Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Hai mối hận lớn của cựu Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Kiều Thạch
Trong thời gian Giang Trạch Dân nắm quyền tại Trung Quốc, y được xem như một bạo chúa khiến hầu như không ai dám làm mếch lòng và phải phục tùng ông ta, nhưng vẫn có những người vì sự thật mà đối đầu với bạo chúa này.

>> Cựu chủ tịch Quốc Hội Kiều Thạch – người đối đầu với bạo chúa Trung Quốc

Trước khi mất ông Kiều Thạch đã tiết lộ hai điều khiến ông vô cùng ân hận trong cuộc đời mình: Một là không giải quyết ổn thỏa vấn đề Pháp Luân Công, hai là không xử tội được Giang Trạch Dân. (Ảnh: internet)

Trước khi mất ông Kiều Thạch đã tiết lộ hai điều khiến ông vô cùng ân hận trong cuộc đời mình: Một là không giải quyết ổn thỏa vấn đề Pháp Luân Công, hai là không xử tội được Giang Trạch Dân. (Ảnh: internet)

Hai mối hận lớn trong cuộc đời cựu Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Kiều Thạch

Gần đây, hai cán bộ lão thành của Trung Quốc là ông Kiều Thạch và cựu Ủy viên Bộ Chính trị ông Vạn Lý đều lần lượt qua đời. Được biết, trước khi chết, ông Kiều Thạch đã tiết lộ hai điều ông vô cùng hối hận trong cuộc đời chính trị của mình: Một là không giải quyết ổn thỏa được vấn đề Pháp Luân Công, hai là không xử tội được Giang Trạch Dân.

Theo tin từ Bắc Kinh của Đại Kỷ Nguyên, ông Kiều Thạch đã bày tỏ mối ân hận của mình về vấn đề Pháp Luân Công. Ông đã đề cập đến việc cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công trong sách được truyền đọc trong giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc.

Hai điều ân hận lớn trong đời

Xin dẫn lại di chúc của ông Kiều Thạch về cuộc đời chính trị của mình: Nửa sau năm 1998, giới cán bộ lão thành nghỉ hưu do ông đứng đầu đã nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề Pháp Luân Công và có kết luận “Pháp Luân Công vô cùng có lợi với quốc dân”, đồng thời vào cuối năm đó họ đã trình Báo cáo điều tra với Bộ Chính trị Trung Quốc do Giang Trạch Dân đứng đầu.

Vào năm 1999, vấn đề Pháp Luân Công đã được đưa ra thảo luận trong Bộ Chính trị, ngoài Giang Trạch Dân ra thì các Ủy viên khác không có ai tán đồng việc đàn áp. Khi đó cựu Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Lý Thụy Hoàn đề nghị dùng biện pháp tuyên truyền vỗ yên làm đầu, chỉ duy nhất Giang Trạch Dân là đơn độc kiên quyết theo đuổi biện pháp trấn áp. Dưới áp lực chuyên quyền của Giang Trạch Dân, các Ủy viên khác chỉ biết im lặng.

Ngoài việc đàn áp Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân còn muốn mượn cớ đó để uy hiếp các đối thủ chính trị, tạo dựng uy thế cá nhân, xây dựng thế lực của gia tộc Giang Thị. Kinh phí đàn áp Pháp Luân Công chủ yếu là của quốc gia, Giang Trạch Dân cũng nhân cơ hội này để thông qua người trung gian là con trai Giang Miên Hằng bòn rút tiền đút túi riêng.

Tin tức cho biết, hàng loạt đợt mổ cướp nội tạng sống học viên Pháp Luân Công dùng cho phẫu thuật cấy ghép là một thực tế không thể phủ nhận. Một số tướng lĩnh cao cấp trong quân đội có liên quan đến bắt bớ và mổ cướp nội tạng sống học viên Pháp Luân Công đã bị bắt, họ đều khai báo làm theo lệnh của Chủ tịch Quân ủy Trung ương đương nhiệm là Giang Trạch Dân. Cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo từng đưa ra Bộ Chính trị Báo cáo điều tra vấn đề cướp mổ nội tạng sống. Thời gian đó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng có Báo cáo điều tra tương tự, các Báo cáo đều được giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc truyền nhau đọc.

Ông Kiều Thạch hy vọng vấn đề Pháp Luân Công có thể được giải quyết thỏa đáng, nhà nước cần có sự đền bù thỏa đáng với học viên Pháp Luân Công đã bị hệ thống của Giang Trạch Dân bức hại và lôi kẻ đầu sỏ trong vụ bức hại Pháp Luân Công ra pháp luật.
Thông tin cho biết, khi đó ông Tập Cận Bình được đa số “thái tử Đảng” ủng hộ. Trong mắt họ, Giang Trạch Dân chỉ là một “con chó giữ nhà” mà không biết làm đẹp cho căn nhà. Tập Cận Bình khẳng định sẽ hạ Giang Trạch Dân. Lãnh đạo đương nhiệm muốn giải tán văn phòng 610, tiến đến từng bước giải quyết ổn thỏa vấn đề Pháp Luân Công.

Khi đó Giang Trạch Dân vô cùng đố kỵ với tài năng, tư cách và uy tín của ông Kiều Thạch. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 15, Giang Trạch Dân lấy cớ ông Kiều Thạnh đến tuổi nghỉ hưu để hạ bệ, kể từ sau đó Giang Trạch Dân ngày càng lộng hành.

Ông Kiều Thạch đã trình Báo cáo điều tra Pháp Luân Công

Có thể nói, mối ân hận lớn nhất trong cuộc đời chính trị của ông Kiều Thạch là trong những năm còn sống không giải quyết ổn thỏa được vấn đề Pháp Luân Công; không được chứng kiến việc xét xử Giang Trạch Dân. Kiều Thạch từng chủ trì điều tra vụ Pháp Luân Công nên ông vô Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công hoàn toàn sai trái, cảm thấy nhất định phải đưa Giang ra xét xử. Việc được chứng kiến Chu Vĩnh Khang bị đưa ra xét xử khiến ông cảm thấy được an ủi.

Vào thập niên 90 thế kỷ trước, Pháp Luân Công được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc đại lục, ngày càng có nhiều người tu luyện theo tiêu chuẩn “chân, thiện, nhẫn” của Pháp Luân Công. Đến đầu năm 1999, giới truyền thông đại lục đưa tin số người luyện Pháp Luân Công đã lên đến 100 triệu người. Đồng thời, sách Pháp Luân Công cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, được phổ biến ở 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo cuốn sách “Giang Trạch Dân kỳ nhân” thuật lại, vào tháng 5/1998, Tổng cục Thể thao Trung Quốc đã tiến hành điều tra toàn diện về Pháp Luân Công. Ngày 20/10, Trưởng ban điều tra ở Trường Xuân và Cáp Nhĩ Tân đã phát biểu:

“Chúng tôi nhận thấy công pháp của Pháp Luân Công rất tuyệt vời, có thể giúp ổn định xã hội, có hiệu quả tích cực rõ rệt trong xây dựng văn minh tinh thần, đây là điều không còn nghi ngờ gì”.

Vào nửa cuối năm 1998, các cán bộ lão thành hưu trí do ông Kiều Thạch đứng đầu đã tiến hành điều tra, tìm hiểu về vấn đề Pháp Luân Công do phản ảnh của đông đảo quần chúng bị giới an ninh đàn áp phi pháp, họ đã có kết luận “Pháp Luân Công vô cùng có lợi với quốc dân”, đồng thời cuối năm đó cũng gửi Báo cáo điều tra lên Bộ Chính trị, khi đó do chính Giang Trạch Dân đứng đầu. Tuy nhiên, đến tháng 7/1999, Giang Trạch Dân vẫn phát động kế hoạch đàn áp bạo ngược với Pháp Luân Công, và tình trạng vẫn kéo dài từ đó đến nay.

Tinh Vệ biên dịch

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc