Các nhà khoa học vẫn chưa thể biết thực tế hành tinh hình thành như thế nào.
Đối với một số người, vũ trụ chỉ là những chấm trắng rắc lên bầu tời đêm. Với những người khác, sao và thiên hà là vũ trụ. Vũ trụ là một nơi kỳ lạ, đầy rẫy những yếu tố khó hiểu và bí ẩn.
Sự sống
Sự sống là kết quả của năng lượng và vật chất trong vũ trụ. Tuy nhiên, chỉ một vài nơi có thành phần cơ bản và các điều kiện cần thiết cho sự sống. Cho đến nay, các nguyên tố cơ bản như carbon, oxy, phốt pho … vẫn là một bí ẩn khoa học.
Lỗ đen
Lỗ đen, hay hố đen, là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên của nó, trừ khả năng thất thoát vật chất khỏi lỗ đen nhờ hiệu ứng đường hầm lượng tử.
Vật chất muốn thoát khỏi lỗ đen phải có vận tốc thoát lớn hơn vận tốc ánh sáng trong chân không, mà điều đó không thể xảy ra trong khuôn khổ của lý thuyết tương đối, ở đó vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc giới hạn lớn nhất có thể đạt được của mọi dạng vật chất.
Vật chất tối
Trong vật lý thiên văn, thuật ngữ vật chất tối chỉ đến một loại vật chất giả thuyết trong vũ trụ, có thành phần chưa hiểu được. Vật chất tối không phát ra hay phản chiếu đủ bức xạ điện từ để có thể quan sát được bằng kính thiên văn hay các thiết bị đo đạc hiện nay. Nhưng có thể nhận nó ra vì những ảnh hưởng hấp dẫn của nó đối với chất rắn hoặc các vật thể khác cũng như với toàn thể vũ trụ.
Dựa trên hiểu biết hiện nay về những cấu trúc lớn hơn thiên hà, cũng như các lý thuyết được chấp nhận rộng rãi về Vụ Nổ Lớn, các nhà khoa học nghĩ rằng vật chất tối là thành phần cơ bản chiếm tới 70% vật chất trong vũ trụ.
Các hành tinh
Trái Đất mà chúng ta đang sinh sống là một hành tinh, nhưng nó vẫn là một bí ẩn của vũ trụ.
Hiện tại chúng ta vẫn chưa biết thực sự các hành tinh đã hình thành như thế nào. Theo lý thuyết hiện nay thì chúng được hình thành từ sự suy sụp của một tinh vân thành một đĩa mỏng gồm khí và bụi. Một tiền sao hình thành tại tâm, bao xung quanh nó là một đĩa tiền hành tinh quay xung quanh.
Thông qua sự bồi tụ (một quá trình va chạm dính) các hạt bụi trong đĩa dần dần tích tụ lại thành một vật thể có khối lượng lớn hơn. Sự tập trung cục bộ các khối lượng này được gọi là các “vi hành tinh”, và chúng làm gia tăng quá trình bồi tụ bằng cách hút thêm các vật chất xung quanh bởi lực hấp dẫn của chúng.
Các tập trung này trở lên đặc hơn cho đến khi chúng suy sụp lại dưới ảnh hưởng của hấp dẫn để hình thành nên tiền hành tinh. Sau khi một hành tinh đạt đến một đường kính lớn hơn đường kính của Mặt Trăng của Trái Đất, nó bắt đầu tích lũy một bầu khí quyển được mở rộng, tăng nhanh tốc độ bắt các vi hành tinh bằng trở lực khí quyển.
Sao Hypervelocity
Hypervelocity tồn tại trong 100 triệu ngôi sao. Năm 2005, lần đầu tiên ngôi sao “hypervelocity” được phát hiện khi di chuyển với tốc độ 853 km/s.
Neutrino
Neutrino trong vũ trụ dễ dàng xuyên qua các phản ứng hạch nhân trong các ngôi sao và mang đi một phần năng lượng đáng kể của sao. Do tính tương tác yếu nên các neutrino rất khó nắm bắt được, và chúng được giả định là một thành phần của vật chất tối trong vũ trụ.
Năng lượng tối
Năng lượng tối là dạng năng lượng chưa quan sát và nghiên cứu đầy đủ được, lấp đầy không gian vũ trụ, là nguyên nhân sự giãn nở của vũ trụ.
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!