Home » Xã hội » Có nên bỏ án tử hình để hội nhập quốc tế
Phiên họp Quốc Hội ngày 26/5 bàn về sửa đổi dự án bộ luật hình sự. Tranh luận trở nên sôi nổi khi bàn về việc có nên bỏ án tử hình đối với tội tham nhũng hay không? có cần quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân không?

Tranh luận trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân

Ông Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP Hà Nội không đồng tình việc đưa quy định truy tố pháp nhân vào luật hình sự, vì truy tố pháp nhân là rất khó.

Đồng tình với quan điểm này ông Lê Đông Phong, phó giám đốc Công an TP.HCM cho rằng không nên buộc pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì không thể bắt bỏ tù một công ty hay một cơ quan được . Còn các hình thức phạt khác như thu hồi giấy phép kinh doanh, nộp tiền phạt thì đã có luật khác quy định cụ thể rồi.

Trái với quan điểm của các đại biểu ngành công an, ông Đỗ Văn Đương, phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, không đồng ý quan điểm trên, ông cho rằng pháp nhân không phải con người nhưng pháp nhân có ý chí, có tài sản, hành vi, do đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ông Đương cho biết hiện đã có 119 nước trên thế giới và sáu nước ASEAN buộc pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đồng ý với ông Đương, ông Trần Du Lịch cho rằng không có pháp nhân nào không có người đại diện pháp luật, và pháp nhân làm sai thì trách nhiệm trước hết là của người đại diện .

đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Tùng (Sóc Trăng) lại cho rằng hàng loạt  các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nhưng lại không bị xử lý hình sự chỉ vì họ là pháp nhân thì không hợp lý.

Ông Tùng nêu rõ các trường hợp cụ thể như năm 2008 Công ty Vedan làm ô nhiễm song Thị Vải trầm trọng mà chỉ bị phạt hành chính chưa đến 300 triệu đồng. Hay gần đây là Công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái ở Thanh Hóa chôn thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại xuống đất cũng chỉ phạt hơn 400 triệu đồng, không có bồi thường dân sự và cũng chẳng ai phải chịu trách nhiệm hình sự cả.

Ông Tùng tuy tán thành chủ trương tránh hình sự hóa các quan hệ về kinh tế, nhưng vẫn cho rằng cần có quy định truy tố pháp nhân trong luật hình sự.

Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đồng ý việc phải xử lý hình sự đối với pháp nhân,  điển hình qua các vụ án như Vinashin, Vinalines, OceanBank, ACB

Có nên bỏ án tử hình đối với tội tham nhũng

Ông Nguyễn Đức Chung cho biết: “Thực tế thì tôi đã thấy có chuyện án từ tử hình xuống 20 năm, rồi từ 20 năm xuống 18 năm, và cứ đi 15 năm là về. Chuyện này là có thật. Vì thế, tôi đề nghị nên để tội tử hình với tội phạm tham nhũng để có tính răn đe.

Những người nghèo không có điều kiện, buộc phải đi buôn ma tuý để sinh sống vẫn phải chịu án tử hình.

Trong khi đó, người am hiểu pháp luật, được giáo dục, được giữ những chức vụ lớn, nhưng mà anh lại tham ô tham nhũng số tiền lớn, mà lại không áp dụng án tử hình. Chỉ cần nhìn vào hai thí dụ đấy đã thấy có những bất cập, không công bằng ngay trong luật”.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội Nguyễn Đình Quyền cho rằng mặc dù Việt Nam đã tham gia các cam kết quốc tế, nhưng cũng có các quy định “bắt buộc” và “tùy nghi”, phải căn cứ trên điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Đai biểu Huỳnh Ngọc Ánh, (Phó chánh án TAND TP.HCM) phát biểu “Trước đây tội tham nhũng thấp nhất đều phạt tù, nhưng nay chúng ta khởi điểm mức nhẹ nhất cho phạt tiền. Thời điểm hiện tại đây là loại tội phạm mà chúng ta đấu tranh chưa được, dư luận đang rất quan tâm mà chúng phi hình sự hóa, làm nhẹ tội phạm là không đúng”

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ cho rằng “Tội tham ô, tham nhũng mà không tử hình thì không hợp lòng dân, bởi tham nhũng không phải là những người nhỏ mà đều là người làm to có chức có quyền, đục khoét công quỹ, bóc lột nhân dân”.

Về việc tăng phạt tiền để giảm bớt tội hình sự, đại biểu Sùng A Hồng (Điện Biên) cho rằng  đã phạm tội hình sự thì không nên đặt vấn đề tiền, phạt tiền chỉ là bổ sung. Nếu phạ tiền thì là phạt hành chính chứ không còn là hình sự nữa. xử lý hình sự là phải ngăn chặn, cưỡng chế, không nên đặt vấn đề nếu không nộp phạt tiền thì bị hình sự. Như vậy chỉ có người nghèo đi tù còn người giàu thì không.

Có nên bỏ án tử hình để hội nhập quốc tế

Việc chủ trương bỏ án tử hình để đáp ứng hội nhập quốc tế là không phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay.

Thử làm một phép so sánh về tham nhũng, tệ nạn xã hội giữa Việt Nam và các nước văn minh trên thế giới sẽ thấy là một khoảng cách rất xa.

Các nước trên thế giới ít án tử hình là do tình hình tội phạm thấp hơn Việt Nam nhiều, tham nhũng cũng không hoành hoành như ở Việt Nam.

Tội phạm ở Việt Nam nhiều đến mức công an dù rất nhiều, thêm cả lực lượng dân phòng cũng không đủ sức giải quyết, điển hình là công an tại Sài Gòn không đủ sức bảo vệ du khách, đã phải phát tờ rơi cảnh báo du khách nước ngoài cẩn thận tội phạm ở Sài Gòn.

cong an phat to roi

Công an phát tờ rơi cho du khách nước ngoài cẩn thận tội phạm. Ảnh giaoduc

to roi toi pham

Tờ rơi phát cho du khách nươc ngoài

Tham nhũng len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, đến tận thói quen nếp nghĩ, thành văn hóa ứng xử của người Việt. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc với cử tri TP Hà Nội phải thốt lên rằng: “Tham nhũng lớn có, tham nhũng vặt cũng nhiều. Chỉ ra khỏi nhà đã thấy cái gì cũng cần tiền, không tiền là việc không “trôi” khiến người dân rất khó chịu, ngột ngạt”.

Trước thực tế tội phạm và tham nhũng như vậy, chúng ta lấy gì để bỏ án tử hình?

Vì vậy để hội nhập quốc tế, việc làm thiết thực nhất hiện nay là thực hiện tốt việc xóa bỏ tham nhũng và tội phạm, sau đó mới giảm và xóa bỏ án tử hình sau, đó mới là bước đi thiết thực trong tình hình hiện nay.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc