Home » Xã hội » Bắc Kinh gây sức ép lên Tây Ban Nha về vụ án diệt chủng Tây Tạng
tay tangTrong các cuộc gặp ngoại giao ở Bắc Kinh và Madrid, chế độ Trung Cộng thể hiện sự không hài lòng với quyết định ngày 18 tháng 11 của tòa án quốc gia Tây Ban Nha về việc ra lệnh bắt cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân và bốn quan chức cấp cao khác. Các lệnh bắt có liên quan đến vụ điều tra tội ác diệt chủng ở Tây Tạng của tòa án.

Trước việc quyết định chống lại Giang Trạch Dân và bốn quan chức khác được thông qua, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lập tức triệu tập một cuộc hội nghị báo chí và cảnh báo, “Chúng tôi hy vọng rằng các biên liên quan ở Tây Ban Nha nghiêm túc với mối bận tâm của Trung Quốc và không làm bất cứ điều gì có thể gây hại đến đất nước này hay quan hệ giữa Trung Quốc và Tây Ban Nha”.

Vào ngày 20 tháng 11, Bắc Kinh triệu hồi đại sứ Tây Ban Nha để thảo luận về quyết định của tòa án, cùng ngày ở Madrid, Tổng giám đốc chi nhánh Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương của Bộ ngoại giao Tây Ban Nha Ernesto Zulueta đã gặp một đại diện từ đại sứ quán Trung Quốc. 

Cũng vào hôm 20 tháng 11, Bộ trưởng bộ ngoại giao Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia Margallo trong chuyến bay trở về từ California và Florida đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp “để xử lý cuộc khủng hoảng này”, trong khi nói rằng vấn đề có thể được thảo luận tại Hội đồng bộ trưởng, Báo El País của Tây Ban Nha cho biết. 

Một người phát ngôn bộ ngoại giao Tây Ban Nha nói vào hôm 21 tháng 11 rằng trong cuộc gặp mặt ở Bắc Kinh, Trung Quốc nhắc lại mối bận tâm rằng quyết định của tòa án có thể làm tổn hại các mối quan hệ giữa hai quốc gia. Người phát ngôn nói rằng trong cuộc gặp mặt ở Madrid một quan chức Trung Quốc đã nói rằng quyết định của tòa án [Tây Ban Nha] là một sự can thiệp vào hệ thống tư pháp của Trung Quốc.

Trung Quốc đòi hỏi “quyền miễn truy tố không hạn định” cho cựu chủ tịch nước của mình. Nhưng trong luật pháp quốc tế, người đứng đầu một nhà nước chỉ có quyền miễn truy tố khi đang đương chức. 

Trong quá khứ, chế độ Trung Quốc đã trừng phạt các quốc gia làm những việc mà họ không tán thành. Những quốc gia Châu Âu có các lãnh đạo từng gặp Đạt Lai Lạt Ma phát hiện rằng chế độ Trung Quốc từ chối các cuộc gặp cấp cao và chặn các giao dịch kinh tế. 

Jose Elias Esteve, luật sư đại diện cho các nguyên đơn trong vụ án diệt chủng trước Tòa án quốc gia, nói với Đại Kỷ Nguyên rằng những sự phản đối ngoại giao của Trung Quốc là để “yêu cầu chính phủ Tây Ban Nha khép lại vụ án vì nó có thể làm tổn hại quan hệ giữa Tây Ban Nha và Trung Quốc.”.

“Tây Ban Nha là một quốc gia dân chủ và hệ thống tư pháp phải độc lập với chính quyền điều hành”, Esteve nói.

Esteve bác bỏ lập luận rằng lợi ích kinh tế của Tây Ban Nha nằm ở việc nhượng bộ Trung Quốc. 

“Nhiều sản phẩm mà chúng ta mua được làm bởi các tù nhân người Tây Tạng trong các nhà tù giống như trại tập trung”, Esteve nói với báo Levante của Tây Ban Nha. “Từ góc độ kinh tế, việc bố trí có trợ cấp lại ngành dệt may và các công ty đồ chơi không chỉ lợi dụng tình trạng vi phạm nhân quyền ở đó mà còn gây thất nghiệp ở [Tây Ban Nha] này. 

Quyết định của tòa án quốc gia Tây Ban Nha đến trong một giai đoạn căng thẳng dâng cao ở Tây Tạng. Kể từ tháng 2 năm 2009, 123 người Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối các chính sách của chế độ Trung Quốc, theo tổ chức International Campaign for Tibet. Vào ngày 1 tháng 10, ít nhất 60 người Tây Tạng bị thương khi các lực lượng Trung Quốc nổ súng vào những người phản đối.

Anastasia Gubi

Theo vietdaikynguyen

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc