Home » Cổ truyền, Văn hóa » Vải thưa không che được mắt thánh
Con người trong u mê cứ nghĩ có thể “dùng tay che trời” nên hết lần này lần khác phạm tội với Thần Phật, đâu ngờ rằng “trên đầu ba tấc có thần linh”, thấy rõ mồn một hết mọi chuyện, chỉ là giơ tay đánh khẽ, từ bi hướng thiện con người, nhưng cũng đừng vì thế mà thấy Thần Phật quá dễ dãi.
Khi cổ nhân Trung Quốc khuyến thiện, họ thường nói một câu: “Nhân tâm sinh nhất niệm, Thiên địa tận giai tri”, nghĩa là khi tâm con người sinh ra một niệm, thì cả Trời và đất đều biết hết. Câu nói này quả thực là nghìn vạn lần chính xác. Trong các sách cổ thỉnh thoảng cũng ghi lại những sự việc như vậy, dưới đây chỉ xin nêu ra một ví dụ.
thần phật,lén lút

Lén lút làm chuyện hổ thẹn không qua khỏi mắt Thần.

Chuyện kể rằng ngày xưa, vào giữa tháng 7 Hoàng lịch năm nọ, huyện Thạch Trụ (nay là miền đông nam bộ Tứ Xuyên) có một thầy chưởng đàn thắp hương bái Thần. Trên đường qua Phong Đô đến miếu Thành Hoàng làm lễ, ông cung kính thắp hương đèn xong lại đứng dậy chiêm ngưỡng tượng thần, khi ấy lại nghe thấy hòa thượng trụ trì trong miếu nói:

“Mười lăm tháng bảy năm nay là ngày thần Thành Hoàng xuất hành”.

Khi nói chuyện, thầy chưởng đàn để ý đến quần áo mặc trên người thần Thành Hoàng có chút cũ rồi, hơn nữa còn dính đầy tro.

Thầy chưởng đàn nghĩ thầm:

“Nhà mình vốn là người tín ngưỡng Thần Phật, lẽ ra nên biểu thị một tấm lòng thành, một chút kính ý đối với Thành Hoàng”.

Vì thế, ông chạy đến cả mấy tiệm vải trong thành, cẩn thận chọn mua một khúc vải xanh biếc, định rằng sẽ dâng tặng cho Thành Hoàng làm một chiếc áo choàng bên ngoài, để Thần mặc vào xuất hành, cũng đường hoàng đôi chút.

Tối hôm đó, thầy chưởng đàn cuộn tấm vải trong lòng, một lần nữa đến miếu Thành Hoàng bái lạy trước thần Thành Hoàng một cái, sau đó cung kính đem tấm vải giao cho hòa thượng trụ trì, nói rõ tâm ý của mình. Hòa thượng trụ trì đợi thầy chưởng đàn đi rồi mới run run mở tấm vải ra xem, cảm thấy màu sắc rất đẹp, chất liệu cũng không tệ, đem mặc cho tượng Thành Hoàng thì thật tiếc, không bằng để may y phục cho chính mình, mặc vào không phải rất tốt hay sao? Thế là, ông ta đem tấm vải cất trong rương của mình, âm thầm giấu kỹ.

thành hoàng, thần Phật, mạo phạm thần linh,

Miếu Thành Hoàng (Ảnh Đại Kỷ Nguyên)

Từ sau cổng miếu Thành Hoàng đi ra có một cửa hàng may đồ, hôm nay một Đại Hán dáng người to lớn, mặt mũi khôi ngô đến cửa hàng may, vừa vào cửa đã kêu lớn:

“Sư phó, hãy đem tấm vải này may cho ta một áo choàng!”

Thầy thợ may đo chiều cao, độ dài tay áo, vòng eo, tính ra tấm vải không thừa cũng không thiếu, vừa vặn phù hợp. Ghi nhớ số đo xong, thầy thợ may hỏi:

Vị tiên sinh này là trả tiền công trước hay là làm xong mới trả?”

Đại Hán nói:

“Ông làm xong rồi đến chỗ ta lấy tiền”.

Thầy thợ may hỏi:

“Tiên sinh đang ở nơi nào?”

Đại Hán trả lời:

“Ông hãy cầm đến miếu Thành Hoàng giao cho hòa thượng trụ trì là được”.

Nói xong, xoay người rời đi.

Thầy thợ may làm xong áo liền đưa đến miếu Thành Hoàng, vào cửa liền hô lớn:

“Sư trụ trì, sư trụ trì!”

Hòa thượng trụ trì nghe thấy bên ngoài có tiếng kêu liền ra hỏi:

“Ông đến có chuyện gì không?”

Thầy thợ may mới hỏi:

“Trong miếu các ngài có khách đến à?”

“Không có!”, hòa thượng trụ trì có chút không hiểu.

“Ai chà, hôm qua, một tiên sinh cao lớn, cầm tấm vải đến cửa hàng tôi bảo làm cho ông ấy một cái áo khoác ngoài. Ông ta bảo làm xong thì đem đến giao cho ông, bảo ông trả tiền công”.

Hòa thượng trụ trì cảm giác có chút kỳ quái vội nói:

“Mau lấy áo ra ta xem một chút”.

Hòa thượng trụ trì xem qua chiếc áo thì trong tâm kinh hãi:

“Màu vải của chiếc áo và màu của tấm vải thầy chưởng đàn đưa đến là giống nhau. Hẵn là thần Thành Hoàng hiển linh…”, lại nghĩ: “Tấm vải kia ta đặt trong rương, trên rương đã có khóa, người khác sao có thể lấy được chứ?”

Ông ta lo lắng nói với thầy thợ may:

“Ông đợi một chút ta đi xem thử, lấy tiền công”.

Hòa thượng trụ trì vào phòng ngủ của mình, nhìn thấy chiếc rương vẫn còn khóa chặt. Ông ta bèn mở ra xem xem thì thấy tấm vải xanh biếc kia quả thật không còn nữa, ông ta sợ đến mức sắc mặt trắng bệch, ngực nhảy loạn xạ.

Hòa thượng trụ trì đi ra ngoài, thấy thầy thợ may đang đứng ở đó nhìn chằm chằm vào tượng thần Thành Hoàng, vô cùng kinh ngạc nói với hòa thượng trụ trì:

“Ông xem có kỳ lạ không, ngày hôm qua vị tiên sinh cầm vải đến cửa hàng của tôi, với vị lão gia Thành Hoàng này là giống y như đúc, dáng người cũng không sai biệt lắm, không tin thì ông mặc áo khoác vào cho ông ấy thử, bảo đảm là vừa vặn”.

Lúc này hòa thượng trụ trì càng thêm hiểu rõ, ấp úng nói vài câu, rồi vội vàng thanh toán hai mươi hai lạng bạc cho thầy thợ may rồi đuổi đi.

Cùng ngày đêm đó, trời đột nhiên mưa, tiếng sấm lần lượt nổ vang kinh thiên động địa, đánh ầm ầm khiến cho hòa thượng trụ trì phải kinh hồn bạt vía. Ông ta rốt cục không trụ vững được nữa, vội vàng đứng dậy mặc quần áo chỉnh tề, đốt ba nén hương quỳ gối trước tượng thần Thành Hoàng thỉnh tội. Ông ta khẩn cầu thần Thành Hoàng tha thứ, “Phát thệ từ đây về sau nhất định hối cải, quyết không làm việc trái với lương tâm nữa!”, lúc đó, cơn giông ngoài cửa sổ mới dần dần lắng xuống.

Ngày hôm sau, khi hòa thượng trụ trì đứng thắp hương sớm thì phát hiện thấy trên vách tường trắng trong miếu, loáng thoáng hiện ra tám chữ lớn:

“Ám thất khuy tâm, thần mục như điện”, tạm dịch: Lén lút làm chuyện hổ thẹn không qua khỏi mắt Thần.

Ông nhìn thấy thì tâm càng cảm thấy hoảng sợ, xấu hổ, nghĩ rằng sẽ lặng lẽ xóa nó đi nhưng lại nghĩ vậy là không đúng. Thế là thắp xong hương sớm, ông tự tay mài mực, dùng bút lông đồ lại dòng chữ vừa đậm vừa đen, lưu lại trên đầu vách tượng, dùng để cảnh tỉnh thế nhân cũng như cảnh tỉnh bản thân.

Từ đó về sau, mỗi lần mọi người vào miếu Thành Hoàng, liền có thể nhìn thấy tám chữ to “Ám thất khuy tâm, thần mục như điện”. Hòa thượng trụ trì lại kể cho mọi người nghe việc làm đáng hổ thẹn của mình, cũng biểu thị sự sám hối sâu sắc.

Theo Tinhhoa

Mai Mai dịch từ Đại Kỷ Nguyên Tiếng Hoa

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc