Home » Cổ truyền, Tiêu Điểm, Văn hóa » Lịch Trung Quốc cổ đại – Tóm lược
Nhân loại đã phát minh ra lịch để theo dõi thời gian. Lịch Trung Quốc cổ đại có lẽ là một trong những hệ thống lịch phức tạp nhất. Nó vẫn còn là một bí ẩn, ngay cả với nhiều người Trung Quốc.

>> Bí mật của lịch Trung Quốc: Ngẫm nghĩ về tự nhiên, thời gian và cuộc sống

Có ba loại lịch chính: Dương lịch, Âm lịch và lịch Âm-Dương. Dương lịch lấy thời gian Trái đất xoay quanh Mặt trời hết một vòng làm một năm. Dương lịch hiện hay là lịch Gregory, được phát minh ra vào năm 1582, khi Giáo hoàng Gregogy XIII cải tiến lịch của Julius Caesar. Âm lịch lấy thời gian Mặt trăng xoay quanh Trái đất hết một vòng làm một tháng. Một năm Âm lịch ngắn hơn một năm Dương lịch khoảng 11 ngày. Lịch Trung Quốc cổ đại là một hệ thống lịch Âm-Dương. Các tháng được lập ra chiểu theo chu kỳ của Mặt trăng, và các năm được lập ra theo năm của Dương lịch. Để khớp các tháng với các mùa, một tháng nhuận được tạo ra. Người Trung Quốc thường coi lịch Trung Quốc cổ đại là “Âm lịch”. Nó cũng được gọi là “lịch nông nghiệp”.

Chu kỳ 60 năm

Một khía cạnh quan trọng của lịch Trung Quốc là chu kỳ 60 năm. Đây là sự kết hợp giữa thập can, hay “thiên can” [1] (天干), và thập nhị chi, hay “địa chi” [2] (地支).

Bảng thiên can và địa chi (The Epoch Times).

Để giải thích chu kỳ này hoạt động như thế nào, chúng ta hãy biểu thị thiên can và địa chi bằng những con số. Chúng ta đánh số 1 bởi (1,1) hay (甲, 子), 2 bởi (2,2) hay (乙, 丑) và tới 10 bởi (10,10) hay (癸, 酉). Nhưng giờ chúng ta đã hết 10 can, và chúng ta lại đánh số 11 bởi (1, 11) hay (甲, 戌) và 12 bởi (2, 12) hay (乙, 亥). Giờ chúng ta cũng đã hết 12 chi, và 13 trở thành (3, 1) hay (丙, 子). Chúng ta tiếp tục cách này thông qua 6 chu kỳ can và 5 chu kỳ chi cho tới 60, tức là (10, 12) hay (癸, 亥). Con số tiếp theo sẽ là (1,1) hay (甲, 子), là khởi đầu của một chu kỳ 60 năm mới.

Tóm lược lịch sử

Hệ thống lịch trong thời Chiến Quốc (475 – 221 TCN) được gọi là “lịch ¼”. Một năm có 365 ngày cộng thêm ¼ ngày. Một tháng có 29 ngày cộng thêm 499/940 ngày. Nó là sự sưu tập kết quả của những nghiên cứu thiên văn. Bộ lịch hoàn chỉnh đầu tiên tại Trung Quốc được lập ra vào năm Hán Vũ Đế thứ 7, tức năm 104 TCN. Có 365 ngày cộng thêm 385/1539 ngày trong một năm, và 29 ngày cộng thêm 43/81 ngày trong một tháng. Trước khi Tây lịch truyền nhập vào Trung Quốc, lịch Đại Đồng là bộ lịch phổ biến cuối cùng. Trong lịch Trung Quốc, không có sự liên tục trong cách đánh số các năm. Khi một Hoàng đế mới lên ngôi, cách đánh số năm lại được bắt đầu từ con số 0. Lịch Đại Đồng lấy năm Hồng Vũ Đế thứ 17 trong triều Minh (năm 1384) làm năm khởi đầu cho bộ lịch.

Lịch Trung Quốc hiện tại là lịch sửa đổi từ năm Càn Long thứ 7 của triều Thanh (năm 1742). Nó lấy năm 1723 làm năm khởi đầu cho bộ lịch.

Lịch Trung Quốc cổ đại liên tục được sửa đổi theo các quan sát thiên văn. Do vậy, vào thời Trung Quốc cổ đại, lịch pháp rất gắn bó với thiên văn học. Trên thực tế, lịch sử thiên văn Trung Quốc cổ đại cũng là lịch sử nghiên cứu và tiến bộ trong các bộ lịch. Đây là một đặc tính của thiên văn Trung Quốc cổ đại, và nó khá khác so với phương Tây.

Ghi chú của người dịch:

[1] Thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
[2] Địa chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

(Theo Theepochtimes.com)

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc