Home » Chia sẻ, Cuộc sống số » Tất cả mọi dữ liệu cá nhân của bạn đều có giá trên web đen
Khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc lưu giữ thông tin tài khoản trên mạng trực tuyến là rất tiện lợi,tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức đặc biệt trong thời đại như hiện nay.Nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện rất nhiều nguy hiểm mà nguồn gốc của nó được biết đến với cái tên”Hacker”

Hacker kiếm được bao nhiêu tiền nhờ những dữ liệu cá nhân của bạn

Tất cả mọi thứ từ dữ liệu ngân hàng, hồ sơ sức khỏe thậm chí cả tài khoản Facebook của bạn đều có giá trên các web đen.

 

hacker,thông tin,tài khoản

Web đen là nơi bán những dữ liệu cá nhân bị đánh cắp một cách tràn lan và công khai. Tại web đen, bạn cũng có thể ra giá để yêu cầu các hacker thực hiện những việc bẩn thỉu cho mình như sửa hồ sơ cá nhân, đánh sập hệ thống của cả một doanh nghiệp…

Theo Dell Secure Works, trong khi thông tin về thẻ tín dụng chỉ có giá vài USD trên các web đen, hồ sơ y tế lại có thể bán với giá 50 USD. Thông tin về tài khoản ngân hàng có giá cao hơn một chút với khoảng 1.000 USD, tùy thuộc xem chủ nhân có bao nhiêu tiền trong tài khoản.

Người mua có thể trả giá lên tới 50 USD cho một tài khoảng mạng xã hội hoặc trả 350 USD để có một hồ sơ cá nhân hoàn toàn mới.

Theo báo cáo này, các thông tin khác rao bán trên web đen có giá như:

– Ủy quyền ngân hàng: 1.000 USD (và 6% tổng số tiền có trong tài khoản)

– Thẻ tín dụng tại Mỹ và dữ liệu liên quan (số tài khoản, ngày đáo hạn, tên…): 12 USD

– Thẻ tín dụng tại châu Âu và châu Á kèm theo các dữ liệu liên quan: 28 USD

– Tấn công một website: 100 – 300 USD

– Làm thẻ an sinh xã hội giả: 250 – 400 USD

– Bằng lái xe giả: 100 – 150 USD

Thế nhưng không chỉ tội phạm là những người duy nhất trả tiền cho những thông tin bị đánh cắp của bạn. Hàng năm các công ty bị đánh cắp hoặc rò rỉ dữ liệu phải trả rất nhiều tiền để mua lại chính những hồ sơ bị trôi nổi trên thị trường chợ đen.

Theo một nghiên cứu của công ty IBM và Viện nghiên cứu Ponemon công bố vào thứ 4 vừa qua (27/5/2015), mức chi phí trung bình trên toàn cầu để mua lại các hồ sơ và dữ liệu bị đánh cắp của một công ty năm 2014 là 154 USD, tăng 23% so với năm 2013. Chi phí này bao gồm tiền mở các cuộc điều tra cũng như tiền mua lại các thông tin bị đánh cắp của khách hàng. Các công ty chăm sóc sức khỏe là những công ty phải chi trả nhiều tiền nhất để chuộc lại các hồ sơ bị đánh cắp, với khoản chi phí trung bình lên tới 363 USD.

Marc van Zadeloff, phó chủ tịch chiến lược và sản phẩm mảng an ninh của công ty IBM cho biết: “Bạn có thể thấy số lượng tội phạm mạng có tổ chức ngày càng tăng lên, chúng ngày càng khó kiểm soát, theo dấu và khắc phục. Những tội phạm trên các web đen này hợp tác với nhau, chia sẻ kỹ thuật, phần mềm độc hại và khi chúng đột nhập được vào, chúng rất giỏi. Chúng có thể ở trên hệ thống lâu hơn, ăn cắp được nhiều hơn và các công ty, tổ chức phải tốn kém nhiều hơn”.

Theo ông Zedeloff, để tự bảo vệ mình, người dùng không được phép sử dụng một mật khẩu cho nhiều tài khoản, dịch vụ. Thay đổi mật khẩu định kỳ. Đảm bảo trang bị các biện pháp an ninh tiên tiến nhất trên các thiết bị và sử dụng xác thực hai yêu tố nếu có thể. Cuối cùng, hãy để mắt đến bất cứ hoạt động đáng ngờ nào, ví dụ một email lạ, một lời đề nghị kết bạn từ một người không quen biết. Hãy chủ động quản lý mọi thứ từ tài khoản xã  hội đến tài khoản ngân hàng.

Theo ictnews/Business Insider


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc