Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Thị Trường Việc Làm Căng Thẳng Chưa Từng Có Cho Sinh Viên TQ Vừa Tốt Nghiệp
Sinh viên ngành hóa học Jiang Wenying tốt nghiệp 3 năm trước và đã quyết định quay lại trường học tiếp cao học khi thấy thị trường việc làm quá khó khăn. Hiện tại cô đang thấy còn tệ hơn thế, trong một thị trường việc làm khắc nghiệt chưa từng có cho sinh viên vừa tốt nghiệp.

Ảnh chụp tại một hội chợ việc làm tại đặc khu Trùng Khánh, ngày 26 tháng Năm 2013. Trung Quốc dù được xem là có nền kinh tế khá hơn nhiều nước, nhưng sinh viên tốt nghiệp vẫn rất khó có được việc làm

Jiang nói cô đã gửi đi hơn 1000 thư tìm việc, có được hơn 10 buổi phỏng vấn nhưng vẫn chưa có được một việc làm. 

Jiang, người đã có bằng cao học ngành công nghiệp hóa học tại đại học Khoa học và Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, vừa rồi đã đi đến Bắc Kinh tìm vận may tại hội chợ việc làm cho sinh viên, nhưng cũng không tìm được triển vọng nào tại đó. 

“Thị trường việc làm ngày một tệ hơn qua hàng năm”, người phụ nữ trẻ tỏ vẻ chán nản lúc đứng ủ rũ dựa cột sau hội chợ việc làm. Cô nói lớn như muốn át đi cả tiếng ầm ĩ của các công nhân đang tháo dỡ gian hàng. 

“Có quá nhiều sinh viên ngành hóa tốt nghiệp so với nhu cầu”, cô nói. 

Trong khi thị trường việc làm Trung Quốc vẫn còn tốt hơn nhiều nơi khác trên thế giới, năm 2013 được xem là một năm tồi tệ nhất cho những sinh viên trẻ tốt nghiệp. Một con số ghi nhận – khoảng 7 triệu – sinh viên đang rời khỏi trường đại học và trường cao học để tìm kiếm công việc đầu tiên tại một thời điểm khi mà các công ty đang tuyển ít người đi. Phụ nữ tỏ ra lo sợ hơn nam giới.

Tăng trưởng kinh tế choáng váng trong thập niên vừa qua giờ đang chậm lại, và đã qua rồi những ngày sinh viên tốt nghiệp được nhận đúng công việc mình mong muốn. 

Vấn đề này là nhạy cảm chính trị bởi vì tầng lớp có giáo dục tại các đô thị đã đang nói thẳng về các thiếu sót của chính phủ trong việc xử lý các căn bệnh từ tham nhũng địa phương đến ô nhiễm không khí, và một thị trường việc làm căng thẳng có thể làm nhiều người trong số đó trở nên bất bình sau hơn một thập niên mở rộng kinh tế và gia tăng các kỳ vọng. 

Năm nay tầng lớp tốt nghiệp lớn chưa từng có do kết quả thu hoạch của các chính sách trong nhiều năm, nhưng số lượng việc làm mới đã giảm 15 phần trăm so với năm ngoái – Yang Xiong, giám đốc Trung tâm Nghiên Cứu Thanh niên thuộc Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải (Youth Research Center in Shanghai Academy of Social Sciences.) 

“Với hai yếu tố đó, bạn cuối cùng sẽ đối mặt với thị trường việc làm khắc nghiệt nhất năm nay”, Yang nói. “Kinh tế toàn cầu đang không đi tốt, và Trung Quốc là một phần của toàn cầu hóa. Với việc đóng cửa của nhiều doanh nghiệp hướng xuất khẩu và sự tăng giá của đồng tiền Trung Quốc, những chủ doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự.” 

Báo cáo sơ bộ bởi truyền thông nhà nước cho thấy 1/3 khóa học sinh viên tốt nghiệp có hợp đồng lao động trong tháng Năm, so với hơn 40% của một năm trước đây. Số lượng sinh viên nộp đơn học cao học đã đạt mức cao mới là 1.76 triệu.

Quan điểm rằng học thức cung cấp hứa hẹn cho thành công là căn bản trong Nho giáo tại Trung Quốc. Điều đó tiếp diễn đến ngày nay, có lẽ thậm chí nhiều hơn bởi vì các gia đình thường hoạch định tương lai gánh vác cho đứa con độc nhất.

Những nhà hoạch định chính sách quốc gia – những người nhận thức được sự thiếu hụt việc làm cho người trẻ tuổi vừa tốt nghiệp có thể coi như là một sự thất bại trong việc gìn giữ giao kèo xã hội – đang liên tục thúc đẩy các biện pháp được thực hiện để đem lại việc làm cho người trẻ, bao gồm tạo ra các việc làm ở mức cộng đồng, giảm thiểu thủ tục giấy tờ, tuyển dụng cho quân đội và khuyến khích việc tự kinh doanh. 

“Việc làm cho tầng lớp vừa tốt nghiệp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, sự cải thiện các tiêu chuẩn sống và sự ổn định xã hội”, ghi trong một văn kiện ban hành giữa tháng Năm về vấn đề này trong chương trình nghị sự của phiên họp chính phủ do thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì. 

Phát ngôn viên Bộ giáo dục Xu Mei đã nói trên truyền thông nhà nước rằng bộ và các cơ quan giáo dục địa phương sẽ tổ chức nhiều hơn các hội chợ việc làm và dịch vụ tiềm việc trực tuyến. “Mọi phía đều đang nỗ lực nhằm đảm bảo tỉ lệ việc làm không thấp hơn nữa”, bà nói. Yêu cầu của AP về việc phỏng vấn một quan chức bộ về vấn đề này đã không được trả lời ngay lập tức. 

Nhiều người tìm việc đang giảm dần kỳ vọng. Wang Yuan, một sinh viên năm cuối ngành thiết kế công nghiệp tại Đại học Công nghiệp Hồ Nam đã nghĩ rằng một công việc thiết kế đang chờ đợi cô khi tốt nghiệp. Nhưng rồi chẳng có gì đến sau hàng tá đơn xin việc được gửi đi mùa thu vừa rồi. 

“Chúng giống như những hòn đá bị chìm vào biển cả”, Wang 23 tuổi cho biết. 

Từ đó cô đã thay đổi đường hướng. “Việc làm nào cũng được, việc kén chọn để sau vậy”, cô nói. 

Lynn Lee, 21 tuổi, sắp tốt nghiệp ngành luật trường cao đẳng Hoa Lâm, tỉnh Giang Tô, đã thử tìm việc trong các phòng tư pháp, truyền thông, bán hàng trợ lý điều hành trước khi cuối cùng làm nhân viên giao dịch ngân hàng ở gần quê nhà. Cô đã gửi đi gần 1000 đơn tìm việc và nhiều chuyến đi ra ngoại tỉnh. 

“Có nhiều vòng phỏng vấn, và nhiều ứng viên có các chứng chỉ bằng cấp ấn tượng”, cô nói, “Tôi đã rất căng thẳng và tôi đã không thể ngủ được vào ban đêm, giờ tôi bị đau nửa đầu.” 

Lu Geng, sinh viên năm cuối tại Đại học Công nghệ Khoa học Tây An, cho biết anh ta đã bị sốc khi thấy căn phòng phỏng vấn có đến 1000 ứng viên trong khi chỉ có 20 việc làm cho một công ty công nghệ tại miền nam Trung Quốc, trong thành phố của anh. Anh đã được tuyển, và công cuộc săn việc chỉ mất vài tuần. 

Lu và một số người tìm việc nam giới đã trả lời hãng tin AP rằng họ cảm thấy triển vọng việc làm tốt hơn nữ giới, và có thể dễ được chọn hơn. 

Thị trường việc làm tại Trung Quốc nổi tiếng có tính phân biệt đối xử. Người tuyển dụng thường công khai làm mất mặt phụ nữ, người ngoại tỉnh và những ứng viên tốt nghiệp trường không danh tiếng. Năm nay, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã yêu cầu người tuyển dụng không được có đòi hỏi về giới tính, sắc tộc, tuổi tác, nơi cư trú hay loại trường học đối với sinh viên vừa tốt nghiệp, nhưng xem ra các chỉ thị này không được làm theo.

Khi so sánh với các nơi khác, kinh tế Trung Quốc vẫn khá tốt, với tỉ lệ thất nghiệp trung bình ở thành thị chỉ là 4.1 phần trăm năm 2012. So với tỉ lệ từ 4.7 đến 27 phần trăm tại các nước châu Âu, ở Mỹ là 7.5 phần trăm vào tháng trước. Tuy vậy, tỉ lệ dân số chính của Trung Quốc là ở nông thôn, tỉ lệ ở thành thị chỉ cho thấy một phần của lực lượng lao động Trung Quốc. 

Luo Xiaoming, tổng biên tập trang tin tức tài chính tiếng Hoa Caixun.com cho biết tăng trưởng kinh tế Trung Quốc 7.7 phần trăm trong quý 1 có thể hấp thụ thêm nhiều người đang tìm việc, nhưng các thách thức tại thị trường lao động phản ánh kẽ hở trong nền kinh tế dựa trên việc đầu tư, vốn mở rộng mà không có tăng trưởng việc làm. 

“Mô hình kinh tế này làm lạc lối thị trường, kết quả là dư thừa năng lực sản xuất, và sự thiếu hụt minh bạch trong mảng tư nhân khiến thui chột đổi mới và tinh thần tự doanh”, Luo nói trong một giải thích về thiếu hụt việc làm tại Trung Quốc. “Chuyển biến kinh tế đang trì trệ.” 

Một số người quy trách nhiệm cho hệ thống giáo dục Trung Quốc, mà họ cho rằng không tương xứng với thị trường việc làm.

Nhiều việc làm đòi hỏi trình độ bách khoa, và có lẽ Trung Quốc đang sản sinh ra quá nhiều trường đại học, gồm cả các sinh viên cấp độ tiến sỹ, Yang , giám đốc trung tâm nghiên cứu thanh niên, nói. Đó có nghĩa rằng nhiều người tốt nghiệp làm việc dưới mức bằng cấp vì có quá ít nơi áp dụng bằng cấp đó của họ. 

“Tại sao họ vẫn muốn có được việc làm cơ bản? Vì nếu họ không làm, họ sẽ thất nghiệp”, Yang nói

Associated Press

Theo vietdaikynguyen

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc