Home » Cổ truyền, Văn hóa » Những bí ẩn trong lịch sử Việt Nam (phần 1)
Trong lịch sử Việt Nam có những uẩn khúc cũng như tranh cãi cũng chưa có hồi kết, sau đây là những bí ẩn nghi vấn còn tồn tại trong sử Việt.

Các vua Hùng trị vì bao nhiêu năm?

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, triều đại các vua Hùng ở Việt Nam bắt đầu khi vua Kinh Dương Vương lên ngôi năm Nhâm Tuất (2879 TCN). Triều đại này kéo dài đến năm Quý Mão (258 TCN) thì kết thúc với 18 đời vua Hùng nối nhau trị vì trong 2.622 năm. Tính trung bình, mỗi thời vua Hùng Vương kéo dài tới… 150 năm.

Đây rõ ràng là một con số khó tin. Vì vậy, nhiều sử gia đã tỏ ý nghi ngờ và đưa ra các cách lý giải khác nhau về niên đại của thời kỳ Hùng Vương.

 

10 an so khong loi giai trong lich su Viet Nam (1)
 Mỗi vua Hùng trị vì hơn 100 năm?
Theo đó, con số 18 ở đây không phải 18 đời vua mà là 18 ngành vua, mỗi ngành gồm nhiều đời vua mang chung vương hiệu, khi hết một nhành mới đặt vương hiệu mới. Nếu tính như vậy thì có thể có đến 180 đời vua Hùng, và thời gian trị vì trong 2.622 năm là hoàn toàn hợp lý.
Cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại trong khoảng 300 – 400 năm và niên đại kết thúc là khoảng năm 208 TCN chứ không phải là năm 258 TCN.
Lê Long Đĩnh có thật là vị vua tồi tệ nhất lịch sử?
Trong chính sử Việt Nam, Lê Long Đĩnh được mô tả là người bạo – ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa. Ông nổi danh vì những thú vui tàn ác như tra tấn tù binh bằng các cách thức mạn rợ, lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc cho tóe máu… Do sống dâm dục quá độ nên Lê Long Đĩnh mắc bệnh không ngồi được, đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là “Ngọa-triều”.Tuy vậy giới sử học Việt Nam gần đây đã có những cách nhìn khác về vị vua tai tiếng này.

Nhiều nguồn sử liệu khẳng định, Lê Long Đĩnh là ông vua đầu tiên cử người đi lấy kinh Đại Tạng cho Phật giáo và sư Vạn Hạnh, thiền sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu cũng như các cao tăng khác thời đó đều được Lê Long Đĩnh rất trọng vọng… Và một ông vua đề cao Phật pháp như vậy có thể nào “lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc” ?

Trước khi chết ở độ tuổi 24, Lê Long Đĩnh còn chăm lo việc đào kênh, mở mang đường sá và đến tận nơi xem xét rồi xuống chiếu đóng thuyền bè đi lại cho dân. Một ông vua suốt ngày ham mê tửu sắc không đi lại được đến mức phải “ngọa triều”, ông vua đó có thể làm được những chuyện ý nghĩa như vậy không?

Không chỉ vậy, trong 4 năm làm vua, Lê Long Đĩnh đã 6 lần trực tiếp cầm quân ra trận, lần cuối cùng chỉ cách 2 tháng trước khi ông mất. Cầm quân đánh giặc liên miên như vậy phải có sức vóc, người “dâm dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được” sao có thể cáng đáng nổi?

Hoàng Phương
Theo kienthuc
Chuyên đề:

01 ý kiến dành cho “Những bí ẩn trong lịch sử Việt Nam (phần 1)”

  1. phúc vĩnh 13/05/2015

    Không bao giờ tin được! Chỉ là truyền thuyết nói cho … vui như … cổ tích vậy

    Reply

Ý kiến bạn đọc