Home » Ảnh đẹp, Khám Phá, Khoa học » Ảnh vũ trụ: Nguyệt thực trong Ngân hà
Nguyệt thực toàn phần trong Ngân hà, Mặt trời thè ‘lưỡi’ dài, khoảnh khắc giữa ngày và đêm trên sao Thủy… là những hình ảnh vũ trụ đẹp nhất trong tuần vừa qua.

a
Hình ảnh nguyệt thực toàn phần ở dãy núi Alborz (Iran) vào hôm 15/6 vừa qua được lồng ghép với hình ảnh Ngân hà của chúng ta. Khi bị che khuất bởi Trái đất, Mặt trăng chuyển dần từ màu cam sang đỏ.
a
Tàu thăm dò Mặt trời Solar Dynamics Observatory của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã ghi lại hình ảnh cận cảnh sóng cực tím bắn ra từ Mặt trời vào ngày 16/6 vừa qua. Những tia cực tím bắn ra tạo thành một chiếc ‘lưỡi’ khá dài.
a
Các nhánh của sông Yukon ở Alaska đổ ra biển Bering được ghi lại bởi một vệ tinh của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) vào ngày 17/6 vừa qua. Yukon là hệ thống sông dài thứ 5 ở Bắc Mỹ, dài 3.190 km, bắt nguồn từ British Columbia (Canada) và chảy dọc Alaska trước khi đổ vào Norton Sound.
a
Tàu thăm dò Cassini của NASA đã tiến sát và ghi lại hình ảnh một phần của ‘mặt trăng’ Helene vào ngày 18/6 vừa qua. Hình ảnh này cho thấy bề mặt của vệ tinh Helene được bao phủ bởi những dòng sông băng.
a
Hình ảnh bề mặt của sao Hỏa được tàu thăm dò Reconnaissance của NASA gửi về hôm 7/6 cho thấy những lớp khoáng chất ôpan tồn tại trong những cồn cát. Việc phát hiện thấy khoáng chất này là một bằng chứng cho thấy khả năng nước tồn tại trên hành tinh đỏ.
a
Hình ảnh những tia gamma năng lượng cao xuyên qua lỗ đen được minh họa lại bởi các họa sĩ. Các nhà khoa học cho rằng hiện tượng này xảy ra khi nhiều ngôi sao bị hút vào hố đen cùng một lúc.
a
Một hồ bốc hơi nước nhờ ánh nắng Mặt trời ở sa mạc Taklimakan (Trung Quốc) được ghi lại bởi một vệ tinh của NASA vào ngày 19/6 vừa qua. Bằng phương pháp bốc hơi này, các khoáng chất như bồ tạt, kali,… sẽ được lắng đọng và được sử dụng để sản xuất phân bón.
a
Tàu thăm dò Messenger của NASA đã khi lại khoảng khách chuyển giao giữa ngày và đêm tại một vùng của sao Thủy vào ngày 21/6 vừa qua. Sao Thủy là hành tinh gần Mặt trời nhất. Nó tự quay quanh trục 1/5 vòng khi quay quanh Mặt trời 1 vòng. Điều này có nghĩa một năm trên sao Thủy chỉ dài bằng nửa ngày trên Trái đất.


Lê Hương(Theo National Geographic)

Theo bee


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc