Home » Thế giới » Vấn đề đàn áp tôn giáo và việc cần có sự hiểu biết giữa các tín ngưỡng
Vấn đề đàn áp tôn giáo và việc cần có sự hiểu biết giữa các tín ngưỡng

Những người theo tập Pháp Luân Công tuần hành kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp ở Trung Quốc hôm 17/7/2014 tại Washington. (Ảnh: Edward Dai/Thời báo Đại Kỷ Nguyên)

Một nghiên cứu của Diễn đàn Pew năm 2011 ước tính rằng, tại thời đó (2011) có khoảng 2,1 tỷ người theo Đạo Cơ Đốc trên toàn thế giới.

Theo Hội Nhân quyền Quốc tế, một tổ chức thế tục (phi tôn giáo) có thành viên ở 38 nước, 80% tất cả các hành động kỳ thị tôn giáo trên thế giới ngày nay nhắm vào những người theo Đạo Cơ Đốc. Nghiên cứu của Pew cho biết thêm rằng sự thù địch đối với Đạo Cơ Đốc đã lên đến một cấp độ cao mới vào năm 2012, khi những người theo Đạo Cơ Đốc phải đối mặt với một số hình thức kỳ thị ở 139 nước, tương đương khoảng 3/4 tổng số các nước trên toàn thế giới.

Theo tác giả Paul Marshall, Châu Mỹ La-tinh hiện nay là một trong những khu vực mà ở đó mọi người được tự do nhất trong việc thực hành tín ngưỡng của mình. Những nước Trung Âu, trừ những nước thành viên thuộc Nam Tư cũ, trong những năm gần đây cũng chủ yếu được miễn không bị đàn áp tôn giáo. Ngoài ra, cũng có nhiều nước tự do về mặt tôn giáo như ở Châu Phi và một số các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương.

“Trong những cuộc khảo sát quốc gia được chuẩn hóa được thực hiện cho Trung tâm Tự do Tôn giáo, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nam Phi, Botswana, Mali và Namibia tự do về mặt tôn giáo hơn Pháp và Bỉ…”, ông Marshall nói thêm.

Một tổ chức Cơ Đốc Giáo có tên gọi Những cánh cửa mở (Open Doors) đã công bố một danh sách thường niên các nước trong đó người dân được ít tự do tín ngưỡng nhất. Đứng đầu danh sách là Triều Tiên, sau đó là Iran, Afghanistan, A-rập Xê-út, Somalia, Maldives, Yemen, Iraq, Uzbekistan, Lào, và Pakistan. Sau đây là một số lời bình luận rất ngắn gọn về ba nước trong danh sách này và một nước không có trong danh sách:

A-rập Xê-út

A-rập Xê-út có hơn một triệu người lao động nước ngoài theo Đạo Cơ Đốc. Tuy nhiên, nước này cấm các giáo hội và những hành động cầu nguyện riêng tư theo Cơ Đốc Giáo. Vị Quốc vương trước đã cho phép cảnh sát tôn giáo của ông này tấn công những buổi tụ tập tôn giáo riêng tư của những người theo Đạo Cơ Đốc và quy cho họ những tội danh “báng bổ”.

Sự truyền rộng của Đạo Wahhabism Xê-út rõ ràng là nguyên nhân của nhiều vấn đề bạo lực quốc tế hiện nay. Cá nhân nhà sử học Bernard Lewis đã ghi chép lại việc những người theo Đạo Wahhabism đã có được tầm ảnh hưởng ở Vương quốc Xê-út này như thế nào: “… tiền có được từ dầu mỏ đã cho phép họ (thiết lập một mạng lưới các trường phổ thông và đại học được tài trợ tốt) để truyền bá dạng Hồi giáo Islam mang tính hủy diệt và cuồng tín này trên khắp thế giới Hồi giáo Muslim và trong những người theo Hồi giáo Muslim ở phương Tây”.

Iran

Có nhiều quan ngại quốc tế về khoảng 300.000 người Baha’is ở Iran bởi vì họ không có các quyền hợp pháp và vì toàn bộ những người lãnh đạo họ đều vẫn ở trong tù. Những người Hồi giáo dòng Sunni bị đối xử tệ hại. Hàng chục người theo Cơ Đốc Giáo đã bị bắt và bỏ tù vì cố gắng đi lễ.

Ông Struan Stevenson, Chủ tịch Hội Tự do Iraq ở Châu Âu, đã cảnh báo rằng chế độ ở Tehran có cùng một mục đích (như ISIS) trong việc sử dụng bạo lực để tạo ra một Vương quốc Hồi giáo trên toàn thế giới và “nô dịch cả thế giới trong sự mục nát kiểu Trung cổ của Hồi giáo”. Ông cũng cảnh báo rằng sự hợp tác giữa Phương Tây và Iran trong cuộc chiến chống ISIS sẽ “cực kỳ nguy hiểm” và có thể châm ngòi cho một cuộc chiến bè phái giữa những người Shiite và Sunni và điều đó có thể gây họa cho cả khu vực trong nhiều thập kỷ.

Trung Quốc

Việc đàn áp những người theo Phật giáo Tây Tạng và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ của đảng-nhà nước ở Bắc Kinh hiện nay đã được biết rõ.

Chế độ này đã từ lâu tìm cách hạ gục những người theo đạo Cơ Đốc, hiện ước tính có khoảng từ 80 đến 125 triệu người. Cục Công tác Tôn giáo, vốn kiểm soát tất cả các tôn giáo ở Trung Quốc, quản lý Phong trào Tam-Tự Ái quốc (TSPM) đối với những người theo Đạo Tin lành, và Hội Yêu nước Thiên Chúa Giáo, vốn không thừa nhận Giáo Hoàng. Số người theo Cơ Đốc Giáo tham dự những giáo hội do Đảng phê duyệt có vẻ như hiện đang ở trong khoảng 20-30 triệu người; và có khoảng từ 50 đến 75 triệu tín đồ Cơ Đốc Giáo thuộc về các “giáo hội tại gia” không đăng ký.

Pháp Luân Công, một phong trào trên toàn quốc bao gồm các bài tập và ngồi thiền xuất phát từ Phật giáo và Đạo giáo, với số lượng từ 70 đến 100 triệu người vào giữa những năm 1990 theo ước tính của chính chính quyền, bị đàn áp nghiêm trọng từ năm 1999 đến nay.

Một cuốn sách xuất bản năm 2014, ‘Cuộc thảm sát’, của ông Ethan Gutmann đã đặt cuộc đàn áp đối với cộng đồng này vào trong bối cảnh hiện tại như thực tế nó đang diễn ra. Tác giả diễn giải cách mà ông đi đến “ước tính ít nhất” của mình rằng những nội tạng quan trọng sống còn của 65.000 người tập Pháp Luân Công và của “từ 2.000 đến 4.000” người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, hay những người theo Đạo Cơ Đốc tại gia đã bị cướp đi trong một ngành thương mại hèn hạ chỉ riêng trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008. Các nội tạng bị mổ cướp và buôn bán với giá cao cho những người Trung Quốc và “những du khách nội tạng” giàu có.

Các bác sĩ mang những nội tạng tươi để cấy ghép tại một bệnh viện ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, ngày 16/8/2012. (Ảnh chụp màn hình qua Sohu.com)

 

Pakistan

Những tín đồ Cơ Đốc Giáo sống ở Pakistan có khoảng 3,8 triệu người trong tổng dân số hơn 170 triệu, theo những ước tính của chính quyền. Nhiều người sống trong sự sợ hãi luật báng bổ của nước này, vốn mang hình phạt tử hình và đã được áp dụng một cách tùy tiện đối với những tôn giáo thiểu số trong những năm gần đây.

Ví dụ, vào năm 2010, Asia Bibi, một người mẹ theo Đạo Cơ Đốc có năm người con, đã bị kết án tử hình vì bị cho là đã xúc phạm Nhà tiên tri Muhammad. Khi Thống đốc bang Punjab là Salman Taseer thăm dò các cách để thả bà, ông đã bị những vệ sĩ của mình giết hại.

Vào ngày 2/3/2011, Bộ trưởng liên bang phụ trách những người thiểu số của Pakistan, Shahbaz Bhatti, vốn cũng quan ngại về vấn đề kết án bà Bibi, cũng đã bị bắn hạ. Là một người theo Cơ Đốc Giáo, ông đã đoán trước được về cái chết của ông trong nhiều tháng trong khi ông bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho những người Pakistan thuộc mọi tín ngưỡng. Hội nghị này được tổ chức để vinh danh ông.

Những điều mà các chính phủ có thể làm

1. Các chính phủ dân chủ nên sử dụng hàng tỷ đô-la viện trợ mà chúng ta cấp cho một số trong những nước vi phạm như đòn bẩy. Thương mại/đầu tư có thể được tạo thành tính điều kiện, ít nhất là một phần, với việc bảo vệ quyền tự do lương tâm và tín ngưỡng cho tất cả các công dân. Nhiều người hỏi tại sao những người đóng thuế ở Canada lại nên cấp viện trợ phát triển cho những chế độ đàn áp những người thiểu số theo tôn giáo thuộc bất cứ tín ngưỡng nào?

2. Trong khi chúng ta tiếp tục vật lộn với sự đàn áp những tôn giáo thiểu số trên toàn thế giới, các chính phủ dân chủ phải tiếp tục bảo vệ những tín ngưỡng tinh thần thiểu số của chính quốc gia họ. Chúng ta phải đảm bảo rằng tất cả những nhóm người thiểu số có thể thờ phụng, sống và làm việc tự do, mà không phải sợ hãi. Đến lượt mình, chính phủ của những nước có đa số dân theo Hồi giáo nên nỗ lực hơn để đưa hòa bình và khoan dung vào kết cấu của xã hội nước mình. Trừ khi họ tạo ra và xây dựng nền văn hóa hòa hợp tôn giáo ở trong nước, [nếu không] việc chống lại chủ nghĩa khủng bố dưới danh nghĩa tôn giáo sẽ [trở nên] khó khăn.

3. Canada và các nước khác nên quản lý những nguồn lực chính trị của quốc gia mình để vận động có hiệu quả. Chúng ta cần sự bênh vực tự do tôn giáo được phối hợp bởi Đại sứ Tự do Tôn giáo của chúng ta, các cơ quan ngoại giao của chúng ta ở những nước đáng quan ngại, và những Nghị sĩ về các vấn đề như thay đổi các bộ luật về báng bổ và chống tự do tôn giáo khác. Việc xem xét lại hoặc bãi bỏ luật báng bổ của Pakistan, và những áp dụng hiện thời của luật này, nên được ưu tiên trong chương trình nghị sự song phương mỗi lẫn những quan chức Canada gặp các quan chức đến từ Islamabad. Trong các diễn đàn đa phương, các quan chức chính phủ nên tham gia vào các cuộc đối thoại liên tục thay cho các cộng đồng và cá nhân tôn giáo không có tiếng nói.

Nhiều người hỏi tại sao những người đóng thuế ở Canada lại nên cấp viện trợ phát triển cho những chế độ đàn áp những người thiểu số theo tôn giáo thuộc bất cứ tín ngưỡng nào?

Việc cực đoan hóa Hồi giáo ở một nước như Canada là khó hiểu, ngoại trừ những thông điệp độc hại trên Internet từ nước ngoài và/hoặc đạo Wahhabism Xê-út như những những nhân tố nguyên nhân chính. Chủ nghĩa tiêu dùng/chủ nghĩa thế tục/phỉ báng tín ngưỡng nói chung hay những vấn đề về mục đích của thanh niên ở Phương Tây, bao gồm Canada, vốn có thể khiến cho chủ nghĩa cực đoan trong mọi hình thức tín ngưỡng trở nên hấp dẫn với những người cần sự chắc chắn trong cuộc sống, không còn nghi ngờ gì nữa là đang làm một số người trẻ tuổi nhầm lẫn.

Cuốn sách xuất bản năm 2014 của Giáo sĩ Hồi giáo ở Ottawa, Tiến sĩ Zijad Delic, Hồi giáo Canada-Thuộc về và Trung thành, bao gồm hai điểm sau:

  • “Theo rất nhiều cách, Canada là một vùng đất của những người di cư và con cái của họ, những người đã cùng nhau tạo thành một trong những xã hội đa văn hóa dân chủ hàng đầu trên thế giới. Trên thực tế, Canada được coi rộng rãi như một mô hình, hay biểu trưng, của chủ nghĩa đa văn hóa”.
  • “Mô hình công dân của Canada, tương phản với nhiều mô hình khác nhau từ các nước Châu Âu, cho phép cách tiếp cận đa nguyên đối với tất cả các công dân của mình, bao gồm những công dân theo Hồi giáo. Họ được cung cấp một không gian để phát triển một đặc điểm Hồi giáo Canada”.

Mohamad Jebara, một Giáo sĩ Hồi giáo ở Ottawa đáng kính khác, đã nhắc nhở người Canada sau những sự kiện ở Paris rằng cách tốt nhất để chiến thắng những người “ghét chúng ta là bằng cách cho họ cái mà họ ít chờ đợi nhất: tình thương yêu”.

Vẫn cần nhiều nỗ lực để các nền văn hóa và cộng đồng tín ngưỡng của chúng ta hiểu nhau hơn. Nếu chúng ta quay lưng lại với nhau, chúng ta sẽ thu nhỏ chính mình. Chúng ta phải đứng cùng nhau để bảo vệ những giá trị quốc gia của chúng ta.

5. Chính phủ Canada có thể đăng cai tổ chức một hội nghị quốc tế về xây dựng sự hiểu biết lớn hơn giữa các tín ngưỡng ở những quốc gia của thế kỷ 21. Tất cả chúng ta phải đứng cùng nhau để ôm giữ sự đa dạng và tôn trọng điều đó, trong khi cùng nhau cố gắng để ngăn không cho những ý thức hệ bạo lực, hẹp hòi và chia rẽ làm tổn hại cảm nhận của chúng ta về việc chúng ta là ai và muốn trở thành người như thế nào.

Kết luận

Hãy cho tôi dành lời cuối cùng cho bà Maryam Rajavi, một người Hồi giáo mộ đạo và người được bầu làm chủ tịch của Hội đồng Phản kháng Quốc gia của Iran, phát biểu tại một sự kiện Ngày Quốc tế Phụ nữ ở Berlin:

“Trong hai thế kỷ qua, thế giới của chúng ta đã nhiều lần đạt đến những tầm cao mới trên một phạm vi rộng lớn nhờ những phong trào bình đẳng của phụ nữ… Tuy nhiên, thật đáng tiếc là sự tiến bộ của lý tưởng bình đẳng ngày nay lại phải đối mặt với một rào cản ghê gớm, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Trong khi gây nguy hiểm cho toàn bộ khu vực và thế giới thông qua diệt chủng, khủng bố và kỳ thị, hiện tượng này thù địch nhất đối với phụ nữ. Vì lý do này, hôm nay, tình cảnh của phụ nữ ở Trung Đông bị bện, tết chặt hoàn toàn với sự mất bảo an, áp bức, vô gia cư, giết người và nô dịch… Tuy nhiên, tôi muốn nói rằng có một cách để đánh bại và chiến thắng lực lượng hủy diệt này và có một giải pháp: Sức mạnh của phụ nữ là sự thách thức lớn nhất đối với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan”.

Hon. David Kilgour, J.D.

Ngài David Kilgour, là luật sư và đồng chủ tịch của hội Những người bạn Canada của một nước Iran Dân chủ (CFDI) và là một giám đốc của Hội đồng vì một Cộng đồng các nền Dân chủ (CCD) có trụ sở tại Washington. Ông nguyên là một Nghị sĩ Canada cho cả hai đảng Bảo thủ và Tự do của khu vực Edmonton ở miền đông nam Canada và cũng đã từng là Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Châu Mỹ La-tinh và Châu Phi, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và là Phó Chủ tịch Hạ viện Canada.

Bài viết này được chuyển thể từ những bài phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về Tự do Tôn giáo tại Tòa nhà Nghị viện, Số 1 Phố Wellington, Ottawa, Canada, hôm 11/3/2015.

Những quan điểm được bày tỏ trong bài viết này là ý kiến của (các) tác giả và không nhất định là phản ánh quan điểm của Thời báo Đại Kỷ Nguyên.

 

 


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc