Home » Cổ truyền, Văn hóa » Tiểu thuyết và đời thực: Nỗi oan của Doãn Chí Bình
Doãn Chí Bình theo sự thật lịch sử hoàn toàn khác với những gì được viết trong tiểu thuyết.

Tiểu thuyết và đời thực khác nhau như trời vực: Nỗi oan của Doãn Chí Bình

Người ta thường biết đến Doãn Chí Bình thông qua tiểu thuyết của Kim Dung, nhưng kỳ thực, theo sự thật lịch sử thì ông là ai, có giống với những gì được Kim Dung mô tả trong tiểu thuyết hay không?

tieu thuyet, Tiểu Long nữ, lich su, Kim Dung, doãn chí bình, Bài chọn lọc,

Người tu Đạo vốn đã coi danh lợi tình như gió thoảng mây bay nên mới có được uy vũ vô song, liệu có thể vì sắc tình mà động tâm. (Ảnh từ Internet)

Phiên bản mới nhất “Thần điêu hiệp lữ” gần đây nhất do Trân Nghiên Hy đảm nhận vai Tiểu Long Nữ đã dấy lên làn sóng tranh luận mạnh mẽ, Doãn Chí Bình cũng đã trở thành nhân vật được quan tâm khá nhiều. Rất nhiều người biết đến Doãn Chí Bình, đều là thông qua “Thần điêu hiệp lữ” của Kim Dung và những bộ phim được dàn dựng sửa đổi sau này.

Doãn Chí Bình trong tiểu thuyết, võ công tầm thường, nhân phẩm không ngay chính, còn làm nhục Tiểu Long Nữ, đã để lại ấn tượng cực kỳ xấu xa trong mắt người đọc lẫn người xem phim. Do đó, điều này đã gặp phải những phản đối gay gắt của một số người trong Đạo giáo.

Sau này Kim Dung đã chính thức lên tiếng xin lỗi, nói: “Tôi biết, Doãn Chí Bình là một vị Đạo nhân đức cao vọng trọng trong Đạo giáo, tôi cũng đã cải chính lại trong bộ tiểu thuyết mới nhất rồi, chỉ là cùng họ cùng tên nhưng không còn là Thanh Hòa Chân nhân nữa”.

Doãn Chí Bình theo sự thật lịch sử hoàn toàn khác với những gì được viết trong tiểu thuyết, những trải nghiệm trong đời của ông cũng rất thú vị.

Doãn Chí Bình sinh ra trong một gia đình quan lại có tiếng, trời sinh đã thông minh dị thường, đọc sách chỉ cần lướt qua là nhớ ngay. Năm 14 tuổi, ông gặp được đệ tử của Vương Trùng Dương là Mã Ngọc, bèn hạ quyết tâm tu hành. Bởi gia đình phản đối, thế là ông bỏ trốn khỏi nhà, xuất gia làm Đạo sĩ.

Mấy năm sau, cha của ông tìm được ông, kiên quyết bắt ông hoàn tục, rồi nhốt ông trong phòng. Chẳng được bao lâu, Doãn Chí Bình lại trốn ra ngoài, kết quả lại bị bắt về. Cứ như vậy hết lần này đến lần khác, cha ông cũng không còn cách nào, đành phải đồng ý để ông xuất gia làm Đạo sĩ.

Doãn Chí Bình thật sự không biết vung đao múa kiếm, ông vân du bốn biển, cũng là truyền giáo giúp người, chưa từng tham dự võ lâm phân tranh, càng không động tâm trước phụ nữ. Hơn nữa, Vương Trùng Dương, người sáng lập Toàn Chân giáo, trong lúc sáng lập đã quy định: phàm là người tu Đạo cần phải buông bỏ tiền tài tửu sắc, ôm giữ từ bi, không lo nghĩ nhiều. Khi Doãn Chí Bình tiếp quản chức chưởng môn, càng tiến thêm một bước, quy định đồ đệ Đạo giáo cần phải giảm ăn, giảm ngủ tối đa, buông bỏ sắc dục. Ông nói: “Cái hại trong tu hành, ăn, ngủ, sắc khá là nghiêm trọng, ăn nhiều thì ngủ nhiều, ngủ nhiều sẽ sinh dục niệm”.

Doãn Chí Bình đã để lại rất nhiều thi từ khuyến thiện tu hành, soạn thành ba quyển “Bảo Quang tập”. Đoàn Chí Kiên, đệ tử của ông lại biên tập thành bốn quyển “Thanh Hòa Chân Nhân bắc du ngữ lục”, đều là ngôn luận giảng đạo của Doãn Chí Bình với các đệ tử. Trong đó, khuyến khích chúng đệ tử khiêm cung kính nhường, khổ ta lợi người, tích đức hành thiện, xa rời cái ác.

Năm 1238, Doãn Chí Bình chủ động nhường ngôi cho Lý Chí Thường, sau khi thoái vị, ông cư ngụ trên núi Ngũ Hoa, năm 1251 đi về cõi tiên, hưởng thọ 83 tuổi.

Theo Tinhhoa.net

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc