Home » Kinh doanh » Doanh nghiệp Trung Quốc ‘đổ bộ’ vào châu Phi
Chỉ trong vòng 6 năm, vốn đầu tư của Trung Quốc vào Lục địa đen đã tăng từ 500 triệu USD lên hơn 9 tỷ USD trong năm 2010.


Trung Quốc
Người dân châu Phi ngày càng quen thuộc với sự hiện diện của các kỹ sư, công nhân Trung Quốc. Ảnh hưởng của các doanh nghiệp châu Á tại Lục địa đen đang ngày một lớn.
Lượng vốn này nhiều khả năng sẽ còn tăng cao hơn nữa sau chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao nước này tới 5 nước châu Phi vào đầu năm nay. Dấu ấn Trung Quốc hiện lên ngay tại một công trình bệnh viện sắp khánh thành tại thủ đô Kinshasa (Cộng hòa Dân chủ Congo).
Lượng vốn này nhiều khả năng sẽ còn tăng cao hơn nữa sau chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao nước này tới 5 nước châu Phi vào đầu năm nay. Dấu ấn Trung Quốc hiện lên ngay tại một công trình bệnh viện sắp khánh thành tại thủ đô Kinshasa (Cộng hòa Dân chủ Congo).
Trung Quốc
Dự án này được đảm nhận bởi Sinohydro, một doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc. Đây là một phần trong chương trình hợp tác trị giá 6 tỷ USD giữa đối tác châu Á và Chính phủ Congo. Trong khuôn khổ chương trình này phía Trung Quốc sẽ đổi cơ sở hạ tầng lấy quyền khai thác mỏ. Dự án bệnh viện tại Kinshasa sẽ trị giá 99 triệu USD và sức chứa lên tới 450 giường bệnh.
Trung Quốc
Các công nhân đến từ Trung Quốc của Sinohydro cũng là tác giả của quảng trường cũng như đại lộ phía trước tòa nhà Quốc hội Congo. Dự án này trị giá 20 triệu USD và đã được thi công cả ngày lẫn đêm để kịp hoàn thành trước ngày kỷ niệm độc lập thứ 50 của quốc gia này vào năm ngoái.
Các công nhân đến từ Trung Quốc của Sinohydro cũng là tác giả quả quảng trường cũng như đại lộ phía trước tòa nhà Quốc hội Congo. Dự án này trị giá 20 triệu USD và đã được thi công cả ngày lẫn đêm để kịp hoàn thành trước ngày kỷ niệm độc lập thứ 50 của quốc gia này vào năm ngoái.
Phía bên kia Lục địa đen, người Trung Quốc thậm chí còn xây cả tòa nhà Quốc hội cho Malawi. Lao động Trung Quốc tràn ngập công trường khiến người dân bản địa gần như không thể tìm thấy cơ hội việc làm. Đối tác châu Á hiện cũng đang tiến hành xây dựng một con đường dài 200 km tại biên giới quốc gia này.
Phía bên kia Lục địa đen, người Trung Quốc thậm chí còn xây cả tòa nhà Quốc hội cho Malawi. Lao động Trung Quốc tràn ngập công trường khiến người dân bản địa gần như không thể tìm thấy cơ hội việc làm. Đối tác châu Á hiện cũng đang tiến hành xây dựng một con đường dài 200 km tại biên giới quốc gia này.
Tại Kenya, 2 doanh nghiệp Trung Quốc là Wu Yi và Shengli cũng đang thực hiện một dự án đường cao tốc với trị giá 330 triệu USD với nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển châu Phi.
Tại Kenya, 2 doanh nghiệp Trung Quốc là Wu Yi và Shengli cũng đang thực hiện một dự án đường cao tốc với trị giá 330 triệu USD với nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển châu Phi.
Tại thủ đô Nairobi, một trong những thành phố bận rộn nhất châu Phi, một dự án đường trên cao dài 50km cũng đang được các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện. Đây là một trong những tuyến đường hiện đại nhất châu lục với đầy đủ hệ thống cầu vượt, hầm đi bộ, đường tăng tốc, đường thoát…
Tại thủ đô Nairobi, một trong những thành phố bận rộn nhất châu Phi, một dự án đường trên cao dài 50km cũng đang được các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện. Đây là một trong những tuyến đường hiện đại nhất châu lục với đầy đủ hệ thống cầu vượt, hầm đi bộ, đường tăng tốc, đường thoát…
Tập đoàn Kiến trúc và xây dựng Trung Quốc (CCECC) thậm chí đã có mặt tại Nigeria từ hàng chục năm nay. Trong vòng 30 năm hiện diện, Tập đoàn này cho biết đã cung cấp việc làm cho khoảng 20.000 lao động địa phương.
Tập đoàn Kiến trúc và xây dựng Trung Quốc (CCECC) thậm chí đã có mặt tại Nigeria từ hàng chục năm nay. Trong vòng 30 năm hiện diện, Tập đoàn này cho biết đã cung cấp việc làm cho khoảng 20.000 lao động địa phương.
Theo Chính phủ Trung Quốc, châu Phi hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của quốc gia này, ngay sau EU. Mối quan tâm chính của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Lục địa đen là các nguồn khoáng sản. Trụ sở của một doanh nghiệp khai khoáng Trung Quốc đang được xây dựng tại Nigeria.
Theo Chính phủ Trung Quốc, châu Phi hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của quốc gia này, ngay sau EU. Mối quan tâm chính của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Lục địa đen là các nguồn khoáng sản. Trụ sở của một doanh nghiệp khai khoáng Trung Quốc đang được xây dựng tại Nigeria.
Trong chuyến thăm châu Phi của mình vào đầu năm 2011, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc dự kiến sẽ tới thăm Zimbabwe, nơi mà Ngân hàng Phát triển Trung Quốc dự kiến sẽ đầu tư 10 tỷ USD vào lĩnh vực khai mỏ và nông nghiệp. Cùng với đó, các quốc gia giàu khoáng sản và dầu mỏ như Guinea, Gabon, Chad và Togo cũng là đích đến của chuyến thăm này.

Nhật Minh

Ảnh: BBC

Theo vnexpress

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc