Home » Khám Phá, Khoa học » Người Ấn Độ cổ đại đã hiểu biết về công nghệ du hành không gian hàng ngàn năm trước?
Left: Rama welcomed back to Ayodhya, including the celestial flying machine, the Pushpak Vimana. Right: An illustration of the Shakuna Vimana that is supposed to fly like a bird with hinged wings and tail, drawn in Bangalore, India, in 1923. Background: A file photo of Sanskrit text. (Wikimedia Commons)

Bên trái: Rama được chào đón trở về xứ Ayodhya trong cỗ xe bay Pushpak. Bên phải: Hình minh họa cỗ xe bay Shakuna, cỗ máy có thể bay như một con chim với cánh và đuôi có bản lề, được vẽ ở Bangalore, Ấn Độ vào năm 1923. Hình nền: Một bức ảnh chụp văn bản tiếng Phạn. (Wikimedia Commons)

Một bài thuyết trình gây tranh cãi được trình bày tại một hội nghị khoa học uy tín, Hội nghị Khoa học Ấn Độ lần thứ 102 ở Mumbai, tuyên bố rằng người Ấn Độ cổ đã đạt được những thành tựu và hiểu biết sâu rộng trong ngành khoa học hàng không và du hành không gian — hàng ngàn năm trước khi anh em nhà Wright phát minh ra chiếc máy bay đầu tiên vào năm 1903.

Bài thuyết trình được Cơ trưởng Anand Bodas và ông Ameya Jadhav trình bày trong phiên thuyết giảng với tựa đề “Khoa học cổ đại qua tiếng Phạn”. Bài thuyết trình mô tả chi tiết rằng theo các ghi chép trong Kinh Vệ Đà từ 7.000 năm trước, máy bay được mô tả là có thể bay lùi và bay ngang. Nó cũng có thể bay xuyên qua các quốc gia, châu lục, và thậm chí du hành lên các hành tinh.

Ông Bodas cho rằng: “Có những lịch sử chính thống và không chính thống”, theo tạp chí The National. “Lịch sử chính thống chỉ lưu lại rằng anh em nhà Wright lái chiếc máy bay đầu tiên vào năm 1903″, nhưng người thực sự phát minh ra chiếc máy bay là một nhà hiền triết tên là Bharadwaja, sống vào khoảng 7.000 năm trước đây. “Các máy bay cổ đại có 40 động cơ nhỏ”.

Kinh Vệ Đà là một bộ sưu tập lớn các văn bản bằng tiếng Phạn có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại, là văn bản cổ xưa nhất trong nền văn học tiếng Phạn và là kinh điển cổ xưa nhất của Ấn Độ giáo. Một số tác phẩm trong bộ sưu tập, như Samhitas, được biết có niên đại ít nhất là từ năm 1700 trước Công nguyên, mặc dù người ta tin rằng bộ kinh này còn cổ xưa hơn thế nữa.

Chủ đề “động cơ tạo ra chuyển động bay khá phổ biến giữa các nhà lý thuyết phi hành gia cổ đại. Họ lập luận rằng có một số dẫn chứng cho thấy đó là công nghệ của người ngoài Trái đất. Ramayana, một sử thi Hindu được cho là có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 4 hay thứ 5 trước Công Nguyên, viết rằng: “Pushpaka (cỗ xe hoa) giống như Mặt Trời vốn thuộc về người anh em của ta và đã bị quỷ vương Ravana lấy mất; cỗ xe bay diệu kỳ ấy có thể đi khắp nơi theo ý muốn … cỗ xe giống như một đám mây sáng rực trên bầu trời … Đức Vua (Rama) bước vào trong, và cỗ xe diệu kỳ theo lệnh của Raghira, phóng lên bầu trời”.

Cơ trưởng Bodas cho rằng người Ấn Độ cổ đại phát minh ra công nghệ này nhưng sau đó bị lãng quên theo thời gian cũng như do sự cầm quyền của ngoại bang. Thời báo Times of India thuật lại rằng bài thuyết trình, được trình bày tại hội nghị — trong đó có sáu vị đoạt giải Nobel, các học giả đạt giải thưởng và các nhà khoa học khác — đã gặp phải thái độ hoài nghi, cho lý thuyết này là “giả khoa học”, rằng lý thuyết này không có chứng cứ thực nghiệm mà lại dựa vào trích dẫn văn bản tôn giáo cổ xưa.

Hiệp hội Hội nghị Khoa học Ấn Độ (ISCA) là một tổ chức khoa học hàng đầu của Ấn Độ, với hơn 30.000 thành viên khoa học. Nhiệm vụ của ISCA là xuất bản tạp chí, tổ chức các hội nghị, nâng cấp và thúc đẩy sự nghiệp khoa học.

Indian Prime Minister Narendra Modi speaks at the inauguration of the102nd Indian Science Congress (ISC) in Mumbai on Jan. 3, 2015. (Indranil Mukherjee/AFP/Getty Images)

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Khoa khọc Ấn Độ (ISC) tại Mumbai vào 03 tháng 1, 2015. (Indranil Mukherjee / Getty Images)

Nhà khoa học NASA, Tiến sĩ Ram Prasad Gandhiraman, khởi xướng một kiến ​​nghị trực tuyến trước khi hội nghị được tổ chức để phản đối những bài thuyết trình mang màu sắc pha trộn giữa khoa học, thần thoại và chính trị của chủ nghĩa dân tộc Hindu. Tuy nhiên, những người khác, ví dụ như một nhà khoa học Ấn Độ từ Hoa Kỳ đến tham dự hội nghị, cảm thấy bị hấp dẫn trước các nghiên cứu về chứng tích cổ đại và cho rằng “Kiến thức nhân loại luôn tăng trưởng, dòng chảy của nó không bao giờ dừng lại. Vì vậy, nếu tất cả những kiến ​​thức này đã xuất hiện trong văn bản từ thời kỳ xa xưa, tôi cần phải biết nó đã ngừng lại ở đâu. Tại sao nó không phát triển? Tại sao không có sự tiến bộ? Nó ngừng lại từ khi nào? Tôi không hiểu được trình tự các sự kiện xảy ra theo niên đại, nhưng tôi chắc chắn sẵn sàng học hỏi và tìm hiểu thêm.”

Nguồn: vietdaikynguyen.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc