Home » Bí ẩn thế giới, Khoa học » Điều kì diệu từ sách cổ: Trái đất là bản sao hoàn hảo của cơ thể người

Hiện nay khi các nhà khoa học giám định lại một số chương của “Sơn Hải Kinh”, họ đã bất ngờ khi phát hiện ra những điểm trùng hợp đáng ngạc nhiên của cuốn sách này.

Bản đồ trong Sơn Hải Kinh. (Ảnh qua epochtimes)

Bản đồ trong Sơn Hải Kinh. (Ảnh qua epochtimes)

“Sơn Hải Kinh” là tập sách địa lý lâu đời nhất của Trung Quốc, nó cũng là một tập sách cổ thời Tiền Tần, kể về nhiều câu chuyện, truyền thuyết thần thoại, bao gồm 5 quyển “Sơn Kinh” và 13 quyển “Hải Kinh”.

Mặc dù “Sơn Hải Kinh” chỉ có vỏn vẹn hơn 31.000 chữ, nhưng nội dung của nó liên quan đến rất nhiều mặt kiến thức, như địa lý thiên văn, thần thoại tôn giáo, nhân khẩu dân tộc, tài nguyên khoáng sản và động thực vật… Đây là tư liệu quý báu về nghiên cứu lịch sử cổ đại, được xem là tinh hoa trong kho tàng sách cổ Trung Quốc.

Tựa sách “Sơn Hải Kinh” lần đầu tiên được tìm thấy trong “Sử Ký”, nhưng Tư Mã Thiên lại cảm thán nói: “Liên quan đến các vật lạ như ‘Vũ Bổn Ký’, ‘Sơn Hải Kinh’, tôi không dám nói bất cứ điều gì”. Cho đến đời Hán Thành Đế Lưu Hướng, cha con Lưu Hâm được lệnh phải đối chiếu và chỉnh lý các kinh thi sách vở thơ từ ca phú, thì “Sơn Hải Kinh” mới được đối chiếu chỉnh lý và công khai ra đại chúng.

Nhưng vì nội dung của nó quá kỳ lạ quái dị, hơn nữa người ta cũng phát hiện rằng kiến thức địa lý được mô tả trong cuốn sách hoàn toàn không phù hợp với thực tế, do vậy mà sách này bị xem là hoang đường, thậm chí bị loại ra khỏi hàng ngũ sách khoa học.

Tuy nhiên, trong “Sơn Hải Kinh” thực sự lại có nhiều sự trùng hợp đáng ngạc nhiên, thể hiện được tính khoa học và tính xác thực của nó.

Gần đây, khi các nhà khoa học Mỹ giám định lại một số chương của “Sơn Hải Kinh”, họ đã bất ngờ khi phát hiện ra những điểm trùng hợp đáng ngạc nhiên của cuốn sách này.

Trong “Đông Sơn Kinh” có 4 quyển mô tả địa thế núi đồi ở khu vực ngoài Biển Đông, các nhà khoa học đã nghiên cứu chi tiết các mô tả này, và phát hiện ra rằng điều này phù hợp với địa hình bờ Thái Bình Dương bên ngoài Biển Đông Trung Quốc – cùng địa hình vùng Trung Tây Bắc Mỹ.

“Đông Sơn Kinh” không chỉ mô tả địa hình địa mạo ở khu vực đó, mà mỗi quyển của tập sách này còn mô tả phong cảnh từng địa phương, mô tả những viên đá đen, khối vàng ở Nevada Hoa Kỳ, hải cẩu ở vịnh San Francisco, những con chồn Mỹ biết giả chết… một cách sinh động và chính xác.

Chương 14 của “Đại hoang Đông Kinh” có miêu tả “Đằng sau ánh sáng”, “Dòng chảy vào vực thẳm”, “Mỗi ngày như vậy”… Bất kể người nào đã từng du lịch ngắm mặt trời mọc ở Colorado, Grand Canyon tại khu vực Bắc Mỹ, đều có thể thấy rõ đoạn nội dung miêu tả này trong “Sơn Hải Kinh” chính là đang đề cập đến nơi đó.

Ngoài ra, còn có rất nhiều bức tranh mô tả địa hình lưu vực phía Đông của Bắc Mỹ, như Great Lakes và thung lũng sông Mississippi. Bên cạnh đó, trong kinh thứ chín và thứ mười của “Sơn Hải Kinh” còn miêu tả rất nhiều nơi khác ở châu Mỹ.

“Sơn Kinh” trong “Sơn Hải Kinh” bao gồm năm phần: “Nam Sơn Kinh, Tây Sơn Kinh, Bắc Sơn Kinh, Đông Sơn Kinh, Trung Sơn Kinh”. “Vũ viết: Những ngọn núi nổi tiếng trên thế giới, có tất cả 5.370 ngọn núi, trải dài 64.516 dặm, gồm cả phần đất ở được, gọi là Ngũ Tàng”. Người xưa gọi nó là “Ngũ Tàng Sơn Kinh”.

Về vấn đề này, người ta thường nói rằng “Tàng” trong “Ngũ Tàng” mang ý nghĩa “bảo tàng” (kho báu), nhưng một số người lại nghĩ rằng đó là “tạng” trong “Lục phủ ngũ tạng”. Văn tự Trung Quốc thời xưa có một cách “chơi chữ”, nên chữ “Tạng” và “Tàng” này là dùng theo lối đồng âm khác nghĩa.

Lục phủ ngũ tạng là tên gọi chung của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể con người theo y học Trung Quốc, đó là tim, gan, lá lách, phổi, thận được gọi là ngũ tạng; còn ruột non, túi mật, dạ dày, ruột già, bàng quang, tam tiêu (thượng tiêu là miệng trên của bao tử, trung tiêu là khoảng giữa bao tử, hạ tiêu là miệng trên của bàng quang), gọi là lục phủ.

Nếu chúng ta so sánh kỹ lớp vỏ trái đất với sơ đồ các cơ quan trong cơ thể người, thì không khó để nhìn thấy rằng: châu Nam Cực và bộ não con người không chỉ có hình dạng tương tự, mà còn có cấu trúc tương tự: phía Tây Nam của châu Nam Cực là đại não, phía Đông Nam là tiểu não, còn bán đảo bờ Đông của nó hướng về phía Nam châu Mỹ là thân não.

Sau đây là ngũ tạng: Australia là trái tim, châu Phi và châu Nam Mỹ là phổi, lục địa Á – Âu là gan, tiểu lục địa Nam Á là túi mật dưới gan, dãy núi Ural là dây chằng phân chia lá gan trái phải để cố định gan, còn lục địa Bắc Mỹ là lá lách, Greenland là thận.

Ngoại trừ hướng của lục địa Á – Âu ngược lại với hướng của lá gan, thì vị trí của tất cả các lục địa khác đều ứng với ngũ tạng trong cơ thể con người. Chẳng lẽ thói quen xem bản đồ của người xưa là một dạng ám thị gợi ý, hay chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên?

Tuệ Tâm

Theo Epoch Times, tinhhoa.net

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc