Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Trung Quốc bắt tàu cá nước ngoài phải xin phép khi vào Biển Đông
Qua một hành động bị gọi là « leo thang » trong chiến lược độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc vừa loan báo hai quyết định song song : Tăng cường quyền hạn cảnh sát của họ tại vùng Biển Đông, và bắt buộc tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép khi vào hoạt động bên trong vùng biển mà Bắc Kinh nhận là của mình. Quyết định do tỉnh Hải Nam ban hành – có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 – gây quan ngại vì bị đánh giá là một hành vi khiêu khích mới nhắm vào các láng giềng đang bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông.
Bản đồ Biển Đông

Bản đồ Biển Đông

Theo hãng thông tấn Mỹ AP, các quy định mới của Trung Quốc yêu cầu tàu thuyền nước ngoài phải xin phép khi đi vào đánh bắt cá hoặc khảo sát trong vùng biển do tỉnh Hải Nam quản lý. Được tỉnh này thông qua vào cuối tháng 11/2013, các quy định mới chỉ nói chung chung là đơn xin phép phải được gởi đến các « ban ngành có liên quan » của chính quyền Trung Quốc.

Một dấu hiệu cho thấy là Trung Quốc có thái độ ngày càng lấn lướt : Luật của họ cho phép tịch thu không chỉ sản lượng mà ngư dân nước ngoài đánh bắt được, cũng như thiết bị trên tàu bị chặn bắt, mà còn nâng mức tiền phạt người vi phạm lên thành 500.000 nhân dân tệ (tương đương với 83.000 đô la).

Vấn đề là trên nguyên tắc, tỉnh đảo Hải Nam lại là địa phương được Bắc Kinh trao quyền quản lý hầu như toàn bộ vùng Biển Đông mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ, nằm bên trong tấm bản đồ hình lưỡi bò được chính thức công bố vào năm 2009. 

Tính ra, vùng biển mà Trung Quốc muốn độc chiếm trải rộng trên hai triệu km vuông của vùng Biển Đông, bao gồm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và một số nơi khác tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan. Đơn vị hành chánh trực tiếp « điều hành » Biển Đông là thành phố Tam Sa mà Bắc Kinh đặt trụ sở ngay trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, đã bị Trung Quốc chiếm đoạt từ tay Việt Nam vào năm 1974. 

Như để phô trương uy lực dằn mặt các láng giềng, hôm 01/01/2014, vào đúng ngày các quy định kể trên có hiệu lực, chính quyền Tam Sa đã tổ chức một cuộc tập trận chung, huy động 14 chiếc tàu và 190 người thuộc các đơn vị biên phòng và các cơ quan thực thi pháp luật khác nhau.

Truyền thông Trung Quốc đã dẫn lời một quan chức cho biết cuộc tập trận đã xử lý một số kịch bản nhằm đối phó với tình « tàu cá nước ngoài vi phạm tràn lan » luật lệ của Trung Quốc.

Đối với hãng tin Mỹ AP, các quy định mới trên đây là một động thái mới nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc tại toàn bộ các vùng đang tranh chấp. Quyết định này đã nối tiếp theo thông báo cuối tháng 11/2013, áp đặt vùng phòng không mới trên Biển Hoa Đông, bao trùm lên vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản.

Nếu tại Biển Đông, tàu đánh cá ngoại quốc đi vào bên trong đường lưỡi bò phải xin phép Trung Quốc, thì tại vùng Hoa Đông, máy bay nước ngoài khi đi qua khu vực vùng phòng không đó, cũng phải báo trước cho Bắc Kinh.

Trọng Nghĩa

Theo rfi

Chuyên đề: ,

2 ý kiến dành cho “Trung Quốc bắt tàu cá nước ngoài phải xin phép khi vào Biển Đông”

  1. nguyen dang sang 10/01/2014

    Xã hội trong kiếm hiệp

    Từ nhỏ tôi rất mê truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Mê những nam, nữ thiếu hiệp với võ công cao cường, những cái ” chưởng long trời lỡ đất”. Sau này, có thời gian chiêm nghiệm lại, tôi thấy con người trong xã hội kiếm hiệp “có vấn đề”.
    Trong xã hội kiếm hiệp con người sống theo “luật giang hồ” họ đề cao sự trả thù , trả thù như là một đạo lý. Vì vậy, ai cũng có kẻ thù của mình và sự trả thù đó không bao giờ dứt, có người lên núi tìm thầy học võ hàng chục năm chỉ để đủ khả năng trả thù. Xã hội kiếm hiệp thầy tu thì lo luyện công và can thiệp vào thị phi hơn là tu hành, tụng kinh niệm phật; phụ nữ không lo chuyện gia đình mà thành lập môn phái đi đánh nhau; người ăn mày ” Cái Bang” cũng làm muốn làm cha Thiên hạ. Mỗi khi phát hiện ở đâu có “bí kíp” thì bất luận nó là của ai thì mọi nơi đổ xô về tranh cướp lẫn nhau, gây ra biết bao nhiêu sự chết chóc, đổ máu, cuối cùng không ai hưởng được, vì mới sở hữu nó là phải chết rồi.Chúng ta cần một xã hội lương thiện hơn là một xã hội kiếm hiệp. Vì xã hội kiếm hiệp là bóng tối, khổ đau , bất hạnh cho tất cả mọi người không loại trừ ai.

    Reply
  2. Kiều Phong 12/01/2014

    Đây chẳng qua là hành vi của 1 con thú trước khi giẫy chết…người dân TQ chẳng qua cũng chỉ là nạn nhân của chính quyền TQ hiện nay, họ được tẩy não và giáo dục theo định hướng của chính quyền ngay từ nhỏ về cái gọi là ” lòng yêu nước, yêu dân tộc…đầu tiên phải yêu Đảng…”.
    Bao nhiêu năm qua khi mà Nhật còn đứng thứ 2 thế giới, thế giới bình yên…TQ mới nổi lên vài năm, thế giới đã dậy sóng…C
    húng ta cứ hình dung rằng nếu TQ mà trở thành 1 siêu cường thực thụ và đứng thứ nhất TG như Mỹ hiện nay thì TG sẽ như thế nào?
    Thật ra TQ vẫn biết với chính sách diều hâu như hiện nay thì chỉ trong thời gian ngắn,TQ sẽ trở thành kẻ thù chung của TG, và sẽ chẳng còn 1 đồng minh nào nữa, kể cả Bắc Triều Tiên…và sẽ dần bị cô lập cho đến khi tự tan rã. nhưng nếu họ không làm vậy thì thời điểm tan rã càng gần hơn, vì họ thừa biết từ trong ra ngoài, mọi chuyện đang chống lại họ, tất cả sự thật đang dần phơi bày, và nó giống như cái thòng lọng càng ngày càng siết chặt hơn…
    vậy mới nói đây chẳng qua chỉ là hành động của 1 con thú trước khi giẫy chết.

    Reply