Home » Bí ẩn thế giới, Khoa học, Tiêu biểu sideshow » Bí ẩn ngày tận thế: Hiểm họa từ Mặt trời

Mặt Trời, ngôi sao duy nhất trong Thái dương hệ của chúng ta, là nguồn cung cấp năng lượng cho hầu hết các hoạt động của sinh vật trên Trái Đất đến một lúc nào đó lại là hiểm họa cho sự tồn tại của con người.

Bí ẩn ngày tận thế: Sách cổ và các nhà tiên tri

Bí ẩn ngày tận thế: Hiểm họa gây tuyệt chủng (II)

Hiểm họa từ Mặt Trời

Mặt Trời là một lò phản ứng hạt nhân khổng lồ. Ngoài việc phóng ra vô số các hạt, tia năng lượng bắn phá Trái Đất, Mặt Trời còn có một từ trường rất mạnh tạo ra từ sự chuyển động của khối plasma. Các biến động về từ trường Mặt Trời thể hiện bởi các cơn bão từ. Từ bên ngoài ta có thể quan sát bão từ bằng cách nhận diện các vết đen trên bề mặt của Mặt Trời. Vết đen là những vùng có kích thước lớn hơn Trái Đất và có nhiệt độ khoảng 1.500 độ C, thấp hơn nhiều nhiệt độ 5.800 độ C ở vùng xung quanh nên chúng tối hơn. Số lượng các vết đen thể hiện mức độ biến động của từ trường Mặt Trời với chu kỳ 11,2 năm. Tức là phải mất 5 – 6 năm để đi từ điểm cực đại này đến điểm cực tiểu khác. Số lượng vết đen đạt cực tiểu hoặc cực đại đều liên quan đến hoạt động mạnh của Mặt Trời và vì thế ảnh hưởng đến Trái Đất.

Mặt Trời đến một lúc nào đó lại là hiểm họa cho sự tồn tại của con người.

Mặt Trời đến một lúc nào đó lại là hiểm họa cho sự tồn tại của con người.


Năm 2005 là năm hoạt động mạnh của Mặt Trời với các vụ phun trào hạt năng lượng cao kỷ lục cũng đồng thời cũng là năm xảy ra nhiều thiên tai khủng khiếp.

Ví dụ, trận bão Katrina và ngay sau đó là những trận bão lớn khác như Rita, Stan, Wilma làm cho mùa mưa bão năm 2005 là mùa mưa bão vô địch trong các mùa mưa bão. Mưa bão ở một số nơi này nhưng hạn hán và nóng bỏng ở một số nơi khác, năm 2005 cũng là năm nóng và khô hạn kỷ lục trong lịch sử Trái Đất.

Đến năm 2012, tức là năm theo chu kỳ Mặt Trời lại hoạt động dữ dội hơn đợt trước từ 30 – 50%, chúng ta chuẩn bị đón chờ những diễn biến thiên nhiên khắc nghiệt sẽ xảy ra với Trái Đất. Hơn nữa, từ trường của Mặt Trời cũng bị đảo chiều giống Trái Đất nhưng với tần suất cao hơn nhiều với chu kỳ 20 năm. Dự kiến lần đảo chiều tiếp theo sẽ xảy ra vào năm 2012. Việc Mặt Trời phóng tia năng lượng cao, kết hợp với từ trường Trái Đất bị yếu đi do bắt đầu quá trình đảo từ có thể gây ra ngày tận thế chăng?

Hiểm họa từ Ngân hà

Các hiểm hoạ với Trái Đất không chỉ giới hạn trong vùng không gian của Hệ Mặt Trời mà có thể mở rộng trong vùng không gian của Ngân hà. Hệ Mặt Trời nằm ở vùng rìa của dải Ngân hà. Và cũng như các phần khác của dải Ngân hà, Hệ Mặt Trời chuyển động cùng thiên hà của chúng ta. Trong khi chuyển động trong vùng không gian vô tận đó, thỉnh thoảng Hệ Mặt Trời phải đối mặt với những nhiễu loạn của tia vũ trụ còn gọi là các đám năng lượng liên sao, tàn dư của một vụ nổ của ngôi sao nào đó trước đây.

Các nghiên cứu của Alexey Dmitriev, một nhà vật lí thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, khi phân tích dữ liệu của phi thuyền Voyager 1 (hiện đang ở rìa của Hệ Mặt Trời) cho thấy, Hệ Mặt Trời đang đi vào vùng nhiễu loạn thì, giống như tàu con thoi lao vào khí quyển, toàn bộ Hệ Mặt Trời, trong đó có cả Trái Đất, sẽ nóng lên và gây những biến đổi bất thường trong lòng Mặt Trời. Theo nhà khoa học này, các hoạt động bất thường gần đây của Mặt Trời có liên quan đến việc Hệ Mặt Trời đang đi vào vùng có các đám năng lượng liên sao. Mà bất kỳ cái gì gây nhiễu loạn đến Mặt Trời sẽ làm nhiễu loạn đến chúng ta.

Muller tác giả của bài báo nói về tuyệt chủng hàng loạt của các loài đưa ra giả thuyết gần giống Dmitriev. Ông cho rằng, Hệ Mặt Trời đi qua một khu vực trong dải ngân hà có mật độ hấp dẫn cao khác thường (chứ không phải đám mây năng lượng liên sao) với chu kỳ 62 – 65 triệu năm. Mặt Trời sẽ che lấp tầm nhìn từ Trái Đất đến tâm của dải Ngân hà (giả thiết là một hố đen khổng lồ) sự chuyển động của các tiểu hành tinh sẽ rối loạn và có thể va chạm với Trái đất dẫn đến ngày tận thế.

Liệu ngày tận thế sẽ xảy ra?

Như trên đã trình bày, chúng ta có thể thấy các căn cứ khoa học cho biết có khả năng sự diệt chủng hàng loạt có thể xảy ra nhưng xác suất rất nhỏ. Chu kỳ diệt chủng từ 62 – 65 triệu năm cũng có thể xê dịch hàng triệu năm. Thời gian đó đủ lớn để loài người có thể tiến hoá tìm nơi cư trú đâu đó trong vũ trụ. Mối quan ngại về ngày tận thế từ hoạt động của con người thực ra lại rất có thể đang xảy ra với xác suất cao hơn nhiều.

Ví dụ về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, một số nhóm khủng bố sử dụng vũ khí hạt nhân, đặc biệt là hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nếu nhân loại không ra tay ngay lập tức thì lượng khí CO2 sẽ vượt ngưỡng 350ppm và hiện tượng nóng lên toàn cầu hầu như không thể đảo ngược được, nói cách khác, ngày tận thế chắc chắn sẽ xảy ra với chúng ra.
Bất kỳ cá nhân nào cũng có thể đóng góp công sức ngăn chặn điều đó. Với một hành động nhỏ là tắt một bóng đèn không cần thiết, tiết kiệm chút nước khi sử dụng, thực hiện sinh đẻ hạn chế sự gia tăng dân số… đều có thể ngăn chặn hoặc ít nhất kéo dài thời điểm đến ngày tận thế.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải(trường Đại học Quốc gia Hà Nội)

theo bee


01 ý kiến dành cho “Bí ẩn ngày tận thế: Hiểm họa từ Mặt trời”

  1. Tien sinh 21/05/2011

    Theo minh nghi va dua vao cac tai lieu ma cac nha khoa hoc nghien cuu thi ngay tan the se den voi chung ta, ko con lau nua dau. Cac ban co gan trang thu lam nhung gi minh muon truoc khi lia doi. Cung co cach cuu vang tinh the day. Do la cac ban hay “biet tiet kiem”.

    Reply

Ý kiến bạn đọc