Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Tại sao công an Trung Quốc muốn bắt “người hùng” thôn Ô Khảm

Ô Khảm đã từng xảy ra rất nhiều cuộc biểu tình liên quan đến đất đai, các quan chức địa phương thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết về luật của người dân để ăn chặn và chiếm doạt đất đai.

>> Trung Quốc: Dân làng Ô Khảm đang lâm nguy

>> Trung Quốc: Biểu tình tiếp diễn mạnh tại Ô Khảm

>> Trung Quốc: Cuộc sống ở Ô Khảm sẽ là như thế

bao vây làng, bắt giữ “người hùng” trưởng thôn

Hôm 17/6, công an Trung Quốc đã bắt giữ ông Lin Zulian (Lâm Tổ Luyến) – Trưởng thôn làng Ô Khảm, phía Nam tỉnh Quảng Đông, đồng thời là “người hùng” của dân làng này.

Câu chuyện là tại Quảng Đông, vụ biểu tình năm 2012 ở làng Ô Khảm khá nổi tiếng. Năm 2012 dân làng đánh cá Ô Khảm với 13 nghìn hộ dân đã biểu tình chống lại trưởng thôn vì ăn hối lộ. Khi người dẫn đầu cuộc biểu tình là ông Tiết Cẩm Ba bị bắt và chết trong tù thì làn sóng căm phẫn của người dân lên cao. Họ đốt trụ sở làm việc của thôn, bắt cán bộ và cuối cùng chính quyền tỉnh phải nhượng bộ bằng cách cho phép người dân chọn lãnh đạo của mình. Sau đó, Lâm Tổ Luyến được chọn vì ông được xem như người hùng trong ngôi làng nhỏ bé này. Nhưng nay ông lại bị chính quyền tỉnh ghép tội gợi ý tham nhũng để bắt giam.

Ngay sau vụ bắt giữ, công an Trung Quốc phải phong tỏa ngôi làng này vì người dân đã tập trung lại nhằm đối phó với việc công an tỉnh Quảng Đông bắt giữ ông Lâm với cáo buộc muốn nhận hối lộ trong một dự án mà làng này đang cần.

Nhiều dân làng cho rằng, chính quyền tỉnh Quảng Đông đã dựng ra câu chuyện này để nắm lại quyền kiểm soát ngôi làng sau khi nó được giao cho ông Lâm làm trưởng thôn theo ý dân chúng.

Zhang Ming, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh nhận định, phí hối lộ mà công an ghép cho ông Lâm là “bất thường” vì anh không có quyền ký tắt vào dự án để có thể vin vào đó đòi hối lộ.

Trước khi bị bắt ông Lâm đã nói rằng, dân làng Ô Khảm thất vọng vì tham nhũng cấp cao, họ đang “chuẩn bị hy sinh nhiều hơn những gì họ đã làm trong năm 2012“.

Ông cũng là người đầu tiên được báo chí nhà nước đặt cho cái tên “phiến quân” chống tham nhũng.

Bối cảnh cuộc bầu cử năm 2012

Tháng 1 năm 2012, lãnh đạo cuộc nổi dậy của nông dân, Lâm Tổ Luyến (Lin Zulian 林祖恋 hay trước đó là Lâm Tổ Loan (林祖銮)) được trở thành Bí thư Đảng ủy. Đây là một phần của thỏa thuận hòa bình với sự nhượng bộ của chính quyền, trong đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Đông đã chấp nhận cho tổ chức một cuộc bầu cử trực tiếp không kiểm soát đầu tiên theo mô hình bỏ phiếu kín tại Ô Khảm. Một loạt 3 cuộc bầu cử đã được tổ chức để lựa chọn 100 đại diện vào ủy ban hành chính. Trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử vào ngày 1 tháng 2 năm 2012, khoảng 6.000 dân thôn Ô Khảm đã bình chọn một ủy ban độc lập để giám sát cuộc bầu cử lãnh đạo mới của thôn. Ngày 11 tháng 2, hơn 6.500 người dân (85% dân số) đã bình chọn, bầu 107 đại diện vào Hội đồng nhân dân, với nhà lãnh đạo cuộc phản kháng là Lâm Tổ Luyến nhận chức chủ tịch thay thế người lãnh đạo trước bị cách chức, sau 42 năm cầm chức này và hiện đang bị cáo buộc tham nhũng. Tiết Kim Uyển (Xue Jianwan), con gái của nhà lãnh đạo biểu tình đã qua đời Tiết Cẩm Ba, cũng được bầu.

Trong hai ngày 3 và 4 tháng 3 năm 2012, dân làng lại đi bỏ phiếu để chọn 7 người vào Ủy ban nhân dân của làng và Lâm Tổ Luyến đắc cử làm chủ tịch Ủy ban.

Phóng viên của RFI đã tường trình về cuộc bầu cử này “Có vẻ như không có nhiều cử tri vắng mặt trong cuộc bầu cử này. Các loa phóng thanh kêu gọi đi bầu, các xe hơi được chuẩn bị sẵn để đi đón những người lớn tuổi. Và điều ấn tượng nhất, ngoài những nụ cười trên gương mặt, là quyết tâm của cư dân đi bỏ phiếu. Các lá phiếu màu hồng và màu xanh được cầm chặt trong tay, vì cuộc bầu cử này là kết quả của bốn tháng trời tranh đấu, bốn tháng trời diễn ra các cuộc biểu tình do bị tịch thu đất đai. Các lãnh đạo địa phương trước đây đã chấp nhận nhượng lại đất cho một nhà đầu cơ địa ốc. Một người dân làm nghề sửa chữa tàu thổ lộ: «Cuộc chiến đấu này đã bắt đầu bằng đất đai, và nay là cuộc chiến đấu vì dân chủ»”.

Tuy nhiên, báo RFI cũng bình luận: “Tuy nhiên tấm gương Ô Khảm có vẻ mỏng manh. Ông Viên Dụ Lai, một luật sư Trung Quốc bình luận « Vụ Ô Khảm chắc chắn không dừng lại ở đây. Liệu đảng cộng sản có thể thực sự nuốt hận mà không tính đến trả thù ? »…. Một đám mây đen sẽ có thể một lần nữa kéo đến Ô Khảm. Ông Trương Kiến Thành và nhiều lãnh đạo khác của cuộc nổi dậy giờ không dám đi ra khỏi làng. Ông cho biết: « Ở bên ngoài, tôi bị những người mặc thường phục theo dõi, sách nhiễu. Đây là một kiểu cảnh cáo, tôi khá bi quan về tương lai ». Như vậy thắng lợi hôm nay của dân làng Ô Khảm mới chỉ là bước đầu trong cuộc đấu tranh vì dân chủ ở Trung Quốc”

Tổng hợp từ tinhhoa và wikipedia

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc