Home » Tiêu Điểm, Xã hội » Tiền xóa đói giảm nghèo bị ‘hô biến’ như thế nào
Theo bài viết “một bộ máy ngốn 77 sân vận động Mỹ Đình” của tác giả Lê Nguyễn Duy Hậu đăng trên vietnamnet thì Quỹ xóa đói giảm nghèo của Việt Nam là 120 nghìn tỷ đồng/năm, nếu đem chia cho 500 nghìn hộ nghèo (diện nghèo nhất) thì mỗi hộ sẽ có 240 triệu đồng, tức 20 triệu đồng/tháng. Nếu tính một hộ có 4 người, thì mỗi người sẽ nhận được số tiền từ Quỹ này là 5 triệu đồng/tháng.

giam ngheo

Thế nhưng thực tế mỗi năm một hộ không nhận được 240 triệu đồng mà chỉ khoảng 10 – 15 triệu đồng tức chỉ 5% thôi. Để mỗi hộ gia đình nhận được 15 triệu đồng/năm này thì Quỹ đã phải chi cho bộ máy vận hành là 150 triệu đồng. Nghĩa là để người nghèo nhận được 1 đồng thì phải trả chi phí 10 đồng để nhận được số tiền đó.

Vậy số tiền phải chi ấy chạy đi đâu?

Một dự án nhiều hóa đơn

Trong cuộc họp ngày 20/2/2014 của Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững, bà Phạm Thị Hải Chuyền Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẳng định: “không có chuyện bộ máy xóa đói giảm nghèo ‘ngốn’ tiền của người nghèo”.

Bà Chuyền nói rằng trong các chương trình xóa đói giảm nghèo thì ít có chương trình nào đưa tiền trực tiếp cho người nghèo, chủ yếu là các chương trình thoát nghèo như nâng cấp cơ sở hạ tầng, dạy nghề, cấp vốn, hỗ trợ kinh doanh.

Thế nhưng việc nâng cấp cơ sở hạ tầng thực ra đã có nguồn vốn từ ngân sách lo rồi, hàng năm Việt Nam cũng đã nhận vay và vốn viện trợ rất nhiều từ nước ngoài để lo xây dựng cơ sở hạ tầng.  Chỉ tính riêng vốn ODA năm 2014 là 5 tỷ USD, năm 2013 là 7 tỷ USD.

Về việc này đại biểu Nguyễn Lâm Thành thuộc đoàn Lạng Sơn từng đưa ra hình tượng “4-5 người ăn một con gà, nên chỉ có một con gà nhưng được tính thành 4-5 con gà”. Ý câu này ông Thành muốn nói, ví như cùng là một dự án như xây dựng đường xá đến nơi các hộ nghèo, nhưng Quỹ xóa đói giảm nghèo cũng có hóa đơn thể hiện đã dùng tiền của Quỹ để làm, Chương trình thuộc vốn ngân sách cũng có hóa đơn, và Chương trình vốn ODA lại cũng có hóa đơn.

Mặt khác các khoản tiền dành cho dự án mở rộng hay xây dựng nông thôn, thì nhiều phần trong đó các cán bộ đã ‘hô biến’ thành tiền cho vay nặng lãi, hay vốn của Ngân hàng cấp Huyện dùng cho mục đích khác. Một trường hợp điển hình được trình bày ở mục sau đây.

Tiền xóa đói giảm nghèo biến thành tiền cho vay nặng lãi

Ông Nguyễn Hải Trung, người huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình cho RFA biết: “Thì với ngân hàng chính sách đó, tụi hắn làm trong tổ vay vốn đó, con tổ trưởng nó vay vốn ra rồi nó cho vay nóng lại chứ dân đâu vay được đâu. Một số nó làm hồ sơ giả đem vô ngân hàng rồi nó lấy tiền ra. Tụi nó cho vay nóng một triệu lấy tới một trăm mấy, hai trăm ngàn, tức là một trăm mấy mươi phần trăm ấy. Toàn bộ những gói vay ví dụ gói xóa đói giảm nghèo này, lãi suất là 0%, đâu có lãi đâu. Còn những gói kia, ví dụ như gói vay sửa nhà của người nghèo chỉ có 0.04% thôi, một triệu một tháng chỉ nộp lãi bốn ngàn hoặc năm ngàn đồng thôi. Tụi nó vay hết rồi đâu còn người dân nào được vay đâu. Đi hỏi quanh đây, không có ai được vay cả. Thế tụi nó mới có tiền để ung dung chứ lấy tiền đâu. Bí thủ bí dĩ phải đi vay nóng của tụi nó, lãi suất tới một trăm mấy phần trăm ấy chứ!”

Nghĩa là cán bộ địa phương cùng với cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội  làm giả hồ sơ vay vốn với lãi suất 0,05%/tháng, rồi dùng tiền này cho vay nặng lãi kiếm lời, nếu cho vay không hết thì gửi vào Ngân hàng hưởng chênh lệnh lãi suất hàng chục lần

Còn người dân thuộc dạng “xóa đói giảm nghèo” muốn vay được khoản vốn này phải chịu vay nặng lãi với mức lãi suất có khi lên đến 10%/tháng.

Và thế là tiền cho vay xóa đói giảm nghèo đã biến thành tiền cho vay nặng lãi. Và cán bộ địa phương và Ngân hàng vốn đã cấu kết với nhau hoàn toàn dễ dàng trả lãi và vốn đầy đủ cho Ngân hàng Chính sách Xã hội đúng kỳ hạn, và được tuyên dương khen thưởng về thành tích xuất sắc “xóa đói giảm nghèo” của mình, thậm chí có cá nhân được xem là tấm gương điển hình.

Để người dân phải vay vốn nặng lãi của mình, các cán bộ cũng nghĩ ra nhiều phương pháp như đánh số đề, cá độ bóng đá để người dân vướng vào vòng đỏ đen, các cán bộ này cũng vung tiền thuê người đòi nợ. nhiều người chót vướng vào vòng đỏ đen này phải cầm cả sổ đỏ vay tiền để trả nợ.

Vay vốn xóa đói giảm nghèo lại nghèo thêm

Anh Trần Văn Trung ở Đăc Nông đã tố cáo việc ăn chặn tiền của người dân nơi đây, cụ thể như sau

Ở Đắc Nông có một câu chuyện, ông Nguyễn Văn Long vay 7 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách Xã hội , khi nhận tiền rồi ông Long phải đến nhà ông Nguyễn Văn Kiên là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân của thôn kiểm Tổ trưởng Tổ Vay Vốn để cho ông Kiên vay 5 triệu, còn lại 2 triệu không đủ để ông Long làm gì cả nên chỉ dùng để chi tiêu.

Hết hạn vay, Ngân hàng Chính sách Xã hội Đắc Song tới tận nhà ông Long đòi 7 triệu đồng cộng thêm tiền lãi, lúc này ông Long mới té ngửa là ông Kiên chưa trả đồng nào. Vậy là, chỉ được vay 2 triệu đồng nhưng ông Long mắc nợ tổng cộng hơn 10 triệu đồng, nên đã nghèo lại nghèo thêm.

anh Phạm Văn Bằng vay được 10 triệu đồng thì tổ trưởng tổ vay vốn Nguyễn Văn Kiên và Thôn trưởng Vũ Văn Phương đến tận nhà tuyên bố: “Đưa thiếu một đồng là không lấy đâu nhé”, sau đó 2 ông này lấy của anh Bằng 3 triệu đồng.

Còn anh Trần Văn Trung để vay được 12 triệu đồng đã phải chi cho ông Kiên vay lại 4 triệu đồng.

Một chính sách thoạt nhìn là tốt, nhưng được thực thi bởi chững quan chức biến chất, thì chính sách ấy giống như miếng bánh ngon dành cho các quan chức mà thôi. Và người nghèo vẫn mãi hoàn nghèo.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc