Home » Tiêu Điểm, Xã hội » Những cây cầu biết nói: Tiền đầu tư cơ sở hạ tầng chạy về đâu
Ở Việt Nam còn thiếu rất nhiều cầu để giúp người dân đi lại, thế nhưng số lượng những cây cầu được xây rất ít, mặc dù vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng không hề ít.

1/ Thực trạng những cây cầu nơi vùng quê ở Việt Nam

Cầu xã Hoàng Tây

Do nhu cầu đi lại của đông đảo người dân trong khi chính quyền lại không chủ trường xây cầu, vì thế người dân  xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, Hà Nam buộc phải tự chế ra cho mình một câu cầu. Với một ít gỗ, tre, dây thép, cột bê tông, thế là một cây cầu đơn sơ được hình thành bắc ngang qua dòng sông Nhuệ

cau-phao-song-nhue

Cầu phao bắc qua sông Nhuệ (Hà Nam). Ảnh nld

Cây cầu do người dân tự tạo trở thành huyết mạch lưu thông chính dẫn nối liền xóm Bờ Sông với trung tâm xã Hoàng Tây. Nhờ có cây cầu tự tạo này mà trẻ em mới có dịp cắp sách đến trường.

Cây cầu đơn sơ không rào chắn dài hơn 100m, rộng 1,8m, được sử dụng suốt 20 năm nay đã chứng kiến không ít lần xảy ra tai nạn. Dù biết nguy hiểm nhưng người dân vẫn phải chấp nhận đi, bởi nếu không họ phải chọn đi con đường vòng với quãng đường 10km.

Đặt chân lên cầu mới đi một đoạn là cầu bắt đầu đung đưa, nên nếu mỗi lần có xe máy đi qua là những người khác phải dừng lại đợi xe máy đi qua cho cầu bớt đung đưa rồi mới dám đi tiếp.

Nguy hiểm nhất là mỗi khi tan học, hàng trăm học sinh xóm Bờ Sông nối đuôi nhau lên cầu về nhà, mỗi khi trời mưa, cầu đã đong đưa lại thêm cái trơn trượt rất dễ xảy ra tai nạn, người nào không quen sẽ không dám đi vì chắc chắn sẽ bị ngã xuống sông.

Chuyện người ngã xuống sông xảy ra như cơm bữa, nhưng thường được người dân nhảy xuống cứu kịp thời.

Vùa mùa mưa lũ cầu trơn trượt, nước sông chảy xiết rất nguy hiểm, người coi cầu không cho phép người dân đi lại vì rất nguy hiểm.

Mỗi một năm, khi thượng nguồn xả lũ cuốn trôi luôn cả chiếc cầu phao của xã Hoàng Tây, năm nào cầu cũng bị cuốn trôi mấy lần, cứ mỗi lần như vậy, xã lại huy động lực lượng dựng lại cầu.

Hàng năm mỗi hộ gia đình đều đóng góp một ít kinh phí để bảo dưỡng chăm sóc cầu. Đối với người dân thuần nông nơi đây việc có một cây cầu đàng hoàng mãi mãi chỉ là ước mơ xa vời.

Cầu phao Vồm

Cầu phao Vồm bắc qua sông Chu nối xã Thiệu Khánh xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa (tỉnh Thanh Hóa). Cầu có chiều dài 200m rộng 2m, được ghép bằng ván gỗ, bên dưới là những cây luồng, được nâng đỡ bởi những thùng phuy.

cau-phao-vom

Ảnh VOV

Cây cầu đơn sơ này được sử dụng từ năm 1972, đến nay đã hơn 40 đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều thanh gỗ mục nát và gãy, dây buộc hoen gì. Thế nhưng mỗi ngày cây cầu vẫn phải gồng mình gánh hàng nghìn lượt người qua lại. Đã có nhiều tai nạn thương tâm xảy ra nơi cây cầu này.

Trên đây là trường người người dân còn có cầu mà đi lại, vậy ở những nơi thiết yếu mà không có cầu thì phải làm sao.

Nơi con suối Nậm Pồ cuộn cuộn chảy

Ở xã Nậm Chua, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, nơi đây có con suối Nậm Pồ cuồn cuộn chảy  khiến giáo viên và học sinh không thể đến trường được.

Để qua được con suối đưa chữ đến cho các em học sinh thì cả cô giáo và học sinh phải chui vào túi ni lông, để trai bản kéo qua con suối đến trường.

https://www.youtube.com/watch?v=e3R9tK5WHzA

Chiếc túi ni long nhỏ nhắn mong manh chỉ vừa đủ chứa một người và có thể thủng bất cứ lúc nào, khi bị thủng người ngồi trong túi phải bịt lỗ thủng này, và không biết chuyện gì xảy ra nếu người kéo túi tụt tay để rơi túi.

Cô giáo Tòng Thị Minh kể với phóng viên Báo Tuổi Trẻ rằngKhi nằm trong túi nilon, nó cứ chao đảo, rất sợ hãi, tôi không dám mở mắt, tới giữa dòng, không khí trong túi nilong cạn kiệt tôi phải cố nín thở và cầu mong nhanh chóng qua tới bờ bên kia. Đến bờ các anh bảo đến bờ rồi tôi mới tin mình còn sống”.

suoi-nam-po

Ảnh từ clip Báo Tuổi Trẻ

Trước áp lực mạnh mẽ của truyền thông trong nước và thế giới, cũng như của dư luận, Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định khởi công làm cầu qua con suối này, nhưng còn có bao nhiêu con suối như con suối Nậm Pồ

Và còn bao nhiêu cảnh giáo viên phải vượt qua con suối dữ đưa chữ đến bản làng như thế, sáng 18/3/2014, trao đổi với VietNamNet, GĐ Sở GD-ĐT Điện Biên Lê Văn Quý cho biết: “Trường hợp này là cá biệt, không phải là phổ biến nhưng cũng không phải là hiếm”

Để có cây cầu người dân nghèo phải bỏ tiền của mình ra để xây cầu

Ở thôn Nà Váng, xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều người dân phải lội qua suối đi lại, trẻ em muốn đến trường cũng phải lội suối rất nguy hiểm.

Vì thế dù gia đình còn nghèo nhưng anh Lưu Đình Cừ quyết định vay thêm tiền, tự mua nguyên vật liệu sắt thép và tự tay xây cầu.

cau-xa-don-phong

Cây cầu mang lại niềm vui cho cả xã, tự tay xây cầu với chi phí mua nguyên vật liệu chỉ 40 triều đồng. Số tiền thật nhỏ nhưng lại quá tầm nghĩ của các quan chức. Ảnh conganbackan

Cây cầu xây xong người dân trong xã ai cũng phấn khởi, Người lớn đi sang ruộng, làm đồng dễ dàng, trẻ con đi học yên tâm không lo lội nước nữa.

Lợi ích từ cây cầu thật to lớn trong khi chi phí xây cầu thật nhỏ bé – chỉ có 40 triệu đồng, dù số tiền rất nhỏ nhưng lại quá tầm với cách nghĩ của các quan chức.

 Tự bỏ 300 triệu làm cầu phao vượt sông

Ở xã Đại An, Đại Lộc, Quảng Nam có con sông Vu Gia nước chảy xiết. con sông bình thường hiền hòa, nhưng chỉ cần có mưa ở thường nguồn nó sẽ trở nên hung dữ, đã có rất nhiều người thiệt mạng trên khúc sông này, người dân bị đuối nước khi qua sông làm đồng rất nhiều, học sinh phải ở lại trọ học chứ không dám qua sông bằng đò mỗi ngày, tuy vậy chính quyền vẫn không có được biện pháp xây cầu cho dân.

Ông Lê Tất Dũng sau khi dự đám tang một thanh niên bị đuối nước khi bơi qua sông đã quyết định bỏ tiền làm cầu vượt qua con sông này, và thế là một cây cầu phao dài 78m, rộng 2m đã hoàn thành.

cau-vu-gia

Ông Dũng làm thêm lan can hai bên để đề phòng tai nạn. Ảnh: Tiến Hùng.

Cầu được xây xong, ông Dũng vui vẻ chia sẻ với vnexpress “Làm xong cầu, có lần mẹ của anh Long ở thôn 10 bị bệnh hen suyễn uống nhầm thuốc phải đi cấp cứu, khi đến trạm y tế bác sĩ nói chậm 5 phút sẽ không cứu được. Sau lần đó anh Long làm lễ mời tôi đến ăn uống để cảm ơn vì không có cầu như trước đây chắc không cứu được mẹ anh ta”

Từ ngày có cây cầu người dân xã Đại An đi làm đồng thuận lợi, học sinh đi học qua cầu thường xuyên mà không phải nguy hiểm vượt sông nữa.

Dân xây cầu, chính quyền đập bỏ vì “không xin phép”

Tại khu vực khu vực đường số 36, khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh, Q Thủ Đức, Sài Gòn, nơi đây người dân phải đi qua một con rạch. Chính quyền nơi đây đã cho xây một cây cầu nhỏ chỉ đủ một chiếc xe máy đi qua, để người dân qua con rạch, qua thời gian chiếc cầu nhỏ này đã xuống cấp nghiêm trọng không thể sử dụng.

Do đó các hộ dân nơi đây đã quyết định góp tiền xây cầu bắc qua con rạch, nhưng chỉ sau 1 năm sử dụng, chính quyền đã phá chiếc cầu này với lý do là cầu này được xây dựng mà không có xin phép.

Đây là cây cầu do người dân tự bỏ tiền ra xây, nhưng chính quyền phá cầu mà không có thông báo hay hỏi ý kiến người dân, mà đơn phương tự làm, điều này gây phẫn nộ cho người dân.

cau

Chiếc cầu sau khi bị dỡ bỏ chỉ còn trơ những thanh sắt. Ảnh baodatviet

Trao đổi sự việc này vói báo chí, Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh là ông Vũ Quốc Bảo cho rằng việc xây cầu này không có thiết kế kỹ thuật, cũng không có cơ quan nào chấp thuận cấp phép xây dựng, vì thế phải phá cầu để đảm bảo an toàn cho người dân.

Ý kiến của ông Bảo thật lạ, bởi nếu chính quyền thật sự lo cho an toàn người dân thì sao không xây cầu cho dân đi? Trong khi đó phá cầu rồi, nhưng vì nhu cầu đi lại người dân vẫn phải nắm tay nhau trên những thanh sắt mỏng (do cầu đã bị phá), phải dò từng bước, nguy hiểm còn cao hơn.

Nhiều chuyên gia nhận xét rằng, nếu Phường lo lắng đến an toàn của dân thì có thể mời một đơn vị kiểm tra đánh giá chất lượng công trình, nếu chất lượng không đảm bảo thì cần chỉnh sửa cho dân đi.

Việc chính quyền xây cầu không đáp ứng nhu cầu của dân, cầu lâu ngày xuống cấp  cũng không tu sửa, đến lúc dân tự bỏ tiền xây thì lại đập phá, các chuyên gia đều nhìn nhận điều này không hợp lý.

Cầu 3,5 tỷ chỉ để phục vụ quan xã

Ở xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, Trong khi nhiều người dân  đang phải sử dụng đò để qua sông, hoặc đi lại trên những chiếc cầu gỗ chòng chành, tạm bợ, thì việc xuất hiện một cây cầu trị giá 3,5 tỷ chỉ phục vụ rất ít người, chạy thẳng vào nhà quan đã gây xôn xao dư luận.

cau-chay-vao-nha-quan-xa

Ảnh dantin

Cây cầu được xây với chi phí 3,5 tỷ đồng từ kinh phí nhà nước, Bộ GTVT làm chủ đầu tư, cầu được xây xong vào tháng 6/2015.

khu vực cầu treo này bắc qua khe Tây của thôn 6 (xã Sơn Thọ) đi thẳng vào nhà vị chủ tịch xã và một hộ gia đình bên cạnh, trong khi đó, ở đây chưa có dự án hay một mô hình kinh tế nào được hình thành

Rõ ràng việc xây cầu này mục đích chỉ để phục vụ quan xã

2/ Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng chạy về đâu

Hàng năm vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng rất nhiều, vốn viện trợ ODA cho Việt Nam năm 2013 là 7 tỷ USD, năm 2014 là 5 tỷ USD.

Trong khi người dân nhiều nơi không có cầu đi lại, thậm chí phải tự bỏ tiền ra để làm những cây cầu tạm, tai nạn luôn rình rập. Vậy số tiền đầu tư cho cơ sở hạ tầng chạy vào đâu?

Vốn đầu tư hạ tầng đều chạy vào các công trình được xem là trọng điểm của trung ương hoặc địa phương như sau:

Dù Hà Nội đã có bảo tàng, nhưng vẫn xây thêm bảo tàng Hà Nội với chi phí 2.300 tỷ đồng, bảo tàng này được coi là “rỗng ruột” do diện tích rộng nhưng hiện vât lại rất ít, quanh năm rất ít người tham quan

bao-tang-ha-noi-3

Bảo tàng Hà Nội với kiến trúc hiện đai – ảnh kienviet

Công trình ‘Làng Văn hoá du lịch các Dân tộc Việt Nam’ được xây dựng tại Đồng Mô, Hà Nội với số tiền đầu tư đến 3.200 tỷ đồng, được khai trương vào tháng 10/2010 nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Thế nhưng sau dịp đại lễ này, ngày thường chẳng có khách nào ghé thăm vì không có tổ chức dịch vụ gì cả, một năm chỉ mấy ngày lễ là có khách đến chơi. Công trình suốt ngày phơi mình giữa mưa nắng nên đã xuống cấp rất mau chóng.

 

Làng Văn hoá dường như giống một khu du lịch dành cho người thích mạo hiểm. (Ảnh: khampha)

Ảnh khampha

Ảnh vnexpress

Ảnh vnexpress

Tượng đài ‘mẹ Việt Nam anh hùng’ được xây dựng với kinh phí khổng lồ 411 tỷ đồng nơi xã nghèo Tam Phú, đây được xem là Tượng đài hoành tráng nằm cạnh cuộc sống cơ cực của người dân. Ảnh vnxpress

Các địa phương cũng đua nhau xây trụ sở, trụ sở xây sau nhất định phải to hơn, đẹp hơn, tốn kém hơn trụ sở xây trước, gây lãng phí mà sử dụng lại không hết.

Bình Dương xây dựng khu trung tâm hành chính 1.400 tỷ đồng, Đà Nẵng xây xong khu trung tâm hành chính độ sộ 2.200 tỷ đồng, Đồng Nai xây dựng trung tâm hành chính 2.200 tỷ, nhất định không thua kém Khánh Hòa dự định xây dựng khu trung tâm hành chính 7.000 tỷ đồng.

Tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 19/9/2014 Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước phát biểu rằng: “Nhiều tỉnh xây trụ sở đẹp lộng lẫy khang trang, rất phản cảm. Trong khi dân còn nghèo, nước còn nghèo thì xây trụ sở lộng lẫy như cung điện để làm gì?!”

tru-so-da-nang

Trung tâm hành chính mới của thành phố Ðà Nẵng 2.200 tỷ đồng. Ảnh internet

Tương tự là xây dựng tượng đài Hồ chủ tịch, dự kiến sẽ xây dựng tất cả 192 tượng đài trong cả nước, hiện nay đã có 134 tượng đài, và đã lên kế hoạch xây tiếp 58 tượng đài còn lại.

Thế nhưng các quan chức địa phương ai cũng muốn tượng đài địa phương mình phải hơn tượng đài địa phương khác, khiến các tượng đài càng xây càng hoành tráng. Đến một tỉnh thuộc dạng nghèo nhất nước như Sơn La cũng quyết xây tượng đài 1.400 tỷ đồng mặc cho người dân đói khổ lại vừa trải qua đợt 2 lũ lớn, và phải nhận hàng nghìn tấn gạo để cứu đói.

tuong-dai

Ảnh facebook chung Chí Công

Nếu tính chi phí trung bình xây một cây cầu dân sinh là 150 triệu đồng, thì thay vì xây tượng đài Hồ Chủ Tịch ở Sơn La, ngươi dân nơi đây sẽ có được 9300 cây cầu đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Nhưng đây cũng mãi chỉ là ước mơ xa vời cho những người dân vùng quê nghèo Việt Nam.

Ông Cầm Ngọc Minh Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La trao đổi với phóng viên Trí Thức Trẻ rằng “Chưa có tượng đài là thiệt thòi cho chúng tôi”

Ông Minh còn khẳng định “Con số 1.400 tỷ mới chỉ là con số khái toán, chưa phải là con số cuối cùng của đề án này”. Cũng có nghĩ là con số xây dựng thực tế có thể còn cao hơn mức 1.400 tỷ đồng.”

Và nếu như vẫn tiếp diễn cuộc đua xây dựng này thì sẽ còn có thêm nhiều công trình hoành tráng hoang phí nằm cạnh cuộc sống thống khổ của người dân.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc