Home » Cổ truyền, Văn hóa » Những bí ẩn trong lịch sử Việt Nam (phần 3)
Trong lịch sử Việt Nam có những uẩn khúc cũng như tranh cãi cũng chưa có hồi kết, sau đây là những bí ẩn nghi vấn còn tồn tại trong sử Việt.

>> Những bí ẩn trong lịch sử Việt Nam (phần 1)

>> Những bí ẩn trong lịch sử Việt Nam (phần 2)

Cho đến nay, hậu thế vẫn chưa tìm ra câu trả lời thích đáng cho các “bê bối” trong hoàng tộc nhà Nguyễn.

Vợ con của Hoàng tử Cảnh thông dâm với nhau?

Hoàng tử Cảnh của nhà Nguyễn (Nguyễn Phúc Cảnh, 1780 – 1801) là một người có số phận bi kịch, khi mới 3 tuổi đã bị đưa sang Pháp làm con tin, ngoài 20 tuổi đã bị bệnh đậu mùa mà mất sớm.
Sau khi ông mất, vua Gia Long quyết định chọn hoàng tử Đảm (Minh Mạng) – em cùng cha khác mẹ với Hoàng tử Cảnh thay vì chọn Nguyễn Phúc Mỹ Đường – con trai hoàng tử Cảnh làm người nối ngôi như thông lệ. Một bi kịch mới bắt đầu từ đây.

10 an so khong loi giai trong lich su Viet Nam (3)
 Vua Minh Mạng.

Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, vào năm Minh Mạng thứ 5 (1824), có người bí mật tố cáo rằng Mỹ Đường thông dâm với mẹ ruột là Tống thị. Vua Minh Mạng đã sai tướng Lê Văn Duyệt dìm nước chết Tống thị, còn Mỹ Đường thì phải giao trả hết ấn tín và dây thao, đồng thời bị giáng xuống làm thứ dân và chết trong nghèo khó.
Về vụ án thông dâm kì lạ này của triều Nguyễn, các sử gia sau này có rất nhiều lời bàn. Một quan điểm được nhiều người ủng hộ, đó là vua Minh Mạng đã dựng lên vụ án loạn luân để loại bỏ Mỹ Đường – người có thể sẽ tìm cách dành lại ngôi vua, đồng thời là chỗ dựa về chính trị của một số triều thần chống đối. 
Việt sử giai thoại cho rằng: Thời ấy, có hai tội thuộc hàng đại ác không thể tha, ấy là bất trung và thất đức. Bất trung thì con trai trưởng của Hoàng tử Cảnh chẳng có biểu hiện gì, vậy thì Minh Mạng muốn được yên vị trên ngai, ắt phải khép Mỹ Đường vào tột thất đức là thông dâm với mẹ.

Vì sao có bể xương chùa Thầy?

Hang Cắc Cớ thuộc khu di tích chùa Thầy ở xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) được dư luận quan tâm đặc biệt vì trong hang này có một chiếc bể chứa hàng nghìn bộ xương người.
Theo lời kể được truyền qua nhiều thế hệ, khi tìm thấy hang, người ta chứng kiến những bộ hài cốt này nằm trong một hố như cái giếng, nằm chồng chất lên nhau. Cách đây hàng trăm năm, người dân xây một chiếc bể vuông, tựa vào vách dùng để chứa hài cốt. Trên tấm bia ghi bên ngoài bể bằng tiếng Hán, dịch ra đại ý là “Lữ Gia chống Hán lưu sử sách/Bể hận ngàn xương mãi mãi ghi”.

 

10 an so khong loi giai trong lich su Viet Nam (3)-Hinh-2
 Hài cốt trong bể xương chùa Thầy.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lữ Gia là tướng nhà Triệu, nước Nam Việt (thế kỷ 2 TCN). Dưới triều Thuật Dương Vương (111 TCN), ông giữ chức Tể tướng. Tuy vậy, giới sử học và khảo cổ Việt Nam đưa ra nhiều phỏng đoán khác về nguồn gốc bể xương này.
Theo các giả thuyết, đây có thể là xương cốt của nghĩa quân người Việt bị quân nhà Minh giết khoảng thế kỷ thứ 14, 15 hoặc xương của người dân địa phương khi chạy trốn quân Cờ Đen ở nhà Thanh do Lưu Vĩnh Phúc cầm đầu tràn sang nước ta và hoành hành quanh vùng núi Thầy cuối thế kỷ 19. Cũng có thể các bộ xương này là của chính quân Cờ Đen.


Vua Khải Định có phải là cha của vua Bảo Đại?

Vua Khải Định (1885 – 1925), là vị Hoàng đế thứ mười hai nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông có tất cả 12 bà vợ, nhưng chỉ có một con trai duy nhất là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, con bà Hoàng Thị Cúc, người sau này là vua Bảo Đại.

10 an so khong loi giai trong lich su Viet Nam (3)-Hinh-3
 Vua Khải Định.

 

Theo sử sách chép lại, vua Khải Định bất lực, không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông. Điều này đã gây ra nhiều đồn đại về việc ai là người cha thực sự của vua Bảo Đại.
Nhiều ý kiến cho rằng, nàng hầu Hoàng Thị Cúc đã có thai từ trước khi vào cung, nhưng vẫn được vua Khải Định công nhận sau khi Vĩnh Thụy ra đời. Hồi ký của một số người trong hoàng tộc Nguyễn đồng ý với nhận định này và còn đưa ra khẳng định rằng, Hoàng tử Vĩnh Thụy chỉ là con nuôi của vua Khải Ðịnh. 
Hoàng Phương
Theo kiến thức

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc