại Mỹ. Chi phí học chưa bao gồm Visa, vé máy bay, ăn ở khoảng 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, học viên còn mất thêm vài nghìn USD nữa các chi phí như kiểm tra, sách vở, học liệu, dụng cụ, mũ bảo hiểm…

Không phải ai cũng có đủ tiền ngay để tham dự các khóa học đắt đỏ nói trên. Để theo đuổi giấc mơ buồng lái và kỳ vọng thu nhập cao trong tương lai, nhiều gia đình đã phải bán nhà, vay ngân hàng cho con em đi học. Chẳng hạn các học viên của trường Bay Việt hiện được 3 ngân hàng nhận cho vay 85-100% nhu cầu. Theo các cơ sở đào tạo, học viên khá dễ vay vốn ngân hàng vì mức lương sau khi tốt nghiệp có thể đảm bảo việc trả nợ.

Với hình thức tự túc, các phi công sau khi ra trường có thể xin vào làm ở bất cứ hãng nào. Còn với những ai do hãng cử đi đào tạo, phải ký hợp đồng với điều khoản ràng buộc làm việc trong một khoảng thời gian nhất định, nếu không sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo.

Tuy nhiên, bồi thường bao nhiêu vẫn còn là vấn đề khiến các hãng đau đầu. Gần đây, khi mới có hiện tượng phi công nghỉ việc để chuyển sang hãng khác, Vietnam Airlines tỏ ra lúng túng trong việc tính toán chi phí bồi thường. Theo Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh, hãng sẽ phải tính toán lại.

Đồng tình với quan điểm này, người đứng đầu Cục Hàng không – ông Lại Xuân Thanh cũng cho biết từ sự việc tại Vietnam Airlines, Cục sẽ xây dựng các hành lang pháp lý để phi công có thể chuyển từ hãng này sang hãng khác, “tương tự như việc chuyển nhượng cầu thủ bóng đá

Tổng hợp từ Tiền phong, Dân trí, vnexpress

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc