Home » Tiêu biểu sideshow, Xã hội » Người Việt trung thực ở mức nào trên thế giới
Trang Daily Mail đưa tin về kết quả nghiên cứu của ông Simon Gachter và các đồng nghiệp tại đại học Nottingham về sự trung thực, qua đó cho thấy sự trung thực của mỗi một có nhân trong xã hội có liên quan mật thiết đến tham nhũng, gian lận chính trị, trốn thuế.
nottingham

Đại học Nottingham. Ảnh vine.ova.org.sg

Thanh niên của 159 quốc gia được khảo sát bằng cách tung xúc xắc. Ai tung được xúc xắc số càng cao sẽ nhận được số tiền càng nhiều, và tất nhiên những ai gian dối sẽ báo số xúc xắc của mình thật cao nhằm nhận nhiều tiền, còn người trung thực sẽ nói thật về số xúc xắc của mình.

Qua cuộc khảo sát này xác định được công dân Vương Quốc Anh có tính trung thực nhất, tiếp theo là Thụy Điển, Đức được xếp hạng cao về tính trung thực. Những quốc gia có tính trung thực thấp nhất, tức gian dối là Ma rốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho thấy văn hóa yếu kém không chỉ gây ra sự yếu kém của nền kinh tế, mà còn khiến xã hội mất đi tính trung thực.

Việt Nam đạt điểm thấp nhất về trung thực, hình ảnh người Việt thiếu trung thực thể hiện cả trong nước lẫn ngoài nước:

Hình ảnh người Việt trong nước

Ở trong nước thể hiện rõ nét nhất là tham nhũng nhan nhản khắp nơi, làm bất cứ chuyện gì cũng phải có tiền mới xong việc, khiến cho tình người cũng như mối liên quan giữa con người với nhau trở nên đảo loạn.

Nhu cầu bằng giả trong xã hội cũng rất cao, người ta cần có bằng cấp để được tiến thân, điều này khiến cho các đường dây làm bằng giả thu được siêu lợi nhuận. Nhiều người còn khai dối trá lý lịch để được nằm trong diện được hưởng chính sách.

Thực phẩm bẩn được bày bán khắp nơi, dù là người sản xuất hay người phân phối đều sẵn sàng cho thêm hóa chất vào thực phẩm vì lợi nhuận. Báo chí trong nước cũng có nhiều bài viết nêu ra sự thật kinh hoàng về thực phẩm bẩn, báo VOV từng có bài “người Việt đang tự đầu độc lẫn nhau” hay “người Việt đang ăn để chết”.

Nhiều du khách nước ngoài tới Việt Nam, ấn tượng đầu tiên mà họ cảm nhận được chính là nạn trộm cắp nơi đây khi chính họ là nạn nhân.

Các trang mạng Việt Nam vừa đăng tin nam diễn viên tài tử   Gerard Butler vừa đặt chân viếng thăm Việt Nam đã bị mất ví.

Một nữ diễn viên nổi tiếng khác là Chung Hân Đồng khi đến Việt Nam năm 2013 đã thất kinh khi bị giật mất điện thoại, sự việc này vẫn còn ám ảnh nữ diễn viên này đến tận bây giờ.

Tội phạm ở Việt Nam nhiều đến mức công an dù rất nhiều, thêm cả lực lượng dân phòng cũng không đủ sức giải quyết, điển hình là công an tại Sài Gòn không đủ sức bảo vệ du khách, đã phải phát tờ rơi cảnh báo du khách nước ngoài cẩn thận tội phạm khi đến Sài Gòn.

cong an phat to roi

Công an phát tờ rơi cho du khách nước ngoài cẩn thận tội phạm. Ảnh nld

to roi toi pham

Nội dung tờ rơi phát cho du khách. Ảnh giaoduc

Hình ảnh người Việt ở nước ngoài

Ngay tại sân bay quốc tế nổi tiếng thế giới của Mỹ hay châu Âu, nếu thấy đoàn người nào nhốn nháo với đám hành lý cồng kềnh thì có thể đoán ngay rằng đó là người Việt Nam. Đặc biệt đoàn Việt Nam nào hễ ra công tác nước ngoài là mang hành lý thừa cân nặng so với quy định, điều này đã trở thành quen thuộc đối với nhân viên sân bay.

Rất nhiều điểm tham quan du lịch có biển báo giữ vệ sinh, hay các quán ăn kèm biển báo “ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu”, nhưng chỉ dùng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc.

Người Việt ở nước ngoài được biết đến là hay giành ăn miễn phí, ngay cả với những bữa tiệc do người Việt là chủ đi mời khách cũng vậy.

Ông Trương Văn Món – Giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Chăm kể với báo Đất Việt rằng: Cứ đến dịp 2/9 Đại sứ quán Việt Nam ở Malaysia lại tổ chức sự kiện rất lớn, mời các khách đặc biệt, đại sứ quan các nước khác cũng được mời đến, người Việt ở đây cũng được mời tới dự, sau buổi lễ sẽ có tiệc cho các quan khách.

Thế nhưng buổi lễ còn chưa kết thúc, ngay trước mặt các quan khách nước bạn, người Việt đã ào ào vào bàn tiệc giành giật nhau thức ăn, chủ nhà người Việt giành ăn đến lúc hết sạch thức ăn thì thôi, còn quan khách nước ngoài thì chỉ đứng nhìn.

“Lúc đó, vì xấu hổ, vì danh dự của một quốc gia, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại đây phải chắp tay xin lỗi quan khách vì bị cướp hết đồ ăn”.

Cứ tưởng cảnh tượng trên chỉ diễn ra một lần, tuy nhiên, nó lặp lại y như cũ và năm nào cũng vậy, ông Món nói: “Đến năm sau, rút kinh nghiệm, chúng tôi tổ chức một nửa tiệc ngoài trời, một nửa trong hội trường. Nhưng tình hình cũng không cải thiện được bao nhiêu. Họ ăn hết ngoài trời lại xông vào hội trường, leo lên cả tầng hai cướp đồ ăn luôn. Không biết xấu hổ là gì. Ăn xong còn vứt rác bừa bãi, chỗ nào cũng vứt. Xấu xí vậy nhưng không cải thiện được”.

Ông Món cũng kể ngay ở sân bay quốc tế, các xe đẩy dùng để đẩy hành lý, thế nhưng người Việt lại dùng để chở người, ông nói: “Cứ 2-3 người ngồi lên một cái xe rồi đẩy nhau. Thật không thể hiểu nổi”.

Vì sao người Việt khác biệt với nước khác đến vậy

Việt Nam hay Trung Quốc cùng có một đặc điểm khác biệt so với thế giới, đó là không còn duy trì niềm tin vào văn hóa cổ truyền của dân tộc nữa.

Trong khi các nước trên thế giới đều có niềm tin vào cội nguồn là văn hóa dân tộc, văn hóa cổ truyền được xem là hình mẫu trong giáo dục. Thì Việt Nam và Trung Quốc lại truyền bá thuyết vô thần, cắt đứt mối liên hệ với văn hóa cổ truyền dân tộc, mà văn hóa cổ truyền lại tin vào thần và mang tính bản thiện rất cao.

Văn hóa là linh hồn của dân tộc, sự phát triển văn hóa định ra nền văn minh của một đất nước. Sự phá hủy hoàn toàn văn hóa của một dân tộc dẫn tới sự tiêu vong của dân tộc đó.

Chính vì đánh mất sự kết nối với văn hóa cổ truyền mà ngày nay người việt đã đánh mất đi bản sắc tốt đẹp của dân tộc mình.

Lấy ví dụ từ một câu chuyện cổ truyền mà ai ai cũng biết đó là chuyện “Thạch Sanh và Lý Thông”, ngày nay nếu ai thật thà như Thạch Sanh bị xem là kẻ khờ khạo hay “hiền quá”, còn kẻ như Lý Thông thì được khen là “nhanh nhạy”, “khôn ngoan” và “có tài”, cũng có nghĩa tiêu chuẩn nhận tốt xấu trong xã hội đã bị đảo lộn mất rồi.

Để khôi phục bản sắc truyền thống tốt đẹp của người Việt thì chỉ có khôi phục niềm tin chân chính vào văn hóa cổ truyền của dân tộc, đưa văn hóa cổ truyền làm hình mẫu trong giáo dục, có như thế mới hy vọng đạo đức và sự trung thực của người việt mới được nâng cao, và chúng ta có thể tự hào là người Việt Nam.

Ánh Sáng

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc