Home » Thế giới » Biểu tình ở Lân Thủy – Trung Quốc
Người dân huyện Lân Thủy đã biểu tình đòi hỏi phải có tuyến đường sắt cho huyện của mình.

>> Trung Quốc: Biểu tình tấn công cảnh sát ở Tứ Xuyên

Người dân huyện Lân Thủy tuần hành biểu tình, ngày 17 tháng 5 năm 2015 (ảnh: Sina Weibo)

Người dân huyện Lân Thủy tuần hành biểu tình, ngày 17 tháng 5 năm 2015 (ảnh: Sina Weibo)

Khi cư dân của huyện Lân Thủy ở phía tây nam Trung Quốc được thông báo rằng một dự án đã được lên kế hoạch xây dựng khoảng 200 km (124 dặm) đoạn đường sắt sẽ không đi ngang qua nơi cộng đồng dân cư đang sống, thì hàng chục ngàn người trong tổng số 1 triệu dân của huyện Lân Thủy đã tràn ngập xuống đường phố để phản đối dự án này.

Cuộc đụng độ với cảnh sát địa phương vào ngày 17 tháng 5 đã làm cho 4 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương.

Sự xung đột này bắt nguồn từ 2 dự án mâu thuẫn nhau khi xây dựng một tuyến đường sắt nối liền thành phố Trùng Khánh hùng mạnh (dân số 17 triệu dân) với Đạt Châu, tỉnh Tứ Xuyên, nơi huyện Lân Thủy đang tọa lạc. Một đề xuất, được đặt tên là “tuyến đường phía Đông”, hứa hẹn sẽ đưa tuyến đường sắt này đi xuyên qua Lân Thủy, một huyện đang bị cô lập với những hệ thống đường hàng không và đường thủy.

“Tuyến đường phía Đông”cũng đã  nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ nhiều quan chức địa phương. Họ tin rằng nó sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện, theo tờ tin tức Bắc Kinh – hãng truyền thông của cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, vào ngày 7 tháng 5, Ủy ban Phát triển Đô thị Quảng An đã bị chất vất trên mạng khi trả lời một câu hỏi rằng sẽ có một kế hoạch khác được chọn để thay thế, nó được gọi là tuyến đường phía Tây. Quảng An là quê hương của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình.

858.000 cư dân của Quảng An đã có 2 tuyến đường sắt rồi, trong khi huyện Lân Thủy thì chưa có tuyến nào cả.

Vào lúc 9 giờ sáng ngày 17 tháng 5, hàng ngàn người bắt đầu tụ tập tại quảng trường Vạn Hưng thuộc trung tâm của huyện Lân Thủy.

Những sự kiện trong ngày này được khởi xướng một cách ôn hòa, với một cuộc tuần hành để gửi thư kiến nghị . Mọi người đã giăng nhiều biểu ngữ với nội dung “Đường sắt cho hàng triệu cư dân huyện Lân Thủy”, và hô vang các khẩu hiệu khi họ diễu hành. Đến buổi chiều, có khoảng 30.000 người đã tham gia cuộc diễu hành, theo Đài phát thanh truyền hình Hồng Kông.

Mọi thứ trở nên tệ hại khi có hơn 2.000 cảnh sát chống bạo động trang phục đen xông vào cuộc diễu hành. Đã có ít nhất 4 người biểu tình đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương, kênh truyền hình Now TV có trụ sở tại Hồng Kông cho biết.

Cảnh sát chống bạo động xông vào đám đông quần chúng tại huyện Lân Thủy, ngày 17 tháng 5 năm 2015 (ảnh: Sina)

Cảnh sát chống bạo động xông vào đám đông quần chúng tại huyện Lân Thủy, ngày 17 tháng 5 năm 2015 (ảnh: Sina)

Nhiều người dân đã chụp nhiều tấm hình ghi lại hành động tấn công của cảnh sát và cảnh những người biểu tình bị thương. Họ tải chúng lên các trang truyền thông xã hội Trung Quốc.

“Cảnh sát đánh người nhiều lần, kể cả trẻ em”, một nhân chứng giấu tên đã nói với thời báo Epoch Times (Đại Kỷ Nguyên).

Thông qua một cuộc điện thoại, các nhân chứng cho biết rằng khi cảnh sát tìm cách rút lui, họ đã làm cho người dân huyện Lân Thủy căm phẫn tột độ, nên cảnh sát đã bị ném rất nhiểu đá.

Một phụ nữ bị thương trong vụ trấn áp của cảnh sát chống bạo động tại huyện Lân Thủy, ngày 17 tháng 5 năm 2015 (ảnh: Sina)

Một phụ nữ bị thương trong vụ trấn áp của cảnh sát chống bạo động tại huyện Lân Thủy, ngày 17 tháng 5 năm 2015 (ảnh: Sina)

Ngày càng có nhiều những lời chỉ trích trên mạng xung quanh những sự kiện ở huyện Lân Thủy nên nhà chức trách của chính quyền Trung Quốc đã nhanh chóng kiểm duyệt những thông tin này. Cơ quan thông tin đại chúng  của nhà nước đã báo cáo sự việc trên, nhưng họ luôn tránh đề cập đến bất kỳ cuộc trấn áp bạo lực [từ phía cảnh sát].

Đây không phải lần đầu tiên người dân Trung Quốc ở phía Tây Nam của quốc gia này đứng lên để chống lại chế độ độc tài liên quan đến vấn đề quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt.

Hơn 100 năm trước, vào tháng 8 năm 1911, các nhóm ủng hộ chế độ cộng hòa Trung Quốc đã nổi lên chống đối lại hành động của hoàng gia, khi triều đình nhà Thanh cố gắng quốc hữu hóa các dự án xây dựng đường sắt ở các tỉnh khác nhau, bao gồm Tứ Xuyên, và trao quyền vận hành đường sắt cho ngành công nghiệp nước ngoài. Cuộc khởi nghĩa của quần chúng đã dẫn đến kết quả là Phong trào Bảo vệ Đường sắt được thành lập, nhằm duy trì quyền kiểm soát của địa phương đối với cơ sở hạ tầng.

Mặc dù phong trào này đã bị quân đội hoàng gia đàn áp đẫm máu, nhưng nó được cho là đã góp phần trực tiếp thúc đẩy một phong trào khác rất nổi tiếng, mang tên cuộc khởi nghĩa tự phát Vũ Xương, tại tỉnh Hồ Bắc lân cận. Tháng 10 năm đó, các cuộc nổi loạn của toàn quân và toàn dân vẫn lên cao, hình thành nên cuộc Cách mạng Tân Hợi. Và cuộc cách mạng này đã khai tử chế độ quân chủ chuyên chế với hơn 2.000 năm cai trị, và đã khai sinh ra nước Cộng hòa Trung Hoa.

Gu Xiaohua, Luchen

Theo vietdaikynguyen

Chuyên đề: ,

01 ý kiến dành cho “Biểu tình ở Lân Thủy – Trung Quốc”

  1. chung cư goldsilk complex 17/06/2015

    nhìn sợ quá

    Reply

Ý kiến bạn đọc