Home » Tiêu biểu sideshow, Xã hội » Bạo hành trẻ em: Cần có hành lang pháp lý nghiêm minh
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, trẻ em chính là tương lai của thế giới. Việc chăm sóc và bảo hộ trẻ em được nhiều nước rất quan tâm và đầu tư chu đáo, còn ở Việt Nam thì sao?
Trẻ em cần được bảo vệ

Trẻ em cần được bảo vệ

Gần đây số lượng vụ việc bạo hành trẻ em ở Việt Nam có xu hướng tăng cao, theo thống kê có được thì ở Việt Nam một năm có đến 100 trẻ em bị chết vì bạo hành, còn số trẻ em bị bạo hành đến thương tật hay tổn thương tinh thần thì không sao thống kê được, nếu có thống kê chỉ là con số đã được phát hiện khác xa con số thực, tháng nào cũng có những vụ bạo hành trẻ em gây chấn động dư luận.

Mới đây nhất là trương hợp bé Hoàng Thị Nhị Linh, 10 tuổi bị người cha ruột của mình đánh đập tàn khốc để gây sức ép buộc người  vợ đã bỏ đi phải quay về với mình.

Phải hơn một tháng bị hành hạ. bé Linh mới được giải cứu, khi đó một tay đã bị gãy phải bó bột, trong mắt có một vệt máu đỏ do bị cha dùng dao lam cứa trúng, má sưng húp, mông bầm tím do bị cha dùng ống sắt đánh vào.

Ngày 4/11/2014 bé Hiếu mới 6 tuổi bị cha dượng nhậu say về đã ném vào tường, rồi dùng cây gậy đánh liên tiếp vào người cho đến khi gục hẳn xuống nền nhà. Khám nghiệm cho thấy bé Hiếu bị gãy tay chân và nứt sọ não.

Ngày 16/11/2013 bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ trong khi dỗ bé Đỗ Nhất Long 18 tháng tuổi đã làm bé ngã xuống đất, thấy bé Long khóc to bảo mẫu này dùng chân đạp mạnh lên ngực và bụng cháu cho đến khi ngừng khóc thì bỏ đi, 20 phút sau quay lại thấy cháu Long vẫn bất động bảo mẫu này mới gọi cấp cứu nhưng bé Long đã tử vong.

Năm 2013 sự việc 2 bảo mẫu tại trường Mầm non tư thục Phương Anh (18 đường Hiệp Bình, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP.HCM) hành hạ trẻ em tại trường đã gây nên làn sóng phẫn nộ. Trong clip được mọi người truyền tải cho nhau xem thấy rõ cảnh bóp cổ, gí đầu xuống dưới, bịt mũi, tát vào mặt, cho đến cảnh dẫm lên người các bé.

https://www.youtube.com/watch?v=iOwaenIUGt4

Không chỉ gây làn sóng phẫn nộ trong nước, clip này sau khi lan ra nước ngoài cũng gây ra sự ngạc nhiên lẫn phẫn nộ. Trang Liveleak   khi đăng clip này đã có rất nhiều người xem và bình luận, đề nghị trừng trị các bảo mẫu này và tỏ ra thông cám với các bé trường mầm non bị hành hạ.

Một số trang tin tức nước ngoài khác cũng đưa tin và bình luận vụ việc này.

Nhiều trường hợp bạo hành trẻ em mà người bạo hành không phải lo lắng hay sợ hãi gì cả, điều này đặt dấu hỏi cho luật pháp ở Việt Nam.

Luật pháp quốc tế bảo hộ trẻ em như thế nào

Ở các nước văn minh, ví như ở Mỹ, trẻ em được luật pháp bảo hộ rất cao, bất kỳ là ai kể cả cha mẹ nếu vô cớ đánh trẻ em một roi hay một cái tát đều được xem là phạm pháp, dù chỉ đánh một roi nhưng những người bị xem là phạm pháp này bị phạt rất nặng, bị khởi tố và phạt giam trong tù. Thầy cô giáo hay bất kỳ ai thấy trên người trẻ em có vết bầm là có thể báo cảnh sát để truy tìm thủ phạm. Ngoài ra luật cũng có những quy định để tránh việc bị can sau này lại tái diễn đánh đập trẻ em nữa.

Những ai bị phạt sau khi đánh trẻ em sau khi bị xử lý theo luật định, còn bị bắt buộc học lớp dạy dỗ trẻ em sao cho đúng cách, bị Hội bảo vệ trẻ em giám sát xem có tái phạm không, và không còn được phép hành nghề tiếp xúc với trẻ em nữa.

Bố mẹ nếu vô cớ đánh con sau khi chịu án phạt theo luật định, nhưng nếu sau đó tái phạm thì có khả năng tùy vào tình tiết sẽ bị xử không được phép nuôi con nữa.

Làm sao để hạn chế bảo hành trẻ em

Ngày 20/11/1989, Liên hợp quốc đã thông qua và phê chuẩn “Công ước về quyền trẻ em” bao gồm 54 điều khoản có hiệu lực từ ngày 20/11/1990. Trong lời mở đầu, công ước đã khẳng định: “Để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông… Trẻ em cần được chuẩn bị đầy đủ để sống cuộc sống cá nhân trong xã hội và cần được nuôi dưỡng theo tinh thần các lý tưởng được nêu ra trong hiến chương Liên hợp quốc, đặc biệt trong tinh thần hòa bình, phẩm giá, khoan dung, tự do, bình đẳng và đoàn kết”.

Ngày 26/1/1990, Việt Nam đã ký Công ước về quyền trẻ em và sau đó đã phê chuẩn Công ước này, thế nhưng Việt Nam vẫn chưa thực hiện được công ước này. Số lượng trè em bị bạo hành rất lớn, chỉ khi vụ việc bạo hành bị vỡ lở thì các tổ chức mới vào cuộc bảo vệ trẻ em, nhưng còn rất nhiều vụ bạo hành mà không ai biết còn rất nhiều.

Để hạn chế bạo hành trẻ em, cần thiết phải có một hành lang pháp lý thật nghiêm minh, giống như các nước khác đã thực hiện. Nếu bất kỳ ai vô cớ đánh đập trẻ em, từ hành động nhỏ nhất là vô cớ chỉ một roi cũng cần phải được xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Việc cần có luật thật nghiêm minh để bảo vệ trẻ em là việc cần phải làm ngay lập tức, bởi vì mức độ bạo hành trẻ em hiện nay rất cao và có xu hướng tăng, đồng thời việc này cũng thể hiện Việt Nam thực hiện tốt trong việc “Công ước về quyền trẻ em ” mà Việt Nam đã ký từ năm 1990.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc