Home » Tiêu Điểm, Xã hội » Lâm tặc quay video công khai chặt phá rừng, công an lại không đủ chứng cứ khởi tố
Các cánh rừng ở Krông Pa, Gia Lai cứ tàn lụi dần, nhưng khi lâm tặc công khai quy video chặt cây, khoe trên facebook, thì công an lại cho rằng không đủ chưng cứ
Vũ Đình Lộc (24 tuổi, trú tại xã Uar, huyện Krông Pa) - chủ nhân trang Facebook Vũ Đình Lộc đã tung hình ảnh những cây gỗ sau khi chặt được cắt thành từng khúc dài 2,5-3m lên facebook. Video và hình ảnh được chia sẻ tại một nhóm có hơn 76.000 thành viên tham gia. (Ảnh: Facebook)

Vũ Đình Lộc (24 tuổi, trú tại xã Uar, huyện Krông Pa) – chủ nhân trang Facebook Vũ Đình Lộc đã tung hình ảnh những cây gỗ sau khi chặt được cắt thành từng khúc dài 2,5-3m lên facebook. Video và hình ảnh được chia sẻ tại một nhóm có hơn 76.000 thành viên tham gia. (Ảnh: Facebook)

Đã có kết quả điều tra vụ việc gây xôn xao cộng đồng mạng vào ngày 30/3 – “Lâm tặc” chặt phá rừng rồi quay video cùng hình ảnh tung lên mạng xã hội facebook.

Vừa qua, vào ngày 3/8, công an huyện Krông Pa (Gia Lai) cho biết, đã kết thúc điều tra vụ việc trên với kết luận “không đủ cơ sở để khởi tố vụ án” nên đã chuyển cho Hạt Kiểm lâm Krông Pa xử lý theo thẩm quyền, theo báo Tuổi Trẻ đưa tin.

Vụ việc diễn ra vào cuối năm 2013, Vũ Đình Lộc đi khai thác chặt cành, nhánh gỗ hương tại khu vực Dốc Mái Nhà (xã Chư Đrăng, huyện Krông Pa). Trên đường vận chuyển về có rất đông những người đi khai thác cùng, chở mỗi xe khoảng 150 kg gỗ hương, đường kính 10 cm, dài từ 1m đến 1,2m. Khi nghỉ giải lao giữa đường thì tiến hành quay lại video để… chơi.

lam-tac

Trên trang cá nhân của Lộc có đăng nhiều hình ảnh ghi lại “chiến tích” của những lần khai thác gỗ lậu trước đó. Lộc còn để lại số điện thoại trên facbook cho ai có nhu cầu mua gỗ thì liên lạc. Lộc cũng nói rằng, để khai thác gỗ, mỗi tuần phải “làm luật” 2 triệu đồng. Tuy nhiên thượng tá Nguyễn Hồng Tuấn cho biết, vụ việc không đủ căn cứ để xử lý hình sự nên chuyển giao toàn bộ tang vật, hồ sơ cho Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa xử lý theo thẩm quyền. (Ảnh: Facebook)

Kèm theo những bức ảnh được đăng tải cho thấy địa điểm khai thác gỗ là khu rừng rậm rạp, có rất nhiều cây gỗ quý to bằng 2 người ôm bị đốn hạ nằm ngã rạp dưới đất.

pha-rung
Hình ảnh phá rừng mà Lộc đăng trên facebook cá nhân.

Video khoe “chiến tích phá rừng” mà Vũ Đình Lộc đăng tải lên facebook:

https://www.youtube.com/watch?t=149&v=pepGZCpnsMc

Trong video này, người quay còn tự phỏng vấn các “đồng nghiệp” của mình: “Hôm nay mày đưa cho mấy chú kiểm lâm bao nhiêu tiền để làm số gỗ này hả?” Một người hớn hở trả “Tính theo đầu gỗ ạ. Mỗi cục 10 nghìn”, “Phải quay cái clip này để mấy chú kiểm lâm về mà điều tra ngay cái nạn phá rừng này đi chứ”…

Theo ông Vũ Đức Việt – Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Krông Pa, địa điểm nhóm lâm tặc khai thác gỗ rừng rồi quay video chính là dốc Mái Nhà, thuộc xã Chư Đrăng, huyện Krông Pa.

Lực lượng kiểm lâm đã tới hiện trường nhưng không phát hiện thấy gỗ, chỉ có dấu vết đã cũ. UBND xã Chư Đrăng thừa nhận có tình trạng người dân vào rừng khai thác gỗ nhưng đơn vị này rất khó quản lý.

Thông tin nhiều chiều trước vụ việc phá rừng nghiêm trọng trên:

Sau khi Vũ Đình Lộc đăng video và hình ảnh phá rừng lên Facebook, còn để cả số điện thoại để người nào có nhu cầu mua gỗ thì gọi. Một PV một tờ báo điện tử đã liên lạc với Lộc qua số điện thoại trên hỏi mua gỗ với số lượng lớn thì được Lộc cho biết muốn bao nhiêu cũng có, và Lộc là người trực tiếp đi làm gỗ và thường nhận các đơn đặt hàng làm lục bình, bàn ghế từ gỗ mít, hương, trắc để chuyển về các tỉnh phía Bắc.

Việc làm có một không hai – xem thường pháp luật của “lâm tặc”. Được biết, khu vực giáp ranh giữa huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai và huyện Krông Năng, tỉnh Đak Lak từ nhiều năm qua đã trở thành “điểm nóng” về tình hình phá rừng. (Ảnh: Facebook)
Tuy nhiên, sáng ngày 16/4, ông Bùi Đức Việt xác nhận đã mời Lộc lên cơ quan chức năng làm việc và cho biết, Lộc đã khai bản thân không phá rừng. Những bức ảnh trên Lộc có được khi mua điện thoại cũ thì có sẵn trong máy rồi. Lộc không khai thác gỗ lậu mà chỉ đăng ảnh từ trong máy điện thoại cũ để ra oai với bạn bè.

Ông Việt không thể giải thích được khi một điều vô lý nếu điện thoại Lộc lượm được thì sao có hình ảnh của Lộc trong lúc phá rừng và trong đoạn clip trên lại có đoạn một người nói “Lộc, xe mày đâu Lộc?

Trong đoạn clip trên Lộc còn thể hiện thông điệp: “Quay cái này về làm tài liệu giao cho mấy chú kiểm lâm về ngay rừng này mà ngăn chặn phá rừng này đi chứ… Mấy ông kiểm lâm đâu mà để lâm tặc phá rừng thế này”.

Người dân địa phương nói gì?

Một bạn trẻ sống ở nơi đây cho biết: “Việc phá rừng này đối với người dân quê mình không còn gì là lạ nữa, dân làng rủ nhau vào rừng lấy gỗ, một là để đem bán, làm đồ mỹ nghệ, hai là dùng để đốt lò sấy thuốc lá. Ngày trước, bốn bề quê mình là rừng bao quanh, khí hậu mát mẻ. Vậy mà chỉ vài năm thôi, rừng đã bị tàn phá gần hết, xung quanh toàn thấy rừng trống đồi trọc. Nhìn mà thấy đau lòng. Khí hậu thì trở nên khắc nghiệt, nắng nóng, mưa gió thất thường”.

Bạn P.T.Minh (Krông Pa, Gia Lai) nói: “Người dân chỗ mình làm nghề trồng thuốc lá, để có thể đốt lò sấy thuốc thì người ta phải có củi để đốt. Thế là người dân kéo nhau lên rừng chặt gỗ. Trong vòng vài năm ngắn ngủi, mấy cánh rừng gần làng mình đã bị tàn phá thê thảm, chỉ còn vài cây nhỏ và cây bụi lèo tèo thưa thớt. Rừng gần hết củi thì họ lại kéo đến rừng xa để chặt. Nhìn xa mỏi mắt cũng chả thấy rừng xanh đâu nữa. Giờ thì nắng nóng kinh khủng, có khi thiếu nước trầm trọng. Người dân đang phải gánh chịu những gì do chính họ gây ra thôi, biết trách ai bây giờ”.

“Từ nhỏ đến giờ mình sống ở đây, thích nhất là những cánh rừng xanh tươi với những con suối chảy róc rách. Mình thường cùng các bạn vào rừng chơi, muôn hoa đua nở, chim chóc hót líu lo. Thích lắm. Thế mà vài năm gần đây, người dân đua nhau vào rừng chặt gỗ lậu. Những cánh rừng xanh tươi chẳng mấy chốc mà tàn lụi, nhìn thảm thương. Nắng nóng kinh khủng. Mấy con suối hồi nhỏ mình hay đến tắm và mò cua, bắt ốc bây giờ cũng chẳng còn nữa, cạn hết rồi. Rừng đầu nguồn thì bị phá. Mấy mạch nước ngầm tinh khiết mà mình thường đến đây uống cũng cạn luôn rồi. Còn có cả người dân đi chặt gỗ bị cây đè chết nữa. Buồn lắm”. – Bạn N.M.Sen tâm sự.

Bạn Tuấn Vũ (quê ở Krông Pa, Gia Lai hiện đang sống tại Sài Gòn) bức xúc: “Chẳng hiểu quản lý kiểu gì mà càng ngày mấy cánh rừng xanh ở quê mình càng biến mất, người dân vẫn nhởn nhơ vào rừng chặt gỗ. Bạn mình hồi trước cũng rủ mình đi lấy gỗ, nó bảo làm nghề này kiếm tiền khá lắm. Bên cạnh nhà mình còn có vài xưởng gỗ lậu nữa cơ, họ hay thuê mấy xe khách đóng gói, ngụy trang kỹ càng rồi vận chuyển đi bán lắm. Kiểm lâm ở đâu thì mình chẳng biết. Người dân chỗ mình có ai sợ kiểm lâm đâu. Mà có người còn bảo, mấy anh kiểm lâm ở đây ‘dễ tính’ lắm, chỉ cần một ‘vài thứ’ là mọi chuyện êm xuôi à”.

Báo động chặt phá rừng Việt Nam

Theo số liệu từ luận án “Hiện trạng suy giảm tài nguyên rừng Việt Nam” năm 1993, tổng số gỗ rừng Việt Nam là 1.025 triệu m3 (khoảng 76m3/mẫu – hecta trên 14 triệu mẫu diện tích). Vài nghiên cứu khác thì ghi nhận khoảng 728 triệu m3.

Rừng bị thu hẹp kéo theo những hiểm họa khổng lồ mang tính chất toàn cầu như làm biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan hiếm nước, thay đổi khí hậu và gia tăng các tai họa thiên nhiên…bão lụt, lũ quét, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh. (Ảnh: minh họa/internet)

Rừng bị thu hẹp kéo theo những hiểm họa khổng lồ mang tính chất toàn cầu như làm biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan hiếm nước, thay đổi khí hậu và gia tăng các tai họa thiên nhiên… bão lụt, lũ quét, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh. (Ảnh: minh họa/internet)

Chỉ trong giai đoạn từ năm 1993 – 2009, cả nước mất khoảng 7.650 mẫu rừng mỗi năm hay 122.400 mẫu trong 16 năm – tương đương với 9,3 triệu m3 gỗ. Nếu tính giá thấp là 15.000 USD/m3 gỗ bán ra, các “lâm tặc” đã thu về con số khổng lồ 139 tỉ USD, theo thông tin trên Báo Đất Việt.

Đây là một mất mát lớn gấp 30 lần Vinashin, bằng 115% GDP của Việt Nam trong 2012 và gấp ba lần số nợ xấu của các ngân hàng.

Với số tiền thất thoát trên có thể xây 7 triệu nhà xã hội (20.000 USD mỗi căn) để tặng cho các hộ nghèo; hay trả tiền ăn học cho 25 triệu trẻ em miền sâu miền xa trong 12 năm học (trung bình 500 USD/năm/em).

Báo cáo của Chương trình Lương thực Thế giới (FAO) cho biết, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai, đặc biệt là mưa bão và lũ lụt. Mưa bão xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam ngày càng tăng cả về tần suất và sự nguy hại.

Từ Ân tổng hợp

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc