Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm » Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc

Tư duy lý luận và văn hóa ứng xử của một dân tộc không phải là điều được hình thành chỉ trong một giai đoạn nhất thời, mà phải trải qua cả một quá trình lịch sử lâu dài tích lũy kinh nghiệm và tư tưởng chung của dân tộc đó. Để có thể lý giải được vì sao một dân tộc có 5 nghìn năm văn hiến trải dài cùng biết bao triều đại với vô vàn những câu chuyện cổ và điển tích, với lịch sử huy hoàng vẻ vang thấm đẫm tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo lại trở nên suy đồi và bại hoại như ngày nay, chúng ta cần lội ngược dòng về giai đoạn xuất hiện những biến cố lớn, có sự ảnh hưởng lớn, là tác nhân chính làm thay đổi hoàn toàn nhận thức và văn hóa của dân tộc đó để tìm lời giải cho vấn đề này…

Trong lịch sử nhân loại, chưa từng có một quốc gia nào mà trong chính thời bình lại có tới gần 100 triệu người bị chết một cách mờ ám như ở Trung Quốc. Điều này hẳn là một tác nhân không hề nhỏ ấn sâu trong tư tưởng và góp phần hình thành nên tư duy nhận thức cũng như phản ứng tự nhiên của người dân nơi đó. Vì sao người Trung Quốc lại trở nên xấu xí đến như vậy? Hãy nhìn vào lịch sử hàng loạt các cuộc vận động, thanh trừng và đàn áp mà họ đã trải qua trong gần 100 năm trở lại đây, chúng ta sẽ phần nào hiểu được nỗi kinh hoàng tột độ, không thể dùng lời tả xiết mà dân tộc này đã phải gánh chịu. Cũng là để xem họ đã biến đổi nhiều thế nào sau mỗi cuộc đàn áp giết chóc đẫm máu này.

“Tám trăm triệu người, không đấu đá là không được” –  Mao Trạch Đông

cải cách ruộng đất

Cải cách ruộng đất năm 1953 ở Trung Quốc. (Ảnh: internet)

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân Trung Hoa hiện nay, được thành lập và phát triển dựa trên học thuyết của chủ nghĩa Cộng sản xuất sinh từ Liên Xô. Lý luận ban đầu của chủ nghĩa này là học thuyết tiến hóa của Đác Uyn, lấy hình thức cạnh tranh sinh tồn của động vật để suy diễn ra đấu tranh giai cấp trong xã hội nhân loại. Họ tin rằng đấu tranh giai cấp là động lực duy nhất giúp xã hội phát triển. Chính vì điều ấy, Đảng cộng sản Trung Quốc mới sùng tín vào đấu tranh, cho rằng đó là phương tiện để thâu đoạt và duy trì chính quyền. Một trong những ‘danh ngôn’ của Mao Trạch Đông là “Tám trăm triệu người, không đấu đá là không được” — đã nói trắng ra quan điểm ‘cạnh tranh sinh tồn’ trong chính trị của Đảng.

Mao Trạch Đông còn có một ‘danh ngôn’ tương tự, rằng Cách mạng Văn hoá (1966-1976 vì mục đích thanh trừng nội bộ, tẩy não nhân dân, kiểm soát tư tưởng đã khiến 10 triệu người bị giết và chết đói) cần “bảy tám năm làm lại một lần”. Sử dụng bạo lực nhiều lần lặp lại là một trong những thủ đoạn quan trọng bậc nhất của ĐCSTQ nhằm duy trì quyền thống trị của mình. Dùng bạo lực là để dân sợ, là để khủng bố người dân. Mỗi phong trào đấu tranh của ĐCSTQ, đều là một lần huấn luyện bằng bạo lực của Đảng, nhằm dằn mặt người dân Trung Quốc khiến họ run sợ mà khuất phục. Đó là một hình thức nô dịch bằng khủng bố.

Cải cách ruộng đất (1946 – 1949): Điều gì khiến người nông dân hiền lành chân chất trở nên đáng sợ hung hăng?

Nói đến “cải cách ruộng đất” hẳn nhiều người Việt Nam vẫn còn cảm thấy lạnh tóc gáy vì nỗi kinh hoàng mà chiến dịch này để lại trong ấn tượng tiềm thức của những ai đã kinh qua.

Cải cách ruộng đất thực chất là gì? Cộng sản Trung Quốc nghĩ rằng phải thực hiện cải cách ruộng đất để lập lại công bằng xã hội, đồng thời thiết lập nền chuyên chính vô sản nhằm tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách nhanh chóng. Đồng thời thông qua cải cách ruộng đất để đàn áp những người phản cách mạng, tiêu diệt các thành phần bị xem là “bóc lột”, “phản quốc”, “phản động” (thường là những người theo phe Đảng Quốc Dân). Trong một tài liệu xuất bản năm 1948, Mao Trạch Đông dự định rằng “một phần mười tá điền, địa chủ” (ước tính khoảng 50 triệu người) “cần phải bị loại bỏ” để cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất là tịch thu tài sản, đất đai của những người này và chia cho bần nông, cố nông; đồng thời tiến hành đấu tố và xử tội họ.

Theo wikipedia, trên thực tế, ít nhất một triệu người đã bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất. Cuộc đàn áp những người bị cho là “phản cách mạng” chủ yếu nhắm vào thành viên của Đảng Quốc Dân, vốn là phe đối lập của Đảng Cộng sản, và những quan chức bị tình nghi là “phản bội” lại Đảng Cộng sản. Ước tính đã có khoảng 712.000 đến 10 triệu người bị xử tử trong cuộc đàn áp đẫm máu. Hơn một triệu người bị đưa vào các trại cải tạo lao động và khoảng 1.200.000 người bị “theo dõi”.

Vừa mới được ba tháng sau khi thành lập nước Trung Quốc Cộng sản, ĐCSTQ đã kêu gọi tiêu diệt giai cấp địa chủ như là một trong những đường lối chỉ đạo cho chương trình cải cách ruộng đất trên toàn quốc của mình.

Khẩu hiệu của Đảng “dân cày có ruộng” đã kích động tính ích kỷ, tư lợi của những người nông dân không có ruộng đất, xúi giục họ đấu tranh với những người nông dân có sở hữu ruộng đất bằng bất cứ phương kế gì và không thèm đếm xỉa gì đến khía cạnh đạo đức trong hành động.

Chiến dịch cải cách ruộng đất đã đề ra rõ ràng việc tiêu diệt giai cấp địa chủ, và phân loại dân nông thôn thành nhiều nhóm trong xã hội. Hai mươi triệu dân nông thôn trên toàn quốc đã bị dán nhãn là “địa chủ”, “phú nông”, “phản động“, và “phần tử xấu”. Những con người mới bị xã hội ruồng bỏ này đã phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, nhục nhã, và đã mất đi tất cả các quyền công dân của mình.

Khi chiến dịch cải cách ruộng đất vươn đến các vùng xa xôi và các làng mạc của những người dân tộc thiểu số, thì cũng là lúc các tổ chức của Đảng Cộng sản cũng được mở rộng rất nhanh. Các chi bộ Đảng ở các khu thành thị nhỏ và các làng xã đã lan ra khắp nơi trên lãnh thổ Trung Quốc. Các chi bộ Đảng tại địa phương cũng là những cái loa tuyên truyền các chỉ thị từ Ban Chấp hành Trung ương Đảng và là tuyến đầu của cuộc đấu tranh giai cấp, kích động nông dân đứng lên chống lại địa chủ. Gần một trăm nghìn địa chủ đã bị giết chết trong chiến dịch này. Ở một số vùng, Đảng Cộng sản và nông dân đã giết chết toàn bộ gia đình địa chủ, bất kể là già hay trẻ, như là một cách để nhổ tận gốc giai cấp địa chủ.

Đồng thời, ĐCSTQ cũng phát động làn sóng tuyên truyền đầu tiên của mình, nói rằng “Mao Chủ tịch là vị cứu tinh vĩ đại của nhân dân” và rằng “chỉ có tài năng của ĐCSTQ mới có thể cứu được Trung Quốc”. Trong cuộc cải cách ruộng đất, những người nông dân không có ruộng đất đã nhận được những gì họ muốn thông qua chính sách của ĐCSTQ là thu hoạch mà không cần lao động: cưỡng đoạt bằng bất cứ cách nào. Nông dân nghèo đã mang ơn ĐCSTQ vì những cải thiện trong cuộc sống của mình và vì vậy họ đã tin vào những tuyên truyền của ĐCSTQ rằng Đảng làm việc vì lợi ích của nhân dân.

Đối với những chủ nhân của những miếng đất mới đoạt được, những ngày tươi đẹp “dân cày có ruộng” rất ngắn ngủi. Trong vòng hai năm, ĐCSTQ đã áp đặt một số cuộc vận động bắt buộc nông dân phải ra nhập các tổ chức như các nhóm tương trợ, hợp tác xã sơ cấp, hợp tác xã cao cấp, và công xã nhân dân. Sử dụng khẩu hiệu chỉ trích “phụ nữ chân bó” — ám chỉ những người của chế độ cũ là cổ hủ, lạc hậu — ĐCSTQ đã năm này qua năm khác dẫn dắt và xô đẩy nông dân “lao vào” chủ nghĩa xã hội. Thóc lúa, bông, và dầu ăn bị đặt dưới một hệ thống thu mua thống nhất trên toàn quốc, do đó những sản phẩm nông nghiệp chính đã không được đưa ra thị trường để trao đổi. Thêm vào đó ĐCSTQ đã thiết lập một hệ thống đăng ký hộ khẩu nhằm ngăn cản việc nông dân đi đến các thành thị để tìm việc và sinh sống. Những người bị phân loại là dân nông thôn không được phép mua thóc lúa tại các cửa hàng của nhà nước và con cái của họ cũng bị cấm không được đi học ở thành phố. Con nông dân chỉ có thể là nông dân, biến 360 triệu dân nông thôn trong những năm 1950 trở thành những công dân hạng hai.

Phú nông và địa chủ bị chôn sống trong cải cách ruộng đất. (Ảnh: internet)

Phú nông và địa chủ bị chôn sống trong cải cách ruộng đất. (Ảnh: internet)

Bắt đầu vào năm 1978, trong 5 năm đầu tiên kể từ khi chuyển từ cơ chế lao động tập thể sang cơ chế khoán theo hộ gia đình, một số người trong số 900 triệu nông dân đã có cuộc sống tốt hơn, thu nhập của họ cũng tăng lên một chút và địa vị xã hội cũng được cải thiện tương đối. Tuy nhiên lợi ích nhỏ nhoi đó chẳng mấy chốc đã bị mất vì cơ chế giá cả ưu đãi sản phẩm công nghiệp hơn sản phẩm nông nghiệp; những người nông dân lại bị lún sâu vào cảnh bần cùng một lần nữa. Khoảng cách thu nhập giữa dân thành thị và dân nông thôn đã tăng lên mạnh mẽ, và sự chênh lệch kinh tế tiếp tục mở rộng. Những người địa chủ và phú nông mới đã xuất hiện trở lại ở những vùng nông thôn. Số liệu từ Tân Hoa Xã đã cho thấy rõ ràng rằng từ năm 1997, thu nhập ở những vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu và thu nhập của hầu hết hộ gia đình vẫn không đổi, hoặc thậm chí trong một số trường hợp lại giảm đi. Nói cách khác, thu nhập của những người nông dân từ việc sản xuất nông nghiệp trên thực tế không tăng. Tỷ lệ giữa thu nhập ở khu vực thành thị và nông thôn đã tăng từ 1.8/1 vào giữa những năm 1980 đến nay là 3.1/1.

đấu tố

Cảnh đấu tố địa chủ trong cải cách ruộng đất. (Ảnh: Internet)

Công cuộc cải cách ruộng đất với tuyên truyền của ĐCSTQ phần nào đã khiến người dân Trung Hoa thay đổi nhận thức về phân biệt đúng sai, tốt xấu. Lấy của người khác làm của riêng mình, thậm chí sử dụng vũ lực để cướp bóc giết hại, vu khống đàn áp, đấu tố lẫn nhau, hoàn toàn trái ngược hẳn với những gì họ đã hấp thụ trong văn hóa truyền thống, những Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín của Nho giáo, thuyết Nhân Quả của Phật giáo và con đường thoát tục của Đạo giáo. Những người nông dân hiền lành chân chất, dưới bàn tay nhào nặn và lý thuyết phản nhân tính mà ĐCSTQ nhồi nhét, đã trở nên đáng sợ và hung hăng đến như thế. Thật ra mà nói, họ là đáng tội hay đáng thương?

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc