Home » Xã hội » Người dân vẫn kiên trì bám trụ đòi tiền Công ty Cồn Đại Tân
Sau gần 3 năm đòi nợ, các tiểu thương cung ứng nguyên liệu cho Nhà máy Cồn ethanol Đại Tân vẫn chưa thu được tiền. Nay nghe tin Doanh nghiệp thu mua sắn đã được bán, Người dân từ Kon tum đến Đà nẵng dựng lều trước cổng nhà máy quyết đòi bằng được tiền.

Tới sáng ngày 27/1 vẫn còn 40 người bám trụ tại Nhà máy Cồn ethanol Đại Tân, thuộc Công ty cổ phần Đồng Xanh, đóng trên địa bàn xã Đại Tân (huyện Đại Lộc, Quảng Nam), đây là ngày thứ 6 liên tiếp người dân kiên trì bám trụ ở đây để đòi lại tiền.

Khoảng 40 người dân ở Kon Tum trong đó có 9 thương lái đã dựng lều trước cổng nhà máy suốt 6 ngày để đòi nợ. Ảnh: Tiến Hùng (vnexpress)

Khoảng 40 người dân ở Kon Tum trong đó có 9 thương lái đã dựng lều trước cổng nhà máy suốt 6 ngày để đòi nợ. Ảnh: Tiến Hùng (vnexpress)

Bà Phạm Thị Ngọc Thanh (ngụ TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum), một trong những chủ nợ lớn nhấtcho Báo Người Lao Động biết: “Nhà máy nợ tôi hơn 6 tỉ đồng, chưa kể tiền lãi phát sinh mấy năm qua nhưng đến nay chưa thanh toán đồng nào. Đây là đợt thứ 3 chúng tôi bỏ nhà, bỏ công việc để kéo xuống nhà máy. Đã có lần chúng tôi kéo lên trụ sở UBND tỉnh Quảng Nam để gặp lãnh đạo cầu cứu nhưng vẫn không được” 

Bà Cao Thị Long bị nhà máy hơn hơn một tỷ đồng. Ảnh: Tiến Hùng (vnexpress)

Bà Cao Thị Long bị nhà máy hơn hơn một tỷ đồng. Ảnh: Tiến Hùng (vnexpress)

Có cả những người vì không thu được tiền từ Nhà máy để trả nợ nên bị chủ nợ và Ngân hàng truy đòi, nên tới đây vừa để trốn nợ cũng là để đò lại nợ, như bà Cao Thị Long (ngụ thị trấn Ngọc Hồi, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) nói với Báo Người Lao Động:  “Mỗi lần ra đây là mỗi lần tốn kém vì phải lo tiền xe cộ, chỗ ăn, chỗ ở… Chúng tôi khổ trăm bề, phần thì lãi ngân hàng, phần thì người dân nhập sắn cho mình cứ liên tục vây nhà để đòi nợ”.

Bà Thanh cho biết cuối năm 2012 người dân đã tới đây để đòi tiền, nhưng lúc đó Nhà máy đã ngừng sản xuất. Giờ đây nghe nói Nhà máy bán được hàng và đã nhận được tiền đặt cọc nên ngừoi tới để đòi lại tiền

Hôm 15/1/2015 Cục Thi Hành Án Tỉnh Quảng nam đã làm việc với Doanh nghiệp và Doanh nghiệp cam kết sẽ trả đầy đủ số tiền 26 tỷ cho 24 hộ dân, chia làm 2 đợt: Đợt 1 trả 50% trước ngày 31/3/2015, đợt 2 trả 50% còn lạu trước ngày 31/3/2016.

Nhưng trước việc nợ dây dưa của Doanh nghiệp đã quá lâu rồi, nên có 9 hộ dân không đồng ý, họ dựng lều tại Nhà máy để đòi tiền, bà Long nói với vnexpress “Chúng tôi yêu cầu nhà máy phải trả 50% số nợ trước Tết Nguyên đán và 50% còn lại sẽ trả trước ngày 31/3/2015. Hơn 3 năm đi đòi nợ, doanh nghiệp hứa hết lần này đến lần khác, chúng tôi đã quá mệt mỏi rồi. Nếu phía doanh nghiệp vẫn không đồng ý thì chúng tôi sẽ dựng lều ở đây cho đến Tết”

9 hộ dân này đều là những thương lái, bà Long cho vnexpress biết: “Hầu hết người dân bán sắn cho chúng tôi là đồng bào dân tộc, có hoàn cảnh khó khăn. Phía doanh nghiệp không chịu trả nợ nên chúng tôi suốt ngày bị người dân đến nhà đòi nợ. Họ nghĩ bị chúng tôi lừa, không chịu trả tiền nên đã cùng đi xuống đây để chứng kiến”.

Anh A Zin (30 tuổi, Ngọc Hồi, Kon Tum) một trong những nông dân bị nợ tiền thu mua sắn 3 năm nay nói với vnexpress rằng: “nhà có 3 ha sắn, những năm trước đến mùa thu hoạch thương lái về thu mua và hứa sẽ trả sau khi nhận tiền từ doanh nghiệp nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền. Không có tiền để đầu tư trồng sắn tiếp, nhà lại có đến 7 miệng ăn nên gia đình anh lâm vào đường cùng, buộc phải theo chân các thương lái xuống Quảng Nam đòi nợ”.

chị Y Ngọc (người Giẻ Triêng, ngụ huyện Ngọc Hồi)Kon Tum bồng theo cả con nhỏ theo mọi người đến đây đòi nợ “ gia đình chị bán sắn cho tiểu thương với số tiền 70 triệu đồng. Gần 3 năm nay, nhà máy cồn không trả tiền nên các tiểu thương cũng không có tiền trả cho gia đình. Quá bức bách, chị phải bồng cả con nhỏ cùng nhiều người chung hoàn cảnh kéo xuống nhà máy.” (Báo Người Lao Động).

Được biết ngoài số tiền 26 tỷ nợ các hộ dân nói trên, Doanh nghiệp còn nợ 700 tỷ của 2 Ngân hàng ở Quảng nam. Hiện tại, tài sản của nhà máy đã được thế chấp cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Quảng Nam.

Hiện tại Nhà máy Cồn ethanol Đại Tân không chỉ nợ các hộ dân, Ngân hàng , mà còn nợ cả công nhân và các đồi tác khác nữa. Nhà máy cũng đang bị Ngân hàng phong tỏa tài sản để thu nợ.

Dù người dân không có biểu hiện gây rối, nhưng công an vẫn được cắt cử ngày đêm trông coi khu vực nơi đây.

Những cơn gió se se lạnh thổi đến mang theo không khí tết đến chạm cửa mỗi nhà. Thế nhưng nhiều người dân vẫn lo lắng khắc khoải chờ đợi từng đồng tiền để đón tết nguyên đán.

Thiết nghĩ lãnh đạo Tỉnh Quảng nam cần có kế hoạch để Doanh nghiệp ưu tiên thanh toán tiền nợ cho các hộ dân trước, rồi đến công nhân, các đối tác, và Ngân hàng. Để người dân nhanh chóng có được niềm vui đón năm mới./.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc