Home » Xã hội » Bão số 14 sẽ vào đất liền phía Nam Trung Quốc
Dự báo trong 12h tới, bão vượt qua tỉnh Quảng Ninh, đi vào đất liền phía Nam Trung Quốc và suy yếu dần

Lúc 8h55, ở huyện Tiền Hải, Thái Bình gió giảm hẳn, mưa lất phất, trời cũng đã hửng nắng. Tuy cơn bão số 14 không đổ bộ trực tiếp vào địa bàn huyện nhưng ảnh hương của bão với gió to, mưa lớn cũng khiến nhiều cây cối trên địa bàn đổ ngã.

bao 1

bao 2

Lúc 8h50: Tại Vân Đồn- huyện bị thiệt hại nặng nhất tại Quảng Ninh thời tiết tại vẫn diễn biến phức tạp và việc khắc phục hậu quả sau bão gặp nhiều khó khăn. Bão vào Vân Đồn từ 21h đêm qua, kéo dài đến 4h sáng nay, hiện tại gió vẫn ở cấp 5 – 6.

Ban đầu thống kê cho thấy, bão không gây thiệt hại về người, song nhiều ngôi nhà bị tốc mái, nhiều bè mảng bị đánh tan và chưa thể thống kê chi tiết thiệt hại. Tại Vân Đồn hiện có 5 người nước ngoài được tạo điều kiện an toàn.

Ông Hoàng Quang Hải, Phó Chủ tịch UBND Quảng Ninh cho biết: Quảng Ninh có 100 ngôi nhà bị tốc mái, nhiều nơi bị mất điện hoàn toàn. Tất cả tàu du lịch đã vào nơi tránh bão lũ an toàn, đường phố nhiều cây cối đổ ngổn ngang; hoạt động kinh doanh của người dân bị ảnh hưởng. 

Lúc 8h30, tại Đồ Sơn, Hải Phòng: Có mặt tại hiện trường sau bão, ông Đinh Duy Sinh, Phó Bí thư Quận ủy Đồ Sơn cho biết, bước đầu cho thấy bão đã ảnh hưởng hoa màu, còn các đầm nuôi trồng thủy sản không bị ảnh hưởng do được chuẩn bị kỹ lưỡng. Sáng nay, chính quyền quận đã xuống hiện trường, thăm hỏi nhân dân; đồng thời hướng dẫn nhân dân ứng phó với những hình huống xấu sau bão. 

Điều lo ngại nhất là hơn 2km đê kè ven biển đã bị phá hủy phần lớn trong những cơn bão trước, nay lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện sóng vẫn đánh cao vào bờ, do đó tuyến đê kè này có thể bị sạt lở thêm, cùng với triều cường sẽ có nguy cơ gây ngập úng.

Lúc 8h15: Hiện nay ở TP Hải Phòng mưa đã ngớt và gió đã dừng.

Ở đảo Bạch Long Vỹ hiện có gió giật cấp 7-8. Gió tương đối lớn gây khó khăn cho việc di chuyển. Đến thời điểm này, ở Bạch Long Vỹ không có thiệt hại về người, tàu thuyền neo đậu an toàn. Chỉ có mái tôn một số trụ sở, nhà dân bị tốc, vài tram mét dây điện thông tin bị đứt, cây cối gẫy đổ rất nhiều.

Theo thông tin mới nhất, khoảng 8h sáng nay, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo cuộc họp với UBND TP Hải Phòng để khắc phụ hậu quả của bão lũ.

Lúc 8h00, tại Quảng Ninh: Bão số 14 đã qua Cô Tô, hiện ở đây đang có gió cấp 7-8. Do chủ động kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú tránh an toàn, nên mức độ thiệt hại với Cô Tô không lớn, mặc dù sức gió rất mạnh, bão làm gẫy đổ trên đảo và làm tốc mái 11 ngôi nhà. Tuy vậy hơn 500 tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn và đặc biệt đảm bảo an toàn tuyệt đối về người.

Theo báo cáo nhanh của UBND tỉnh Quảng Ninh về quả công tác chỉ đạo phòng chống, tình hình thiệt hại và biện pháp khắc phục cơn bão số 14 trên địa bàn tỉnh, tính đến 5h ngày 11/11, sơ bộ ban đầu bão số 14 chưa gây thiệt hại về người. Các tuyến đê và tàu thuyền vẫn an toàn. 1 cột an-ten phát thanh truyền hình của tại thành phố Uông Bí (52m) bị gẫy đổ.

Theo thống kê ban đầu, tỉnh Quảng Ninh bị đổ 5 nhà cấp 4; tốc mái 56 nhà cấp 4 và nhà tạm (Vân Đồn 30 nhà); 1 nhà bè tại Hạ Long bị sóng đánh chìm, đổ và gãy nhiều cây xanh. Hiện nay, hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh đã mất điện. Ước thiệt hại đến nay do cơn bão số 14 gây ra khoảng 50 tỷ đồng.

Lúc 7h20: Tại Hà Nội, lúc này đang mưa to và gió giật mạnh do hoàn lưu bão số 14 tác động mạnh. Mưa xuất hiện từ 21h tối qua đến nay, tuy nhiên do đề phòng từ trước nên chưa xảy ra ngập úng.

Do gió giật mạnh nên đã có hiện tượng gãy cành, đổ cây ở một số tuyến phố. Dù không nằm trong vùng nguy hiểm nhưng Hà Nội vẫn dự báo có mưa lớn, có thể lượng mưa từ 200-300mm có thể gây ngập úng ở một số điểm.

Hoàn lưu của bão số 14 tác động mạnh đến khu vực Hà Nội

Trước ảnh hưởng của bão, Sở GD-ĐT Hà Nội đã cho toàn bộ học sinh Hà Nội nghỉ học trong ngày hôm nay. Sở yêu cầu, Thủ trưởng các đơn vị, trường học, Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích của cơ sở huy động mọi nguồn lực tại chỗ chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống lụt bão, úng ngập, phương án tìm kiếm cứu nạn phù hợp với tình hình đặc điểm của đơn vị, bố trí lực lượng ứng trực 24/24 giờ để kịp thời xử lý tình huống khi thiên tai xảy ra, đặc biệt chú ý đối với những địa bàn thuộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi gần ao hồ, sông, suối; có biện pháp bảo vệ tài sản của đơn vị khi xảy ra mưa lớn, bão, lụt. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân viên.

Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão TP Hà Nội đã đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tập chung chống úng, ngập, ách tắc giao thông. Công ty cấp thoát nước Hà Nội và Công ty ty thủy lợi tập trung lực lượng bơm tiêu úng, khắc phục kịp thời mọi sự cố xảy ra.

Nhóm PV

Theo vov

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc