Home » Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm, Xã hội » Vì đâu đạo đức xã hội xuống cấp như hiện nay?

hoc sinh tot nghiepLễ tốt nghiệp một trường đại học địa phương được tổ chức tại Văn Miếu ở Hà Nội vào ngày 18, năm 2014. Ngôi đền là nơi mà các trường đại học lâu đời nhất của Việt Nam được thành lập vào thế kỷ 11 dưới triều Lý. AFP

Chính phủ vừa đặt mục tiêu đến 2020 ngăn chặn xong và đến năm 2030 đẩy lùi được sự xuống cấp đạo đức xã hội, theo tinh thần Nghị quyết số 33 năm 2014 của Đảng CSVN.

Nguyên nhân do đâu đạo đức xã hội đã xuống cấp trầm trọng và đã trở thành vấn đề cấp nhà nước?

Ở VN trong thời gian qua, sự xuống cấp về đạo đức xã hội đã trở thành vấn đề được dư luận xã hội hết sức quan tâm.

Nguyên nhân gốc rễ của việc đạo đức xuống cấp trong xã hội là do người ta đã xa rời dần với Văn hóa truyền thống của dân tộc, để du nhập từ nước ngoài về Học thuyết ‘đấu tranh’ với tên gọi là ‘học thuyết Mác – Lê Nin’.

Văn hóa truyền thống của dân tộc mang tính bản Thiện rất lớn, có hàm nghĩa sâu xa với ý nghĩa giáo dục rất cao. Còn học thuyết ‘đấu tranh’ của Mác – Lê Nin lại trái ngược với văn hóa truyền thống dân tộc, thực tế cho thấy đối với “vật chất” thì nó không giúp đất nước giàu mạnh lên được; đối với “tinh thần” thì không những không giúp nâng cao đạo đức mà còn khiến đạo đức xã hội suy đồi trầm trọng. Bởi vì học thuyết ‘đấu tranh’ rồi ‘vô thần luận’ khiến người ta không còn tin rằng con người do trời đất sinh ra, từ nhỏ đến lớn bị ô nhiễm bởi học thuyết đấu tranh giai cấp khiến người đấu với người, người đấu với trời, người đấu với đất, khiến đạo đức con người hoàn toàn băng hoại.

Thực trạng vấn đề đạo đức xã hội hiện nay

Chưa bao giờ các hành vi vô nhân tính, vô đạo đức trong các mối quan hệ xã hội, kể cả giữa những người thân trong gia đình lại xuất hiện với một tần xuất dày đặc trên báo chí như hiện nay.

Đứng trước thực trạng này, Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 33 của Trung ương Đảng. Theo đó, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ ngăn chặn xong và đến năm 2030 sẽ đẩy lùi được sự xuống cấp của đạo đức xã hội.

Đánh giá về thực trang vấn đề đạo đức xã hội ở VN hiện nay, PGS. TS. Sử học Hà Minh Hồng, Trường Đại học KH-XH & Nhân văn thấy rằng, việc xuống cấp đạo đức xã hội là điều có thật. Ông cho biết:

“Cái gọi là xuống cấp của đạo đức xã hội là điều có thật và cái dấu hiệu này thậm chí còn được một số người quan trọng hóa cho rằng tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Và người ta đánh động đến các ngành, đặc biệt là ngành giáo dục, đặc biệt là hệ thống nhà trường, đặc biệt là những người được đào tạo, được giáo dục, tôi cho rằng họ có cơ sở của người ta. Nhưng về phía tôi thì thấy rằng trong thực tế chúng ta có nhiều cái tốt đẹp, nhiều cái thiện, nhiều người tốt, nhiều sự việc thì trên thực tế nó bị chìm nghỉm đi. Còn những cái xấu kia thì nó nổi trội lên như thế.”

Nhà báo Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó giám đốc Sở VHTT cho biết suy nghĩ của mình, bà nói:

“Tôi nghĩ một khi đạo đức xã hội xuống cấp thì mình phải thừa nhận nó thôi chứ chối cãi thế nào được. Thế nào là xuống cấp? Tức là: vợ giết chồng, chồng giết vợ, cha mẹ giết con cái, con cái giết cha mẹ chỉ vì không được chia một mảnh đất cho nó công bằng, theo như nhận thức của họ. Theo tôi nghĩ, đạo đức xã hội thế là xuống cấp rồi.”

Khi được hỏi, phải chăng vấn đề giáo dục là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này?

Hình ảnh cô giáo tiểu học (ảnh minh họa/hiephoabacgiang.edu.vn)
Hình ảnh cô giáo tiểu học (ảnh minh họa/hiephoabacgiang.edu.vn)

Không đồng ý với quan niệm đó, bà Nguyễn Thế Thanh chia sẻ:

“Tôi không tin điều đó đâu, thế cái ông BS. ở phòng mạch Cát tường là cái gì đấy? Ông ấy có là trí thức không? Ông ấy là thạc sĩ y khoa đấy chứ! Cái anh chàng sinh viên chặt tay người ta để cướp có là trí thức không? Trí thức đấy chứ! Cho nên cái việc gây ra tội ác, người có lòng ích kỷ nó không chọn người có bằng cấp hay người không có bằng cấp để nó chen vào. Tôi tin rằng sự tử tế nó có cả ở những người chữ ít, nó có cả ở những người chữ nhiều. Vấn đề ở đây là gì? Là chúng ta dạy họ làm người, đã làm người thì dù giàu hay nghèo, dù là nhiều chữ hay ít chữ, thì là người chỉ được phép làm những điều như thế này thôi!”

Nguyên nhân xa gần

Trả lời câu hỏi, nguyên nhân do đâu khiến cho đạo đức xã hội ở VN đã xuống cấp tới mức báo động như hiện nay?

Khả năng quản lý và thực thi pháp luật của nhà nước hiện nay không đáp ứng nổi là nguyên nhân chính. TS. Kinh tế Nguyễn Hữu Nguyên, cho biết:

“Tôi cho rằng chính cái quản lý và thực thi pháp luật xuống cấp, chứ không phải pháp luật của chúng ta xuống cấp. Nếu chúng ta giở các bộ luật Hình sự hay Hiến pháp của các nước sẽ thấy, bao giờ Hiến pháp cũng hướng tới Chân, Thiện, Mỹ. Không có Hiến pháp nước nào cho phép những cái đó cả. Nhưng mà ở ta nó vẫn diễn ra, thì chứng tỏ bộ máy của cơ quan quản lý để thực thi pháp luật nó đã xuống cấp. Xuống cấp ở cái đó, tôi cứ nói thẳng thắn là xuống cấp ở khả năng quản lý và thực thi pháp luật. ”

Đây là hệ quả của nhiều vấn đề, cả ở giáo dục, quản lý nhà nước kể cả về mặt lý luận. TS. Giáo dục Nguyễn Việt Hùng cho hay:

“Trong trường học môn Đạo đức thì biến thành môn Giáo dục công dân, khô khan, công thức và sơ cứng. Tôi còn không hiểu nổi, thì làm sao các cháu thiếu niên nhi đồng họ hiểu được? Trong tổ chức đoàn thể chúng ta thử nhìn lại xem cơ quan nhắc nhở nhau về đạo đức được mấy lần? Đi trễ về sớm triền miên, vi phạm quy định của tổ chức hay có cách sống ích kỷ, vô cảm rất nhiều nhưng ai nhắc nhở? Và cuối cùng là chuẩn thang giá trị về đạo đức thay đổi mà không ai đánh giá, không ai kiểm soát và không ai nhắc nhở. Cho nên, những cái đó nó làm cho sự ích kỷ, vị kỷ của con người trong KT thị trường trở thành bộc phát. Chính do như thế nó trở thành thách thức xã hội.”

Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các cá nhân, trong điều kiện chưa có nền tảng về đạo đức, pháp luật là nguyên nhân cơ bản nhất, bà Nguyễn Thế Thanh cho biết:

“Vì sao nó xuống cấp thì là vì, khi chúng ta đi vào kinh tế thị trường thì chúng ta phải chấp nhận có sự cạnh tranh, nhưng là sự cạnh tranh lành mạnh, có đạo đức, có pháp luật. Nhưng ta chưa xây dựng đầy đủ cái nền tảng ấy cho nên người ta cứ chăm chăm vào cái cạnh tranh mà thôi. Để có một đồng lương cao hơn, một chỗ làm tốt hơn… thì người ta phải cạnh tranh rất nhiều. Nhưng thay vì cạnh tranh bằng năng lực, bằng chuyên môn thì người ta có thể làm theo cách khác. Đó là có những người đạo đức kém, năng lực thì vừa phải thậm chí kém nhưng vẫn được đưa vào những vị trí quan trọng. Và khi họ vào những vị trí quan trọng ấy thì tự nhiên người ta sẽ hành xử như cái đã đưa người ta lên”

Nói về vai trò của truyền thông trong vấn đề góp phần chặn đứng sự xuống cấp của đạo đức xã hội, TS. Nguyễn Việt Hùng cho hay:

“Chúng ta phải tôn vinh người làm nghĩa cử hào hiệp, tốt phải khen, xấu phải chê. Chứ nếu còn không, người ta làm tốt không khen, người vi phạm đạo đức không chê, không lên án thì tất cả mọi người ngang nhau, đồng thau lẫn lộn, Thiện Ác lẫn lộn. Và như thế nó sẽ không tạo thành sức mạnh động lực để người ta tôn vinh cái hay, cái đẹp.

Đạo đức là tập hợp những quan điểm về thế giới, về cách sống của một xã hội, nhờ đó con người có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. Trong một xã hội có đạo đức chuẩn mực, thì lòng nhân đạo sẽ lan tỏa, ngấm dần dần vào trong tâm hồn, vào hành động của mỗi con người. Như thế, xã hội sẽ dần dần trở nên an bình, ổn định hơn và cái ác sẽ bớt dần đi, lúc ấy cái ác sẽ không còn là điều phổ biến và tràn lan như hiện nay.

Anh Vũ

Theo rfa


10 ý kiến dành cho “Vì đâu đạo đức xã hội xuống cấp như hiện nay?”

  1. HIỆP ĐEN 26/01/2015

    Tất cả từ giáo dục mà ra. Nhưng giáo dục Việt Nam thì cả vấn đề bàn cải, bàn suốt năm này qua năm nọ, mỗi lần bàn là mỗi lần sửa đổi, mỗi lần sửa đổi thì lại sai thêm, lại tốn quá nhiều tiền của dân tộc, nạn mua quan bán chúc trong ngành GD kiến người tài hạn chế, người lợi dụng cơ hội làm giàu càng nhiều, mới dưa ra sử SGK Nhót nghét Vài chục ngàn tỷ, kiếp quá. Kết luận muốn thay đổi vấn đề này nhanh nhất là nhìn thẳng vào sự thật thay cái ông. CƠ CHẾ, đuối bọn vụ lợi, đưa người tài Đức vào thì kết quả ngay thôi. Tôi nói thẳng nếu có đụng đến chính trị thì các cụ Thoòng cảm bỏ qua cho .

    Reply
  2. Pay pay 26/01/2015

    Tôi ko tán thành ý kiến bà Nguyễn Thế Thanh, các nước phát triển như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Mý v..v.. Cạnh tranh khốc liệt mà có suy đội đạo Đức gì đâu, pháp luật Việt Nam lỏng lẻo nên tạo cơ hội nhiều do vậy mới suy đồi. Suy đồi tất tần tật.

    Reply
  3. phong 27/01/2015

    nói ngắn gọn thế này. ngày xưa các cụ ta dạy dỗ học trò bằng tứ thư ngũ kinh. còn ngày nay môn giáo dục công dân dạy pháp luật và triết hoc Mác. bây giờ muốn vực dậy đạo đức thì phải đem tứ thư ngũ kinh ra thay cho triết học mác.

    Reply
  4. Thanh Trần ĐN 29/01/2015

    ” Mất niềm tin là mất tất cả”, suy đồi đạo đức cũng vì do mất niềm tin vào cuộc sống.
    Trong một môi trường xã hội mà tất cả mọi mối quan hệ giữa người với người đều có thể xử lý được bằng tiền thì thử hỏi làm gì còn chỗ cho đạo đức trú ngụ.
    Cán bộ cấp trên về cơ sở công tác, chưa cần biết kết quả ra sao, nhưng ” chưa có phong bì chưa về” thì thử hỏi nhân viên cấp dưới sống đạo đức để làm gì?
    Sinh viên tốt nghiệp ra trường, muốn có việc làm theo chuyên ngành ư? ok ngay nếu có đủ tiền để ” chạy”, thử hỏi vào việc rồi có dám đem đạo đức ra để mà sống không, nợ ngân hàng ai trả đây?
    Một vị trí “đứng đường” của CSGT có cái gia không nhỏ, thử hỏi anh ta vắt đạo đức ra để sống qua ngày à?
    Một cô y tá muốn vào làm việc ở BV ư? không dễ thế đâu. Vậy xin mọi người đừng nên trách cô có đạo đức hay không khi đưa mũi kim vào cơ thể BN mà trong đầu cô đang nghĩ gì?
    Chốt lại, có niềm tin thì sẽ có đạo đức xã hội, và ngược lại.

    Reply
  5. Ong tiên xuong tran 30/01/2015

    Thanh trần ĐN , toi cho cậu thêm cau vè này nhé.
    TIỀN LÀ…
    LÀ SỨC BẬT LÒ XO
    LÀ SỨC ĐO LÒNG NGƯỜI
    LÀ NỤ CƯỜI TUỔI TRẺ
    LÀ SỨC KHOẺ ÔNG GIÀ
    LÀ CÁI ĐÀ DANH VỌNG
    LÀ CÁI LỌNG CHE THÂN
    LÀ CÁN CÂN CÔNG LÝ.
    đúng không.

    Reply
  6. Pham Văn Đông 31/01/2015

    Bài viết rất hay! Nhưng quả thật đáng buồn. Đất nước này mỗi tấc đất đều là máu xương của các liệt sỹ thế mà giờ đây…

    Reply
  7. lê đông 12/11/2015

    Xã hội nào thì cũng cần tiền mà con người nào thì cũng cần tiền và không chê tiền Các nước tiên tiến giàu có họ cạnh tranh khốc liệt để có nhiều tiền nhưng họ không dối trá nói một đằng làm một nẻo không đạo đức giả như chính quyền của ta cả hệ thống ta nay. Cần sòng phẳng và minh bạch chông tham nhũng độc quyền thì dân tốt lên. Quan thanh dân tự an mà

    Reply
  8. Pdoni 30/11/2015

    Khi tiền bạc đã chồm lên nhảy múa,
    Thì ở đâu còn đạo lý bây giờ ? !

    Khi Quyền lực đã trở thành phương tiện,
    Con tim kẻ sĩ ắt bơ vơ …….!

    Reply
  9. linh 26/02/2016

    Cac ong ca ba tien sy va chuyen gia tren deu bao bien va khong chi ra nguyen nhan chinh cua viec huy hoai dao duc dan toc Viet chinh la su thong tri cua csvn ke da dua thu CN ngoai lai vao Vn de tieu diet het thay thuan phong my tuc ke chuyen quyen doc tai toan tri toan bo XH de ra thu giao luu manh bao luc cuop, hiep, giet nhu chung ta da thay lam hu hong khong the su chua duoc bao the he nguoi VN

    Reply

Ý kiến dành cho linh