Home » Sức khỏe » Liệu pháp âm nhạc trong Trung Y

Mỗi thanh âm tương ứng với một nội tạng (Ảnh: Photos.com)

Liệu pháp âm nhạc đã phát triển thành một môn khoa học hiện đại, nhưng nó ban đầu khởi nguồn từ Trung Quốc. Người Trung Hoa đã tìm kiếm bí mật về những giai điệu và nhịp điệu của vũ trụ trong hàng nghìn năm qua.

Cách chữa bệnh qua âm nhạc là một phần của Y học cổ truyền Trung Quốc (Trung Y), và chúng có mối liên hệt mật thiết với nhau. Âm nhạc, học thuyết Âm-Dương và Ngũ Hành có mối quan hệ liên đới với nhau. Cổ nhân Trung Quốc cho rằng tinh hoa của âm nhạc nằm ở Đạo – sự thay đổi của Âm và Dương, sự điều hòa của lực sống, cũng như thanh âm và nhạc điệu của vũ trụ.

Một sự kết hợp đúng đắn giữa nhịp điệu, âm sắc, năng lượng và các nhân tố khác phản ánh Đạo của Âm Dương. Cổ nhân Trung Quốc chia âm nhạc ra làm ngũ âm: Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ, tương đương với Ngũ Hành.

Theo Trung Y, ngũ âm đối ứng với ngũ tạng của cơ thể người. Thuyết này đã được sử dụng trong chẩn đoán lâm sàng và trị bệnh. Các âm thanh khác nhau tác động đến các nội tạng khác nhau.

Học thuyết về ngũ âm đã hình thành cơ sở lý luận cho liệu pháp âm nhạc trong Trung Y. Âm và Dương của Trời và Đất là có liên hệ với Âm và Dương trong cơ thể người. Các đạo sĩ luôn tin rằng cơ thể người là một tiểu vũ trụ, và sự hài hòa ở bên trong có thể bị ảnh hưởng bởi sự hài hòa ở bên ngoài.

Âm nhạc cổ truyền Trung Quốc dựa trên học thuyết tương sinh-tương khắc để đạt được sự hài hòa giữa Trời, Đất và cơ thể người thông qua âm nhạc. Người Trung Quốc có câu: “Sự hài hòa giữa âm nhạc và con người, sự hợp nhất giữa Trời và người” (Nhạc dữ nhân hòa, Thiên nhân hợp nhất), và người ta tin rằng đó là một trạng thái lý tưởng.

Sự khỏe mạnh của thân và tâm là có liên hệ với các nhân tố xã hội; âm nhạc tốt có thể hướng người ta trở thành tốt, và có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Theo The Epoch Times

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc