Home » Xã hội » Quay cuồng với giờ phút cuối cùng xét tuyển nguyện vọng 1
Ngày 20/8/2015 là ngày cuối cùng nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1. Ngày này đã được xem như một ngày lịch sử khi chứng kiến phụ huynh và thí sinh dáo dác chạy đôn chạy đáo rút nộp hồ sơ. Nhân viên các trường ĐH thì phải làm hết công suất để cập nhật thông tin mới nhất, cũng như trả và nhận hồ sơ.

Hàng nghìn thí sinh và phụ huynh chen chúc ở các trường, và tập trung nhìn bảng điểm được cập nhật liên tục để xem mình đậu hay rớt, để biết mà rút hồ sơ nộp trường khác cho kịp, không khí lo lắng còn hơn cả theo dõi màn hình chứng khoán.

Chiều ngày 20/8 nhiều thí sinh trường ĐH Ngân Hàng theo dõi bảng điểm hài hước nói rằng đang làm quen với giao dịch chứng khóan

Vào giây phút kết thúc thời gian nộp hồ sơ là hình ảnh thí sinh cùng phụ huynh chạy đôn chạy đáo nộp hồ sơ cho kịp, và giọt nước mắt lăn trên gò má các thí sinh đã khép lại kỳ xét tuyển đại học nguyện vọng 1.

Quay cuồng rút nộp hồ sơ, tận dụng cả xe cứu thương 115

Một bạn đọc tên Long Xuyên viết trên tuoitre online rằng: “Tôi đang ngồi trước màn hình, máy tính nối mạng 24/7. Bên cạnh là thuốc trợ tim”!

Nhiều phụ huynh hãi hùng trước cảnh càng về cuối càng có nhiều thí sinh nộp hồ sơ vào trường con mình, khiến càng ngày càng rớt xuống dưới, nhiều phụ huynh cầu mong sao cho đừng có thí sinh nào nộp thêm hồ sơ nữa để con mình đậu.

Phụ huynh và thí sinh thì lo lắng hãi hùng, còn các trường thì sao?

Xét tuyển đại học

Tìm hồ sơ trả cho thí sinh tại trường ĐH Công nghiệp TP HCM. Ảnh nld

Nhân viên một trường ĐH cho báo Tuổi Trẻ biết: “Chúng tôi cũng khủng hoảng tinh thần trước tình trạng quá sức căng thẳng này, đặc biệt đôi lúc điện thoại rung lên thì mở ra thấy tin nhắn từ phụ huynh, học sinh đòi “nhảy cầu Rạch Miễu tự tử”, hay có đề xuất: trường phải cử cán bộ gọi điện động viên thí sinh và gia đình”…

xét tuyển đại học

Thí sinh Cao Thu Trang òa khóc nức nở Ảnh Quỳnh Trang- vnexpress

 Giờ phút cuối cùng nước mắt đã chảy trên khuôn mặt thí sinh, Cao Thu Trang (Hà Nội)  vì vội vã và lo lắng nên mang nhầm giấy báo điểm, lúc phát hiện ra thì chỉ còn 30 nữa là hết giờ nộp hồ sơ, không đủ thời gian để chạy về rồi quay lại trường, em đã bất lực òa khóc

May thay trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân nơi Trang nộp hồ sơ đến gần hết giờ (17h) còn hàng trăm thí sinh xếp hàng chờ nộp. Vì thế Nhà trường phải giải quyết bằng nhận nhận bìa hồ sơ trước, rồi thí sinh bổ sung sau. Trang đã nhờ bạn từ Gia Lâm mang phiếu báo tới để hoàn tất thủ tục

Thí sinh Cao Thùy Trang vẫn khóc vì quá lo lắng. Ảnh Quỳnh Trang- vnexpress

Thí sinh Cao Thùy Trang vẫn khóc vì quá lo lắng. Ảnh Quỳnh Trang- vnexpress

Nhiều trường đến 17h vẫn còn nhiều thí sinh nộp hồ sơ nên phải huy động thêm cả sinh viên thu nhận hồ sơ, và phải đến 17h30 ở một số trường việc nộp hồ sơ cơ bản mới hoàn tất, tuy nhiên nhiều trường khác vẫn còn tiếp tục phải nhận hồ sơ vì lượng thí sinh hớt hải chạy nộp còn đông.

Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM đến hết giờ nhận hồ sơ, nhưng lượng thì sinh nộp còn rất nhiều, và đến tận 19h trường mới cập nhật danh sách thí sinh cuối cùng nộp hồ sơ, Một phụ huynh đến từ Vũng Tàu chia sẻ với báo Tuổi Trẻ: “Hai mẹ con vừa đi rút hồ sơ bên Trường ĐH Bách khoa và nộp sang đây. Con tôi thi được 22 điểm, ngày hôm qua còn ở ngưỡng an toàn, tới tối lại bị đẩy xuống sát điểm chuẩn. Hôm nay cháu đuối quá nên tôi một mình lên chỉnh sửa nguyện vọng cho con. Lo lắng quá, lỡ đợi rồi nên đợi luôn đến khi trường công bố danh sách cuối cùng”.

Ảnh minh họa

Một phụ huynh mừng đến rơi nước mắt khi nghe thông báo điểm chuẩn dự kiến tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM lúc 15g30 ngày 20-8, mà con mình chưa bị rơi ra khỏi danh sách đậu. Bà hỏi đi hỏi lại đến khi chắc chắn con mình đậu – Ảnh: Như Hùng – tuoitre

Rất nhiều phụ huynh ở xa, phải cùng với thí sinh sinh thuê nhà cả chục ngày nay để đi lại theo dõi rút nộp hồ sơ hết sức vất vả, lại tốn kém. Nhiều phụ huynh cùng thí sinh phải rút ra nộp lại đến lần thứ 4, 5 mới được đậu.

Chị Bùi Thị Nga, một phụ huynh ở Hà Nội cho vnexpress biết: “Bộ Giáo dục phải xem lại phương án tuyển sinh, như thế này khổ cho người dân quá. Mọi năm thi xong là biết đỗ hay trượt, năm nay phải tính toán, canh điểm, rút ra rút vào mà vẫn không chắc có đỗ hay không”

Có thí sinh ở Hà Tĩnh đạt 25,75 điểm nộp hồ sơ vào Học Viện An Ninh Hà Nội. Nhưng đến trưa ngày 20/8 thì thấy khả năng đậu là rất thấp, nhưng đến 17h là hết giờ nộp hồ sơ, e không kịp rút hồ sơ nộp lại trường khác.

Cuối cùng gia đình quyết định thuê xe cấp cứu 115, Lái xe Trần Văn Đại cũng xác nhận ‘cứu đại học’ như ‘cứu mạng người’. Xe cứu thương liên tục hú còi trên đường để kịp đến Hà Nội .

Phải học trường mà mình không thích

Nhiều thí sinh đã phải rút hồ sơ trường mình thích, rồi nộp lại vào một trường mà mình không thích với hy vọng được đậu, vì thế mà phải từ bỏ ước mơ về ngành nghề của mình.

Khi các sinh viên phải học điều mình không thích thì sẽ không học thật sự với đam mê của mình, mà chỉ học lấy lệ, khiến chất lượng không cao.

Việc cải tiến không thi Đại học, mà xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT là một cải tiến đáng ghi nhận của Bộ Giáo dục, tuy nhiên việc xét tuyển này là hoàn toàn thất bại, khiến phụ huynh và thí sinh mất hàng chục ngày căng thẳng chỉ để rút nộp hồ sơ, đi lại rất tốn kém.

Nhưng hệ quả lâu dài chính là rất nhiều thí sinh phải học trường mà mình không thích, thì chỉ là học lấy lệ để tốt nghiệp chứ không phải vì đam mê, và sau này cũng không đam mê với nghề nghiệp công việc của mình.

Bộ Giáo dục đã lên tiếng rút kinh nghiệm cho năm sau, dù sao đây cũng là năm đầu tiên thực hiện thay đổi xét tuyển đại học, nhưng cái giá phải trả cho lần xét tuyển đại học này là lớn. Nhiều giáo viên các trường ĐH, phụ huynh và thí sinh đang chờ đợi bộ Giáo Dục lên tiếng, dù chỉ một lời xin lỗi.

Ngọn Hải Đăng

The daikynguyenvn.com

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc