Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm » Cuộc bức hại Pháp Luân Công đã bắt đầu như thế nào


Cũng giống như cuộc Thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, sự khởi đầu của cuộc diệt chủng đã được quyết định bởi một nhóm các quan chức Đảng Cộng Sản ở cấp cao nhất, với Chủ tịch Giang Trạch Dân là kẻ chủ mưu, bất chấp sự phản đối của nhiều quan chức và các thành viên khác trong Đảng. Lúc khởi đầu, dường như có một sự phân cực ở trong Đảng với ước tính rằng có khoảng 30% Đảng viên cũng tập luyện Pháp Luân Công.

>>Tòa án Tây Ban Nha truy tố các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vì tội tra tấn và diệt chủng Pháp Luân Công

Mầm mống của cuộc bức hại đã được gieo lần đầu tiên vào năm 1996. Mặc dù Pháp Luân Công đã nhận được vô số giải thưởng và lời tán tụng từ nhiều cơ quan, bao gồm cả các cơ quan chính phủ, cuốn sách thuộc loại bán chạy nhất của Pháp Luân Công đã bị cấm và tờ báo nhà nước Quang Minh Nhật Báo đã xuất bản bài báo đầu tiên có nội dung chỉ trích Pháp Luân Công.

Vào tháng Bảy năm 1998, Bộ Công an đã ra văn bản số 555 với tiêu đề “Chú ý điều tra Pháp Luân Công” với tuyên bố rằng Pháp Luân Công là một dị giáo. Bộ cũng bắt đầu một loạt các cuộc điều tra nhằm tìm kiếm bằng chứng ủng hộ kết luận, và cảnh sát bắt đầu đánh phá các địa điểm tập công, nghe trộm điện thoại và lục soát nhà của các học viên, những người giúp tổ chức các hoạt động. Phương tiện truyền thông nhà nước cũng leo thang việc công kích Pháp Luân Công.

Kèm theo đó, vào cuối năm 1998, một nghiên cứu được tiến hành bởi Ủy ban Thể thao Quốc gia đã ước tính rằng có hơn 70 triệu người đang tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Vào năm 1999, một quan chức thuộc Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc đã có bài nói chuyện với U.S. News & World Report, trong đó tuyên bố rằng Pháp Luân Đại Pháp: “Có thể tiết kiệm mỗi người 1.000 nhân dân tệ mỗi năm cho chi phí y tế. Nếu 100 triệu người đang tập nó, sẽ có 100 tỷ nhân dân tệ được tiết kiệm mỗi năm cho chi phí y tế.” Cũng chính quan chức này đã lưu ý rằng: “Thủ tướng Chu Dung Cơ rất hài lòng về việc này.”

Ông Kiều Thạch, người đã từng phục vụ với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội và là một ủy viên của Bộ Chính trị, đã chỉ đạo cuộc điều tra được tham gia bởi các thành viên kỳ cựu trong Quốc hội về việc xem xét lại văn bản số 555. Sau nhiều tháng điều tra, nhóm đã kết luận: “Pháp Luân Công mang lại hàng trăm lợi ích cho người dân Trung Quốc cũng như đất nước và không gây nguy hại gì.”

Bất chấp những báo cáo trên, vào tháng Tư năm 1999, biến cố lớn đầu tiên đã xảy ra tại Thiên Tân, nơi mà cựu Bộ trưởng Tuyên truyền đồng thời là người theo chủ nghĩa duy vật, ông Hà Tạc Hưu đã miệt thị Pháp Luân Công và khí công nói chung trong một bài báo của tạp chí Cao đẳng Thiên Tân. Các học viên Pháp Luân Công tại địa phương đã tụ tập tại đó để yêu cầu tạp chí xin lỗi vì đã làm tổn hại đến danh tiếng của họ. Vào ngày 23 và 24 tháng Tư, lần đầu tiên, cảnh sát đã can thiệp, đánh đập và bắt giữ 45 học viên.

Hôm sau, ngày 25 tháng Tư, hơn 10.000 học viên đã tới Văn phòng Thỉnh nguyện Trung ương tại Bắc Kinh để thỉnh cầu cho biến cố Thiên Tân. Họ xếp hàng xung quanh khu liên hợp của chính phủ có tường bao quanh tại Trung Nam Hải và đã gặp mặt Thủ tướng Chu Dung Cơ, hỏi về việc thả những học viên đã bị bắt giữ, dỡ bỏ lệnh cấm in sách và cho phép tiếp tục tập luyện mà không có sự can thiệp nào. Thủ tướng Chu đã ra lệnh thả các học viên tại Thiên Tân và cam đoan một lần nữa với các học viên rằng Pháp Luân Công sẽ không bị cấm.

Bất chấp điều này, Giang Trạch Dân, người được biết là đã ganh tỵ vì Pháp Luân Công có đông người theo hơn cả Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã lo sợ việc bị xói mòn quyền lực, và đã thành lập Phòng 610, một cơ quan bí mật với nhiệm vụ nhổ tận gốc Pháp Luân Công vào ngày 10 tháng Sáu năm 1999. Ông ta cho phép nó đứng trên cả luật pháp, vượt qua cảnh sát, chính quyền và tòa án mọi cấp ở địa phương. Phòng 610 sau đó đã trở thành công cụ chính cho việc bắt giữ, tra tấn, và giết hại các học viên Pháp Luân Công.

Họ Giang đã ra lệnh một cuộc đàn áp toàn diện vào ngày 20 tháng Bảy năm 1999, khi cảnh sát bắt đầu bắt giữ những người mà họ cho là “kẻ cầm đầu.” Vào ngày 22 tháng Bảy năm 1999, một cuộc oanh tạc bằng phương tiện truyền thông đã được khởi động. Đài phát thanh, truyền hình và báo chí tràn ngập các nội dung công kích Pháp Luân Công vào mỗi giờ đồng hồ. Thậm chí việc phản đối lệnh cấm cũng bị làm cho thành ‘bất hợp pháp.’ Chỉ bảy ngày sau chiến dịch, nhà chức trách khoác lác rằng họ đã tịch thu hơn hai triệu cuốn sách Pháp Luân Công “bất hợp pháp”; Cục An ninh Công cộng thậm chí đã bố trí những buổi tập hợp để tiêu hủy cuốn sách. Vào thời gian của cuộc đàn áp, họ Giang đã tuyên bố rằng ông ta và ĐCSTQ sẽ quét sạch Pháp Luân Công chỉ trong ba tháng.

Tâm điểm của việc tuyên truyền

Truyền thông nhà nước đã tuyên bố vào tháng Giêng năm 2001 rằng vài học viên Pháp Luân Công đã tự thiêu để phản đối trên quảng trường Thiên An Môn. Cái gọi là ‘vụ tự thiêu’ này đã trở thành tâm điểm trong việc tuyên truyền của Đảng nhằm chống lại Pháp Luân Công. Hình ảnh một cô gái trẻ bị đốt cháy đã làm nhiều người Trung Quốc chuyển sang phản đối Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, những điều tra bởi tờ Bưu điện Washington và những tờ báo khác, trong đó bao gồm việc phân tích chuyển động quay chậm của các cảnh quay trong đoạn băng hình công bố bởi ĐCSTQ, đã dấy lên những nghi ngờ về đoạn băng này và đặt ra vấn đề rằng sự kiện này đã được dàn dựng và sắp đặt để làm mất uy tín của Pháp Luân Công.

Theo sau đó, việc bắt giữ đã leo thang nhanh chóng và hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị gửi tới những trung tâm tẩy não, nhà tù, trại lao động và bệnh viện tâm thần để bị đánh đập, lạm dụng tình dục, bức thực, tiêm những loại thuốc phá hủy hệ thần kinh, và bị tẩy não, với hàng ngàn người đã bị đánh đập đến chết và bị tật nguyền. Theo U.S. State Department: Báo cáo về hoạt động nhân quyền năm 2007: Ông Manfred Nowak, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về vấn đề tra tấn, đã tuyên bố rằng 66% các nạn nhân bị tra tấn khi bị giam giữ bởi chính phủ Trung Quốc là các học viên Pháp Luân Công.

Báo cáo về việc mổ cắp nội tạng cũng bắt đầu vào năm 2006, khi ông David Kilgour, đại biểu Quốc hội trong thời gian lâu nhất của Ca-na-đa, và ông David Matas, một luật sư nhân quyền quốc tế, đã nghiên cứu những cáo buộc này và kết luận rằng chúng là đúng, và họ đã công bố kết quả này trong báo cáo ‘Bloody Harvest.’ Vào năm 2007, họ tuyên bố rằng có ít nhất 41.000 trường hợp đã bị mổ cắp nội tạng chỉ tính riêng các học viên Pháp Luân Công. Theo họ thì quy trình mổ cắp thường được tiến hành khi nạn nhân vẫn còn sống.

Mười năm đã đi qua và cuộc diệt chủng chống lại Pháp Luân Công vẫn còn tiếp diễn mà không hề suy giảm. Do sự kiểm soát toàn diện các phương tiện truyền thông và sự phong tỏa mạng Internet tại Trung Quốc, các công dân Trung Quốc và thậm chí nhiều quan chức cộng sản vẫn không hề hay biết hay hiểu được sự thật về Pháp Luân Công cũng như mức độ của cuộc diệt chủng chống lại các học viên

Theo vietdaikynguyen.com

Tin đã đưa:

>>Thẩm phán Argentina ra lệnh bắt các quan chức Trung Quốc

>>Hai nhà điều tra Canada trả lời chính phủ Trung quốc về việc xác nhận mổ cắp nội tạng

>>Pháp Luân Đại Pháp đã được phổ biến đến 114 nước và vùng lãnh thổ

>>Vượt ra khỏi thế tục

>>Pháp Luân Công trên khắp thế giới


3 ý kiến dành cho “Cuộc bức hại Pháp Luân Công đã bắt đầu như thế nào”

  1. hoang mai lan 19/12/2010

    tai sao ho lai ac vay? hoc plc co gi sai chu?
    ho se bi troi qua bao mot lu khon khiep

    Reply
  2. Ủng hộ các học viên Pháp Luân Công 20/12/2010

    Đấy là kết quả của cái ” Học thuyết vô thần” và ” Đại cách mạng Văn Hóa” đấy, họ ko tin vào Thần, họ cho rằng chết là hết, nên việc xấu xa độc ác nào cũng dám làm, ko tin vào Luật Nhân Quả – Luân Hồi. Thật đáng sợ.
    Đàn áp sinh viên dân chủ đẫm máu ở Thiên An môn còn chưa đủ hay sao mà giờ lại tới đàn áp Pháp Luân Công thế này cơ chứ? Cái Đảng chuyên chế đó nó vì quyền lực mà dám giệt hại ng dân mình 1 cách ko thương xót thì còn điều j nó ko dám làm cơ chứ. Người dân Trung Quốc thật đáng thương !

    Reply