Home » Tiêu Điểm, Xã hội » Bộ Giáo dục quyết định tiếp tục thực hiện mô hình VNEN

Mô hình trường học mới tại Việt Nam (gọi tắt là VNEN) xuất phát từ mô hình trường học mới (EN) được thực hiện tại Colombia. EN là chương trình được các nhà giáo dục va chuyên gia hàng đầu tại các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới hỗ trợ phát triển.

Một lớp học VNEN. Ảnh lấy từ youtube

Một lớp học VNEN. Ảnh lấy từ youtube

Mô hình này được ứng dụng tại châu Mỹ La Tinh và nhanh chóng nhận được thành công vang dội. Các tổ chức UNESCO, Ngân hàng Thế giới coi mô hình EN có chất lượng tốt, là giải pháp giáo dục có hiệu quả mà các nước đang phát triển nên vận dụng.

Về cơ bản mô hình VNEN không khác biệt nhiều so với mô hình các nước có nền giáo dục tiên tiến đang theo đuổi.

Phương pháp giáo dục truyền thông của Việt Nam là giáo viên dạy và giảng giải sẵn , còn học sinh theo đó mà làm. Theo cách này học sinh học tập một cách thụ động, bị áp đặt phải theo cái có sẵn, khó phát huy điểm mạnh của học sinh.

Nhưng mô hình VNEN thì giáo viên đặt vấn đề đưa ra các tình huống để học sinh tự xử lý và tìm phương cách giải quết vấn đề. Sau đó học sinh thấy khó khăn hay còn thiếu những gì thì trao đổi với giáo viên, giáo viên bổ sung thêm các dữ kiện, gợi ý để học sinh tự đưa ra lời giải. Phương cách này giúp học sinh học tập chủ động, phát huy được điểm mạnh của từng học sinh, giúp phát triển tư duy cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề.

Mô hình VNEN được áp dụng thử nghiệm tại Việt Nam từ năm 2013, qua 3 năm sử dụng rất nhiều ý kiến giáo viên không đồng ý với mô hình này, chủ yếu là do giáo viên chưa quen với mô hình mới này. Thời đi học các giáo viên được học theo cách truyền thống, nay đi dạy cũng quen với phương cách truyền thống, nên một khi áp dụng mô hình khác hoàn toàn thì không thích nghi được.

Đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về việc nên tiếp tục thực hiện hay nên bỏ mô hình VNEN. Ngày 18/8 Bộ GD&ĐT có văn bản gửi các địa phương khuyến khích tiếp tục áp dụng mô hình VNEN trên cơ sở tự nguyện. Đối với các trường không áp dụng VNEN, thì có thể sử dụng một số thành tố tích cực của VNEN vào công tác giảng dạy  

Trong văn bản, Bộ Giáo dục cho biết 3 năm thử nghiệm cho thấy mô hình có nhiều điểm tích cực, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh tích cực, tự lực, tự quản trong học tập; mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng được tăng cường.

Tuy nhiên mô hình mới VNEN chưa phù hợp với điều kiện một số địa phương

Việc triển khai thực hiện VNEN còn vội vàng, giáo viên chưa được chuẩn bị chu đáo, một số trường còn áp dụng máy móc nên chưa tận dụng hết điểm mạnh của mô hình VNEN.

Cuối cùng văn bản khẳng định tiếp tục nghiên cứu và thực hiện mô hình VNEN nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục.

Đồng thời chủ động nghiên cứu, lựa chọn các thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào phương thức giáo dục đang áp dụng.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyennvn.com

Bài liên quan:

>> Những tín hiệu đáng mừng từ giáo dục tiểu học

>> Việt Nam học hỏi được gì từ giáo dục Phần Lan

>> Phần Lan giáo dục trẻ với phương châm “Hãy để trẻ em là trẻ em”

>> Các nền giáo dục tiên tiến tuyển chọn và đào tạo giáo viên thế nào

>> Tìm hiểu những nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc